Chỉ tiêu chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp pps (Trang 64 - 67)

3. Phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm của xí

3.4.1. Chỉ tiêu chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là những khoản tiền bỏ ra để mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tài sản cố định, trả lương cho lao động, khấu hao

tài sản, chi phí lưu thông… nó là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả

của hoạt sản xuất kinh doanh. Phấn đấu hạ thấp chi phí là một trong những

biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất

kinh doanh. Gần đây xí nghiệp đã không ngừng đẩy nhanh kết quả về mặt

chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh đó xí nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ thấp tỷ suất chi phí như: xây dựng mức và định

mức chi phí, áp dụng cơ chế khoán, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn để

giảm lợi tức tiền vay, phát động phong trào thi đua sản xuất tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong xí nghiệp, những khoản chi không cần thiết của xí nghiệp

mà có thể khắc phục được thì được hạn chế một cách tối đa. Để phấn đấu hạ

thấp chi phí kinh doanh thì xí nghiệp đã luôn cải tiến thiết bị sản xuất, bảo

quản vừa cho tăng năng suất lao động vừa tránh tình trạng sản phẩm sản xuất

ra hỏng do máy móc cũ kỹ. Hàng năm cử cán bộ trong ban kỹ thuật trực tiếp đi tham gia các hội thảo do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy về cải tiến

sản xuất, phương pháp cắt giảm chi phí… để truyền đạt lại cho cán bộ công

nhân viên trong xí nghiệp. Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh năm 2003 là 10,33% đến năm 2004 là 10,46% điều đó chứng tỏ khi chi phí kinh doanh

tăng nhưng mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ vẫn tăng, khi bỏ ra

thêm một đồng chi phí thì sẽ thu được lớn hơn 0,1 đồng lợi nhuận.

Biểu 2.6: Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh của năm 2004

Đơn vị: Đồng

STT Diễn giải Tháng TH 12 Quý IV Luỹ kế 2004

1 Lương 77.399.643 167.922.455 597.192.833 2 2%BHCĐ 1.692.848 3.299.646 12.156.234 3 15%BHXH 5.043.390 14.568.295 66.699.565 4 2%BHYT 674.327 1.946.335 8.897.171 5 Trừ dần VRT 13.940.000 28.940.000 82.640.000 6 Quỹ hỗ trợ mất việc 1.002.153 2.901.972 15.857.226 7 Khấu hao TSCĐ 52.183.098 214.664.317 8 Thuê đất 19.186.891 71.886.891 9 Thuê môn bài 3.250.000 10 Thuê nhà 7.000.000 19.373.000 11 Điện 23.088.981 86.139.463 356.253.830 12 Nước 1.859.000 5.044.217 19.444.530 13 Điện thoại 1.305.552 4.178.201 10.477.168 14 Hội nghị tiếp khách 1.681.000 15 Đào tạo quảng cáo 784.640 5.658.640 13.967.540 16 Chi phí khác 24.681.854 35.702.930 103.270.060 17 Kinh phí nộp công ty 30.000.000 86.000.000 345.000.000

Qua số liệu của năm 2004 cho thấy những chi phí lớn mà xí nghiệp

phải sử dụng đó là chi cho việc chi trả lương, đây là một khoản chi phí lớn

nhất. Điều này thể hiện sự quan tâm tới đội ngũ nhân viên trong xí nghiệp,

giúp cho việc nâng cao đời sống cho nhân viên từ đó thúc đẩy sự tận tình

trong công việc của người nhân viên. Số liệu còn cho thấy sự cắt giảm chi phí

của những chi phí không cần thiết dẫn tới lãng phí đồng vốn như hội nghị

tiếp khách chỉ có 1.681.000đ trong khi đó tổng chi phí là 1.942.711.351đ

chiếm phần rất nhỏ ( 0,08% tổng chi phí ). Nhưng chi cho sử dụng điện trong

một năm của xí nghiệp còn quá lớn, điều này dẫn tới sự thất thoát nguồn vốn

lớn. Để đánh giá được chính xác sự cắt giảm chi phí ta so sánh mức chi phí qua các năm gần đây:

Biểu 2.7: Doanh thu và chi phí của xí nghiệp qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Tổng DT 5,98 7,36 8,14

Tổng chi phí 1,52 1,79 1,94

Tỷ suất CP (%) 25,4 24,3 23,8

(Nguồn: Trích từ báo cáo kêt quả kinh doanh của phòng kế toán)

Dựa vào những số liệu biểu trên ta thấy rằng xí nghiệp đã có những

biện pháp hợp lý để giảm dần chi phí. Tỷ suất chi phí năm 2002 là 25.4%, giảm xuống 24.3% năm 2003 và sang năm 2004 chỉ còn 23.8%. Nhìn vào biểu trên có thể thấy rằng nguyên nhân của tỷ suất chi phí giảm là do doanh

thu tăng mạnh trong khi tốc độ tăng của chi phí rất chậm. Tỷ suất chi phí

giảm góp phần cho lợi nhuận của xí nghiệp cao hơn và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng dần mặt hàng kinh doanh cả về số

lượng và chất lượng, từng bước thâm nhập các thị trường dân cư có mức

sống thấp hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp pps (Trang 64 - 67)