Chỉ đạo hoạtđộng hợp tác đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với trung quốc từ năm 2006 đến năm 2015 (Trang 44 - 50)

1.2.1 .Chỉ đạo hoạtđộng thương mại

1.2.2. Chỉ đạo hoạtđộng hợp tác đầu tư

Từ khi gia nhập WTO (2001), chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại “Đi ra ngoài” (go out policy) với chủ trương thức đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đi ra ngoài đầu tư, cũng như tham gia vào việc xây dựng và xác lập “luật chơi” mới có lợi cho Trung Quốc cũng như lơi kéo sự ủng hộ của các nước. Trở thành đối trọng lớn với Mỹ trong vai trò một cường quốc về kinh tế và quân sự. Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung

Quốc (OFDI) tăng trưởng nhanh chóng từ 6,3 tỷ USD năm 2002 lên 128 tỷ USD năm 2015, đứng thứ 3 trên thế giới sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2012, Trung Quốc có 16.000 doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, thành lập 22.000 chi nhánh ở 179 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắpthế giới[97,114 – 116].

Về phía Việt Nam, có thể thấy từ khi hai nước bình thường hố quan hệ, cùng với việc phát triển thương mại, hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam ngày càng phát triển. Trong số các Hiệp định liên quan đến đầu tư, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư được ký kết ngày 28/12/1992 là một bước khởi động quan trọng trong quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc.Đặc biệt từ khi quan hệ hai nước được cải thiện thì đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng được chuyển biến theo hướng tích cựcvà có bước phát triển mới. Phía Việt Nam rất quan tâm kêu gọi đầu tư từ các tập đồn, cơng ty lớn của Trung Quốc tham gia vào các dự án đầu tư hoặc cung cấp thiết bị đồng bộ cho Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các dự án lớn, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, năng lượng, điện tử, giao thơng... Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các doanh nghiệp lớn, có tín nhiệm hợp tác đầu tư vào Việt Nam.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến năm 2000, số lượng dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam mới dừng lại ở con số 76 dự án với tổng số vốn đầu tư theo giấy phép là 120 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau đó tính đến tháng 12 năm 2009 thì con số đó đã là 657 dự án với tổng số vốn đăng ký là 2.673.941.942 USD. Như vậy, trong 10 năm, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng gấp hơn 8 lần, số vốn đăng ký tăng 22 lần so với 9 năm đầu sau khi bình thường hóa, đưa Trung Quốc lên vị trí 11 trong số 43 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư trực tiếp tại Việt Nam [60, 1].

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh nhưng số vốn trên một dự án rất thấp (4,252 triệu USD / dự án). Quy mô đầu tư của Trung Quốc

vào Việt Nam tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO thì tổng số dự án của Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam tăng lên 130 dựán (gấp đôi so với năm 2006) [97,255].Sang năm 2008, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi đã chiếm tỷ lệ rất cao do Trung Quốc thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư “đi ra bên ngồi” có hiệu quả. Vì vậy, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tập trung nỗ lực làm giảm bớt tình trạng mất cân bằng trong cán cân thương mại với Việt Nam và nâng cao hiệu quả hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Đó là hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hành lang kinh tế thứ hai là Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Dự án này mở ra triển vọng hợp tác kinh tế rất lớn và cơ hội tốt đẹp để phát triển kinh tế của mỗi nước. Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đầu tư của Trung Quốc cũng giảm đáng kể so với các năm trước cả về số lượng dự án và vốn đăng ký cấp mới. Số dự án và vốn đầu tư đăng ký cấp mới của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2009 (48 dự án và 180,4 triệu USD) chỉ sấp xỉ bằng năm 2004, số dự án bằng nửa và số vốn bằng khoảng 1/3 của năm 2008.

Một loạt các dự án lớn được Việt Nam triển khai trên cơ sở nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc như: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn; Dự án đường sắt đô thị Hà Nội – Hà Đông; Dự án “Nâng cấp hệ thống thơng tin tín hiệu 3 tuyến đường sắt phía Bắc và khu đầu mối Hà Nội”; Dự án “Hiện đại hóa thơng tin tín hiệu đường sắt Vinh – Thành phố Hồ Chí Minh”. Nhiều hạng mục cơng trình hợp tác đầu tư giữa hai nước được các bộ ngành hai bên triển khai thực hiện như Dự án đường sắt Hà Nội – Hà Đông, Nhà máy sản xuất phân đạm Ninh Bình.

Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2008, Trung Quốc có 628 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 2,2 tỷ USD, đứng thứ 16 trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam [98,52].

Lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam bao gồm các chuyên ngành: - Công nghiệp – Xây dựng (xây dựng hạn tầng khu công nghiệp – khu chế xuất, văn phòng, căn hộ; sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, in ấn mác bao bì thực phẩm, sản xuất lắp ráp máy điếm tiền và các thiết bị có liên quan đến ngân hàng, sản xuất gạch men sứ phục vụ dân sinh, sản xuất đồ mỹ nghệ sơn mài...); Tính đến 2008, các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 454 dự án có tổng vốn đầu tư trên 1,49 tỷ USD, chiếm 71,8% về số dự án và 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký;l lĩnh vực dịch vụ có 93 dự án với tổng vốn đầu tư 460 triệu USD, chiếm 14,7% về số dự án và 21,8% tổng vốn đầu tư [98,52].

- Nông – lâm – ngư nghiệp (chế biến sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng hải sản, gia công chế biến chè xuất khẩu, sản xuất ván sàn và một số sản phẩm từ tre nứa, chế biến thực phẩm...). Lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp có 81 dự án với tổng vốn đầu tư 186,2 triệu USD, chiếm 13,4% về số dự án và 8,8% tổng vốn đầu tư [98,52].

Theo hình thức đầu tư, vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngồi với 409 dự án có tổng vốn đầu tư 1,27 tỷ USD, chiếm 65,5% về số dự án và 59,3% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là hình thức liên doanh có 169 dự án với tổng vốn đầu tư 774 triệu USD, chiếm 26,85 về số dự án và 36,6% tổng vốn đầu tư; theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 39 dự án với tổng vốn đầu tư 61,7 triệu USD, chiếm 6,4% về số dự án và 2,9% tổng vốn đầu tư; 8 dự án còn lại là cơng ty cổ phần [98,53].

Nhìn chung, các dự án đầu tư của Trung Quốc có qui mơ nhỏ. Vốn đầu tư trung bình đối với các dự án của Trung Quốc chỉ đạt 3,5 triệu USD, so với 58,9 triệu USD của Malaysia, 23,7 triệu USD của Singapore, 16,4 triệu USD của Nhật Bản, 10,1 triệu USD của Đài Loan, 8 triệu USD của Hàn Quốc, đầu tư hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc còn thấp so với tiềm năng, lợi thế và mong muốn của cả hai bên. Các dự án chủ yếu là đầu tư từ các doanh

nghiệp nhỏ và tư nhân, chưa có nhiều các dự án từ tập đoàn kinh tế lớn. Các dự án của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và xây dựng như khai khống, lắp ráp, gia cơng, giày da, dệt may ... Số dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở hoặc vào lĩnh vực cơng nghệ cao rất ít. Nhà đầu tư Trung Quốc đã có mặt trên khắp các tỉnh / thành phố nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh biên giới, thành phố lớn như Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương... Đầu tư Trung Quốc đã góp phần giải quyết việc làm cho một số lớn người lao động nhưng thu nhập trong các doanh nghiệp FDI Trung Quốc chỉ đạt mức trung bình so với các doanh nghiệp FDI khác tại Việt Nam.

Tóm lại, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam nổi lên một số vấn đề sau:

Thứ nhất,trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng,

Trung Quốc đang chuyển dịch công nghệ sang các nước khác trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng bàn là cơng nghệ được bán sang Việt Nam là các sản phẩm lạc hậu, không tối ưu trong sử dụng nguồn năng lượng và ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như cho hiệu xuất không cao, những nhà máy, xí nghiệp do Trung Quốc làm tổng thầu EPC là một ví dụ cho điều đó.

Thứ hai, quy mơ các dự án đầu tư trực tiếp nói chung tương đối nhỏ so

với các quốc gia khác như Nhật, Pháp, Hàn Quốc... Thời gian hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam không dài, đa số từ 10 đến 15 năm, số dự án có thời gian hoạt động trên 20 năm là rất ít, thậm chí có dự án chỉ kéo dài dưới 10 năm, nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc chưa có ý định đầu tư lớn và làm ăn lâu dài ở Việt Nam.

Thứ ba, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là các nghành sử dụng nhiều lao động,

khai thác tài nguyên thiên nhiên, đầu tư ít và nhanh thu hồi vốn, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thuộc loại trung bình, khơng tiến tiến và hiện đại như Nhật Bản, các nước Âu – Mỹ và ASEAN. Vì

vậy, tổng số vốn đầu tư trực tiếp theo giấy phép của các danh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam là rất nhỏ so với tổng vốn đăng ký của các dự án đầy tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chưa thật sự muốn đầu tư lớn, nói cách khác họ cịn e ngại và có những tính tốn riêng.

Tiểu kết chƣơng1

Có thể nhận thấy rằng, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc nói chung cịn nhiều vấn đề phức tạp, nhiều nút thắt và khó khăn chưa được tháo gỡ, rào cản đó đã ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước – Một khía cạnh mà tiềm năng hợp tác cịn rất lớn. Có thể rút ra một vài điều sau chương 1 như sau :

- Quan hệ hợp tác kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có và nỗ

lực của hai phía. Hợp tác kinh tế chưa đi vào chiều sâu, mới khai thác được lợi thế sẵn có, mặt khác – hợp tác thương mại là chủ yếu. Trong quan hệ hợp tác thương mại, Việt Nam chưa khai thác được những lợi thế cạnh tranh để vừa hợp tác vừa cạnh tranh có hiệu quả trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

- Tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ nhập siêu của cả nước. Tình trạng đó kéo dài làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Trung Quốc.

-Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư vẫn

cịn nhiều hạn chế. Quy mơ đầu tư chưa tương xứng với lợi thế sẵn có của hai nước. Các dự án khơng có nhiều sự đầu tư, đặc biệt là về khoa học cơng nghệ. Nói cách khác, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam khơng giúp ích nhiều trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp Việt Nam tiếp cận, sử dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại, mà chủ yếu để khai thác tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.

Chƣơng 2

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với trung quốc từ năm 2006 đến năm 2015 (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)