Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015 (Trang 76 - 79)

3 .1Vai trò của của cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức

3.1.2 Đối với Việt Nam

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cộng đồng người nhập cư đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia xuất cư. Ở Việt Nam lượng kiều hối được gửi về nước luôn có vai trò quan trọng đối với gia đình người nhận cũng như đối với sự phát triển đất nước.

Nhìn chung có 7 tác động về tài chính cho đất nước từ nguồn kiều hối của cộng đồng người Việt ở Đức83: (1) là nguồn thu ngoại tệ ổn định, không hoàn lại, tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế; (2) không phải đầu tư hoặc đầu tư không đáng kể; (3) tránh được nhiều tác động xấu thường đi kèm với đầu tư FDI (ô nhiễm môi trường, không tạo sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm trong nước...), hay ODA (không phải vay nợ, trả lãi); (4) góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của Việt Nam; (5) hỗ trợ cán cân

83 Đinh Văn Hải (2014), Vai trò nguồn kiều hối trong phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí tài chính.

thanh toán quốc gia; (6) đóng góp cho sự gia tăng tiết kiệm của quốc gia và (7) đóng góp tích cực cho thị trường tài chính.

Biểu đồ 3.1: Luồng tiền gửi về Việt Nam của ngƣời Việt Nam năm 2015

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Biểu đồ 3.1 cho thấy luồng kiều hối chuyển về Việt Nam từ các quốc gia trên thế giới vào năm 2015. Có thể thấy trong biểu đồ, lượng tiền gửi từ Đức lớn thứ 4, vào khoảng 714 triệu USD.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế, cộng đồng người Việt Nam tại Đức đem lại nhiều nguồn lợi khác thông qua việc chuyển giao công nghệ, tay nghề, có nhiều tác động tích cực trên phương diện trao đổi văn hóa, khoa học kỹ thuật, học tập và nâng cao dân trí. Cộng đồng người Việt tại Đức còn là một lực lượng quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Lực lượng trí thức kiều bào, nhất là trong các ngành khoa học công nghệ, trong cộng đồng doanh nghiệp ngày càng nhiều. Hoạt động của các hội, đoàn được đẩy mạnh và thực chất, đã góp phần gắn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau làm ăn, hướng về đất nước. Đã có rất nhiều hội, đoàn và các tổ chức nghề nghiệp của người Việt về quê hương đất nước để thực hiện các hoạt động, các dự án hợp tác khoa học, công nghệ và các hoạt động mang tính nhân đạo để trợ giúp đồng bào trong nước.

Về mặt chính trị, đầu năm 2016, khi Việt Nam đang vướng phải các vấn đề về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung và tại Đức nói riêng đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc. Cộng đồng người Việt ở Đức nói riêng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ôn hoà trước việc Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền đất nước. Hành động này không những bày tỏ thái độ yêu nước, thể hiện ý chí của người Việtkiên quyết bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ của đất nước mà còn góp phần truyền thông, kêu gọi sự ủng hộ của thế giới. Đảng và Nhà nước cần nhìn vào hành động của những người dân Việt xa xứ, từ đó, các tổ chức chính trị xã hội trong nước cần phải hành động quyết liệt hơn nữa.

Số lượng người Việt Nam nhập cư tại Đức ngày một gia tăng cũng khiến Việt Nam phải đối mặt với tình trạng "chảy máu chất xám" do sự ra đi hoặc không trở về nước của các chuyên gia có trình độ, tay nghề cao. Trong bối cảnh Việt Nam

đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì “Chảy máu chất xám” là vấn đề đáng lo ngại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt nam ở cộng hòa liên bang đức giai đoạn 1990 2015 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)