Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, ĐảngCộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức được tính cần thiết, tất yếu của hội nhập và đổi mới kinh tế. Từ đó tới nay, đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế được đề ra nhất quán, không ngừng được hồn thiện và triển khai tích cực, phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Đổi mới, phát triển đất nước.
Từ Đại hội VI năm 1986 đến Đại hội IX năm 2001, Đảng Cộng sản Việt Nam hình thành và phát triển đường lối đối ngoại từ việc đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở đến tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng. Đường lối đối ngoại đó được thể hiện trong các văn kiện Đảng và các Nghị quyết như Nghị quyết số 13-NQ/TW về “nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới” được Bộ Chính trị ban hành tháng 8 năm 1988. Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Trung ương 3 (Khố VII) về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại đã cụ thể hố hơn nữa chính sách đối ngoại của Việt Nam “phát huy những điểm tương đồng, hạn chế những điểm bất đồng” và nêu rõ chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó nhấn mạnh “cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)...mở rộng hợp tác với các tổ chức khu vực, trước hết là ở Châu Á – Thái Bình Dương”. Nghị quyết số 01/NQ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 11 năm 1996 về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và Nghị quyết 04/NQ-NHTƯ của Ban chấp hành Trung ương (Khoá VIII) ngày 29 tháng 12 năm 1997 về tiếp tục đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phấn đấu hồn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội đến năm 2000.
Đại hội lần thứ X năm 2006 tiếp tục cụ thể hóa, đưa ra các chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, lấy lợi ích dân tộc làm mục tiêu cao nhất, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.Một nét mới trong nội dung công tác đối ngoại so với thời kỳ trước là Đại hội khẳng định mạnh mẽ việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội nghĩa. Đề ra nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vững mơi trường hồ bình và tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng thời, Đại hội cũng nhấn mạnh một phương hướng quan trọng hàng đầu trong hoạt động đối ngoại của, Nhà Việt Nam hiện nay là: “coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước xã hội chủnghĩa và các nước láng giềng”[17,113].
Tại Đại hội X (2006) Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “chủ động và tích cựchội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế”. Đại hội xác định bước đột phá mới về kinh tế đối ngoại với quan điểm chỉ đạo: “Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; thực hiện cam kết với các nước về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác; chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đaphương”[17,114 – 115].
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 05/02/2007 đã ra Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết nêu rõ: “Phát huy tối đa nội lực đi đơi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựcbên ngồi, tạo thành sức mạnh quốc gia, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”[17,4].
Quan điểm của Đảng nêu trong văn kiện Đại hội lần thứ X và Hội nghị Trung ương 4 là một bước phát triển mới về lý luận, vừa kế thừa những luận điểm đã nêu lên ở các Đại hội trước, vừa là bước hồn thiện có tính đột phá nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng và của bản thân nền kinhtế.
Về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có thể thấy, qua các chuyến thăm của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh tháng 5 năm 2008, Chủ tịch nướcNguyễn Minh Triết tháng 8 – 2008 và Thủ tướng Chính phủ tháng 10 – 2008, quan hệ hai nước được nâng lên tầm “ Đối tác chiến lược tồn diện” và tích cực triển khai nhiều biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư. Một trong những kết quả đạt được đáng ghi nhớ trong năm 2008 là hai bên đã ký bản “Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc” [88], trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, coi trọng hiệu quả thực tế, bổ sung ưu thế cho nhau, cùng nhau phát triển, tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật.
Hai bên đã thành lập Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc (11/2006), coi đây là một tiến triển mới trong quan hệ hai nước, sẽ góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực theo hướng gia tăng tình hữu nghị, tin cậy, hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển. Đặc biệt là việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại song phương và thúc đẩy việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Kể từ khi thành lập đến nay, Uỷ ban này đã tiến hành được ba phiên họp, phiên họp thứ ba diễn ra tại Hà Nội vào ngày 19/3/2009, trong đó hai bên đã nhất trí đánh giá cao kết quả hoạt động của Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương sau hai năm hoạt động, khẳng định vai trò và sự cần thiết của cơ chế hợp tác quan trọng này trong việc chỉ đạo và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng thiết thực và đi vào chiều sâu. Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng đã giành nhiều thời gian trao đổi các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch song phương, đi đôi với cải thiện cán cân thương mại. Hai bên khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới đang gặp khủng hoảng hiện nay, hai bên tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ phát triển kinh tế và kim ngạch mậu dịch song phương, đi đối với việc từng bước thu hẹp, tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Ngoài các đoàn đại biểu cấp cao của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, giao lưu giữa các tầng lớp, các bộ ban ngành hai nước cũng từng bước được tăng cường, hình thức từng bước được đa dạng hố. Nhiều địa phương đã trở thành những thành phố kết nghĩa hợp tác như thành phố Bắc Kinh với thành phố Hà Nội, thành phố Thượng Hải và thành phố Hồ Chí Minh.Ngồi ra, nhiều tỉnh và thành phố khác cũng có những hoạt động tương tự, ký những hiệp định song phương hoặc hợp tác thương mại, đưa ra nhiều kế hoạch hợp tác trong thời kỳ ngắn hạn, trung và dài hạn. Điển hình, năm 2009, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Hải Nam với Việt Nam là bộ phận không thể thiếu trong mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt mà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc – Việt Nam đã xác định. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hội thảo Hợp tác kinh tế – Thương mại Hải Nam – Việt Nam 2009 được tổ chức sáng 09/ 07/2009 tại Hà Nội, các doanh nghiệp hai bên đã ký kết 18 thỏa thuận với tổng giá trị 318 triệu USD. Các chuyến thăm của các bộ, ngành, tổ chức quần chúng, các địa phương với nhiều hình thức hợp tác phong phú đã thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển trên cơ sở ổn định.
Có thể nói, quan hệ Việt – Trung trong những năm 2006 – 2009 đã bước vào thời kỳ phát triển mới, từ định ra khuôn khổ của quan hệ hai nước trong thế kỷ mới bằng phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến đưa ra
tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2002) và nâng quan hệ song phương thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện (năm 2008). Cùng với tăng cường xây dựng niềm tin chính trị, lãnh
đạo hai nước ln chú trọng đến xây dựng mối quan hệ kinh tế hiệu quả, thiết thực và đang được cụ thể hóa bằng những kế hoạch phát triển gắn kết hai nền kinh tế như “Hai hành lang, một vành đai”, “một trục hai cánh”, “hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng”… hướng đến cân bằng trong cán cân thương mại, tăng
đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này đều có liên quan chặt chẽ tới nhân tố Trung Quốc. Chính vì vậy, Việt Nam luôn coi Trung Quốc là một đối tác quan trọng bên cạnh các đối tác khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU...
Bước vào những đầu thế kỷ 21 trước những thời cơ vận hội mới và khơng ít những thách thức, khó khăn lớn đối với các quốc gia, dân tộc.Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có nhu cầu về hồ bình, sự ổn định để hội nhập và phát triển. Chính vì vậy mỗi nước phải đề ra những chính sách phù hợp với tình hình mới.
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng