Đẩy mạnh công tác truyền bá văn hóa và các giá trị dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015 (Trang 91 - 107)

3 .2Đề xuất giải pháp

3.2.4 Đẩy mạnh công tác truyền bá văn hóa và các giá trị dân tộc

Các yếu tố văn hóa và giá trị dân tộc là cơ sở để cộng đồng người Việt ở Đức định nghĩa bản sắc văn hóa của mình. Do đó, chính phủ Việt Nam cần tích cực hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở Đức ổn định và phát triển, giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua việc mở rộng các hoạt động giao lưu nhiều mặt văn hoá, giáo dục, thể dục - thể thao, từ thiện...giữa cộng đồng người Việt Nam ở Đức và người việt ở trong nước. Đồng thời, ta cũng cần phải tăng cưởng các mối quan hệ đã có với các hội đoàn của người Việt, để có thể cùng tham gia với kiều bao trong các hoạt động văn hóa. Ngoài ra, ta cũng có thể mở các trung tâm văn hóa dan tộc tại những thành phố có đông người Việt định cư. Chức năng của các trung tâm này là cầu nối cho các hoạt động truyền bá văn hóa Việt Nam trong cộng đồng cũng như trong xã hội Đức.

Việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em trong cộng đồng cũng cần phải được đầu tư và chú trọng. Công tác dạy và học tiếng Việt hiện nay còn nhỏ lẻ, thiếu cả về tổ chức lẫn cơ sở vật chất. Do đó, cần phải tăng cường tổ chức Trại hè, mở các lớp tiếng Việt cho thanh thiếu niên kiều bào; hỗ trợ xây dựng trường học, cung cấp sách giáo khoa, sáng tác và cung cấp các tác phẩm âm nhạc quê hương đáp ứng nhu cầu giải trí văn hóa của những người xa xứ...Bên cạnh đó, việc dạy và học tiếng Việt cũng phải gắn với nhu cầu của người học, không thể máy móc, khô cứng. Có như vậy, việc dạy và học tiếng Việt mới có thể được duy trì lâu dài và đóng góp thiết thực cho việc gìn giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng người Việt ở Đức.

Khoảng cách thế hệ và việc giữ gìn bản sắc cho thế hệ thứ hai, thứ ba là những vấn đề cộng đồng người Việt ở Đức đang phải đối mặt. Do đó, việc giữ gìn bản

sắc văn hóa dân tộc cần phải lắng nghe ý kiến từ chính kiều bào, sao cho bảo đảm được các giá trị tinh thần và đời sống.

Tiểu kết

Cộng đồng người Việt Nam ở Đức đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của CHLB Đức, Việt Nam cũng như quan hệ giữa hai nước. Đối với nước Đức, cộng đồng người Việt vừa có đóng góp lớn trong kinh tế, thông qua việc giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, bên cạnh đó còn làm góp phần làm đa dạng hóa văn hóa, bản sắc. Đối với Việt Nam, cộng đồng người Việt tại Đức có đóng góp kinh tế to lớn thông qua lượng kiều hối hàng năm, đồng thời góp phần trong quá trình chuyển giao khoa học kĩ thuật về Việt Nam. Đối với quan hệ giữa hai quốc gia, cộng đồng người Việt là cầu nối kinh tế, văn hóa, chính trị; và cũng là kênh tham khảo đáng tin cậy cho hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của quan hệ song phương.

Bên cạnh vai trò tích cực, cộng đồng người Việt tại Đức cũng đem lại những tác động tiêu cực cho từng quốc gia cũng như là trở ngại cho quan hệ giữa hai nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng cư trú bất hợp pháp, diễn biến tội phạm cũng như hoạt động của các đối tượng phản động trong cộng đồng người Việt tại Đức. Những trở ngại này không chỉ gây khó khăn cho tình hình an ninh, chính trị nội bộ của hai quốc gia, mà còn trở thành nhân tố cản trở việc đưa quan hệ song phương phát triển về chiều sâu.

Cuối cùng nhằm khai thác tối đa tiềm lực của cộng đồng người Việt tại Đức cho sự phát triển của Việt Nam cũng như giúp mối quan hệ song phương Việt- Đức hữu nghị, tích cực, các giải pháp cơ bản và hiệu quả nhất bao gồm: xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận

động đến kiều bào; thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước; và đẩy mạnh công tác truyền bá văn hóa và các giá trị truyền thống. Các giải pháp này gia tăng sự gắn kết của cộng đồng người Việt với quê hương, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt có cơ hội phát triển và đóng góp cho cả hai quốc gia.

KẾT LUẬN

Cộng đồng người Việt Nam ở CHLB Đức là một cộng đồng có quá trình hình thành và phát triển với những đặc điểm riêng biệt. Đây là một cộng đồng đa dạng và thành phần, xuất thân, tôn giáo, quan điểm chính trị và tình trạng kinh tế. Các đặc điểm này làm cho cộng đồng người Việt tại Đức bị phân tán, chia rẽ, tính gắn kết trong cộng đồng không cao. Sự chia cắt trong cộng đồng người Việt ở Đức là minh chứng rõ ràng nhất cho lịch sử bị chia cắt của Việt Nam cũng như của nước Đức trong Chiến tranh Lạnh. Trong khi người Việt ở Tây Đức đa số đã có quốc tịch Đức và làm việc tại các cơ quan, văn phòng, doanh nghiệp; thì người Việt tại Đông Đức lại chủ yếu kinh doanh nhỏ lẻ và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Các hội đoàn của người Việt ở hai nơi Đông và Tây vẫn hoạt động riêng lẻ, co cụm trong khu vực của mình và hầu như rất ít giao lưu với bên còn lại.

Mặc dù vậy, đa số người Việt Nam tại Đức có tinh thần dân tộc cao, hòa nhập khá tốt vào xã hội Đức đồng thời đang đóng góp tích cực cho cả Việt Nam, CHLB Đức và thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia. Người Việt Nam tại Đức không chỉ đóng góp kinh tế cho hai quốc gia thông qua nguồn kiều hối dồi dào, tăng theo từng năm, mà còn giải quyết vấn đề thiếu nguồn lao động và dư thừa lao động ở hai xã hội. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt tại Đức cũng góp phần làm giàu thêm cho nền văn hóa của Đức, đồng thời là nguồn chuyển giao tri thức cho Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề chảy máu chất xám cũng như tình trạng cư trú bất hợp pháp của người Việt Nam tại Đức cũng là thách thức cho cả hai quốc gia. Do đặc điểm của cộng đồng người Việt tại Đức là một cộng đồng xuyên quốc gia, thuộc về hai xã hội cùng lúc, cộng đồng người Việt vừa là cầu nối, vừa là kênh thông tin, vừa là động lực để cả hai nước thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan

hệ song phương. Trên thực tế, cộng đồng người Việt ở Đức đang làm tốt vai trò cầu nối của mình thông qua việc phát triển kinh tế, tham gia vào đời sống chính trị và hòa nhập tích cực vào xã hội của nước sở tại, đồng thời tích cực tham gia vào các hội đoàn hướng về quê hương đất nước và luôn luôn có gắng gìn giữ bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, cũng giống các cộng đồng người nhập cư khác, cộng đồng người Việt ở Đức đang phải đối mặt với vấn đề khoảng cách giữa các thế hệ, bản sắc của cộng đồng và thích nghi với các chuyển biến của xã hội Đức trong thời đại toàn cầu hóa nhanh chóng.

Dù có nhiều tiềm năng phát triển và đóng góp cho quê hương, song cho đến nay vai trò của cộng đồng người Việt ở Đức vẫn chưa được khai thác một cách xứng đáng. Để khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt ở Đức phát huy tối đa vai trò của mình, trước hết các cơ quan hoạch định chính sách Việt Nam cần xác định đúng và đầy đủ về tư tưởng cũng như nhận thức về cộng đồng người Việt ở Đức. Trong đó, xác định rõ, cộng đồng người Việt ở Đức là một bộ phận quan trọng trong chủ trương, chính sách với người Việt ở nước ngoài. Đồng thời nhận định rõ ràng bản chất của cộng đồng người Việt ở Đức để có cách tiếp cận đúng đắn với từng đối tượng. Công tác vận động đối ngoại với cộng đồng người Việt ở Đức cần phải được phối hợp đồng bộ giữa các quy định pháp lý, thông tin tin tuyên truyền, chính sách kinh tế và các hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. An Bình (2015), Quan hệ Việt-Đức có ý nghĩa đặc biệt,http://dantri.com.vn/the-gioi/quan-he-viet-duc-co-y-nghia-dac-biet-

20150930161802677.htm, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.

2. Báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2012),Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 - cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

3. Baoquang.de (2014), Chùa Bảo Quang,

http://www.baoquang.de/vi/index.php?option=com_content&view=article&id =55&Itemid=60, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

4. Bùi Nhật Quang (2009), Tìm hiểu về người Việt Nam ở nước ngoài trong tương quan với trường hợp Italia, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 5-2009.

5. Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao (2016), Hồ sơ di cư Việt Nam 2015. 6. Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao (2017), Hồ sơ di cư Việt Nam 2016.

7. Chử Thị Nhuần (2012), Quan hệ Việt Nam- CHLB Đức và vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Đức, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 11-2012.

8. Dân trí (2013), ĐH công lập Việt - Đức sau 5 năm thành lập và phát triển,

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dh-cong-lap-viet-duc-sau-5-nam- thanh-lap-va-phat-trien-1387395279.htm, truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2017.

9. Duy Phúc (2017), Đức lo ngại nạn 'mua bố cho con' để nhập tịch,http://thanhnien.vn/the-gioi/duc-lo-ngai-nan-mua-bo-cho-con-de-nhap- tich-842927.html, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

10.Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, Phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức về các diễn biến mới trong vụ việc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin.

11.Đặng Minh Đức (2007), Nhập cư ở Liên minh Châu Âu: vấn đề và thách thức,

Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6.

12.Đinh Văn Ân (2006), Kinh tế Việt Nam năm 2001- 2005 và kế hoạch phát triể kinh tế- xã hội năm 2006-2010, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 13.Đinh Văn Hải (2014), Vai trò nguồn kiều hối trong phát triển kinh tế - xã hội,

Tạp chí tài chính.

14.Đức Vượng, Bùi Huy Khoát (1997), “Những nhân tố quốc tế và nước sở tại tác động ảnh hưởng đến công tác Đảng và công tác quần chúng ở nước ngoài” Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, Mã số KXBĐ-05

15.Göthe, Viện Goethe chuẩn bị hành trang chu đáo cho các bạn trẻ Việt Nam

sang Đức học tập và làm việc,

https://www.goethe.de/ins/vn/vi/sta/han/kur/spe/bmg.htm , truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

16.Hà Hoàng Hải (2009), Chính sách nhập cư của EU và của các nước EU mới tại Trung-Đông Âu và tác động đến cộng đồng người Việt tại Balan, Sec, Hungary, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 3-2009.

17.Hoài Lương & Quang Toàn (2017), Đầu bếp Việt được vinh danh tại Đức,

http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/dau-bep-viet-duoc-vinh-danh-tai-duc- 20170503110211563.htm, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

18.Hoàng Dũng (2016), Nghị sĩ gốc Việt tái đắc cử vào ban lãnh đạo đảng CDU tại thành phố của Đức, http://nguoivietukraina.com/nghi-si-goc-viet-tai-dac- cu-vao-ban-lanh-dao-dang-cdu-tai-thanh-pho-cua-duc-2_195318.nvu,truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

19.Hội hữu nghị Việt- Đức, Người gốc Việt vào quốc tịch Đức nhiều nhất ở bang Thüringen,

http://www.hoivietnamduc.vn/NewsDetail.asp?Msg=2121&id=342&id1=

20.Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Cộng đồng người Việt Nam tại một số nước Đông Âu: Thực trang và vai trò trong bối cảnh mới”, Hà Nội, tháng 3 năm 2009.

21.Lê Thế Mẫu (2016), Nhận diện quan hệ đối tác chiến lược trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

22.Mạnh Hùng (2016), Bất ngờ với ngôi trường 'giữ lửa' Tiếng Việt tại Berlin,

http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bat-ngo-voi-ngoi-truong-giu-lua-tieng-viet-tai- berlin-n20160926203225045.htm ,truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.

23.Mộc Lan (2016), Kinh doanh kiểu chợ Đồng Xuân, doanh nhân này trở thành tỷ phú người Việt tại Đức, http://cafef.vn/kinh-doanh-kieu-cho-dong-xuan- doanh-nhan-nay-tro-thanh-ty-phu-nguoi-viet-tai-duc-20160825135454693.chn,

truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

24.Ng.Kunznhexop (2010), Hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực di dân lao động,Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 11-2010

25.Ngân hàng thế giới (2015), Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (tháng 4/2015)

26.Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

27.Nguyễn An Hà (2011), Cộng đồng và đội ngũ trí thức Việt Nam ở các nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

28.Nguyễn Bảo Chung (2008), Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới, Học viện Ngoại giao.

29.Nguyễn Duy Dũng (2009), Cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức: Ghi nhận từ một chuyến đi, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4-2009

30.Nguyễn Thế Tuyền (2015),Mô hình hệ thống chấm điểm người nhập cư,

http://www.bvd-vn.de/index.php/vn/tin-t-c/tin-nu-c-d-c/287-ma-ha-nh-ha-tha- ng-cha-m-ia-m-ng-a-i-nha-p-c, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

31.Nguyễn Tú Hoa, Nguyễn Thế Lực (2004), Quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - CHLB Đức: Hiện trạng và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4-2004.

32.Nguyễn Việt Hùng (2009),Người phụ nữ mang nghề nail tới nước Đức,

https://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/nguoi-phu-nu-mang-nghe-nail-toi- nuoc-duc-178189.tpo, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

33.Nguyễn Quang Thuấn, Một số vấn đề về cộng đồng người Việt Nam ở các nước Đông Âu, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5/2009

34.Nguyễn Quang Thuấn (2011), Quan hệ Việt Nam – Ukraine, Lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.

35.Phác hoạ toàn cảnh lịch sử di dân Việt Nam ra nước ngoài, Sài Gòn giải phóng, số ra ngày 5,6,7,8 tháng 2 năm 1996.

36.Phạm QuangMinh (2005), Quan hệ Việt - Đức: Quá khứ và hiện tại,Tạp chí khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội và nhân văn, T XXI, số 1- 2005,

37.Phạm Quang Minh (2010), Quan hệ Đức Việt - Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 35 năm quan hệ Ngoại giao giữa Cộng hoà liên bang Đức và cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

38.Phạm Thị Thái, Cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức,

http://www.hoivietnamduc.vn/NewsDetail.asp?Msg=235&id=342&id1=, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.

39.Phạm Trần Thịnh, Thực trạng việc dạy và học tiếng Việt ở Berlin và Brandenburg,

http://www.hoivietnamduc.vn/NewsDetail.asp?Msg=1600&id=342&id1=0,tru y cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

40.Phạm Văn Hùng (2011), Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự phát triển Đất nước thời kỳ đổi mới, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

41.Phan Trọng Hùng (2003), Nước Đức- Quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

42.Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2016), Hồ sơ thị trường Đức

43.Tổng cục thống kê (2011), Tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam mười năm 2001- 2010, Nhà xuất bản Thống kê

44.Tuyên bố chung giữa Việt Nam và CHLB Đức ký tại Hà Nội ngày 11/10/2011 45.Thanh Hải (2013), Hoạt động ý nghĩa của Cộng đồng người Việt ở Đức,

https://www.vietnamplus.vn/hoat-dong-y-nghia-cua-cong-dong-nguoi-viet-o- duc/194852.vnp, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.

46.Thích Như Điển (2017), Vị Trí Của Một Ngôi Chùa,

http://viengiac.de/2017/09/vi-tri-cua-mot-ngoi-chua/, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

47.Thông Tấn Xã Việt Nam (2014), Công bố báo cáo tác động của dòng kiều hối chính thức vào Việt Nam

48.Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngoài, Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015 (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)