3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của
3.2.1. Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông
qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có
hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh được biểu hiện qua các chỉ tiêu: + Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): số tiền của chủ sở hữu hoặc của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp là yếu tố chủ chốt quyêt định đến
qui mô của doanh nghiệp và tầm cỡ cơ hội có thể khai thác.
+ Vốn huy động: vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp… phản ánh khả năng, thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội
của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Tỷ lệ được tính theo % từ nguồn lợi
nhuận thu được dành cho bổ sung nguồn vốn tự có, phản ánh khả năng tăng trưởng vốn, quy mô kinh doanh.
+ Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: phản ánh xu thế phát
triển của doanh nghiệp và sự đánh giá của thị trường về sức mạnh của doanh
nghiệp trong kinh doanh.
+ Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: gồm các khả năng trả lãi cho nợ
dài hạn và trả vốn trong nợ dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng
hiện qua vòng quay của vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, tài khoản
thu chi… phản ánh mức độ "lành mạnh" của tài chính doanh nghiệp, có thể
trực tiếp liên quan đến phá sản hoặc vỡ nợ.
+ Các tỷ lệ về khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh
doanh của doanh nghiệp. Thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như: phần % lợi
nhuận trên doanh thu (lượng lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị tiền tệ doanh
thu), tỷ suất thu hồi đầu tư (phần % về số lợi nhuận thu được trên tổng số vốn đầu tư)…