Chỉ đạo hoạtđộng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với trung quốc từ năm 2006 đến năm 2015 (Trang 62 - 71)

1.2.1 .Chỉ đạo hoạtđộng thương mại

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng củaĐảng

2.2.1. Chỉ đạo hoạtđộng thương mại

Việt Nam – Trung Quốc là hai nước có chung đường biên giới, khá tương đồng về thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp và văn hóa, những đặc điểm đó đã tạo những thuận lợi lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Cùng với quyết tâm và nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác tồn diện giữa hai nước khơng ngừng được tăng cường, củng cố và đạt được nhiều tiến triển quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều cuộc giao lưu và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xun với nhiều hình thức phong phú, có vai trị hết sức quan trọng trong việc định hướng quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Các cơ chế trao đổi, giao lưu và hợp tác giữa hai nước không ngừng được hoàn thiện và bổ sung với gần 50 cơ chế hợp tác do các bộ ban ngành, địa phương chủ trì, bao trùm tất cả các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khoa học, kỹ thuật, giao lưu nhân dân.

Trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nhà nước thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc nhằm thúc đẩy hơn nữa cơ chế hợp tác đối tác toàn diện theo đúng tuyên bố chung năm 2008, đồng thời tạo thêm niềm tin chính trị để thực hiện những kế hoạch hợp tác kinh tế thương mại mà hai nước còn nhiều tiềm năng. Năm 2010, trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc từ ngày 26/4 đến 1/5 theo lời mời của chính phủ Trung Quốc. Chuyến thăm của Thủ tướng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và các địa phương của Trung Quốc. Trọng tâm của chuyến thăm là đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư,

du lịch và thiết lập các cơ chế đối thoại, khuôn khổ hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng. Trong khơng khí hữu nghị, chân thành và hiểu biết lẫn nhau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước có nhiều tiến triển mới và đang phát triển rất tốt đẹp theo phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt, đặc biệt là các chuyến thăm và gặp gỡ thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã góp phần tăng cường tin cậy về chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương tiếp tục phát triển. Hai bên nhất trí cho rằng trong tình hình quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, việc tiếp tục tăng cường hợp tác nâng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc lên một tầm cao mới là phù hợp với lợi ích cơ bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước. Ðể đạt được mục tiêu đó, hai Thủ tướng đã tập trung trao đổi ý kiến về quan hệ kinh tế thương mại Việt – Trung và vấn đề biên giới lãnh thổ. Thủ tướng Ơn Gia Bảo hồn tồn nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc hai bên cần sớm hồn tất cơng tác soạn thảo quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc nhằm triển khai có hiệu quả “Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc”; khẩn trương hồn tất cơng tác điều tra nghiên cứu để triển khai các dự án cụ thể trong phạm vi hai hành lang, một vành đai kinh tế, trọng điểm là các dự án đường sắt, đường bộ để kết nối với hệ thống giao thông tương ứng của phía Trung Quốc, góp phần mở rộng khơng gian phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa các tỉnh ven vịnh Bắc Bộ và các tỉnh có chung biên giới nói riêng và giữa hai nước nói chung. Hai bên cũng nhất trí cần tiếp tục thúc đẩy các dự án lớn khác giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Trung Quốc sớm xem xét các dự án phía Việt Nam đã nêu ra nhằm sử dụng khoản vay ưu đãi 500 triệu USD của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 27/4/2010 tại diễn đàn hợp tác thương mại Việt Nam Trung Quốc, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược tồn

diện giữa hai nước khơng ngừng phát triển tốt đẹp. Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tăng nhanh với tốc độ trung bình trên 30%/năm trong 10 năm và đạt 21 tỷ USD trong năm 2009. Tính đến cuối tháng 3 năm 2010, Trung Quốc đã có trên 700 dự án đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD, chưa kể đầu tư của Hongkong và Ma Cao. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Thủ tướng đã thăm và có cuộc hội đàm với lãnh đạo các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải nhằm đẩy mạnh giao lưu buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là khu kinh tế vùng biên, biến biên giới Việt Nam – Trung Quốc thành biên giới của hoà bình, hữu nghị, đồn kết và hợp tác, trong đó phát triển thương mại, mở rộng giao lưu kinh tế được xem là một trong những giải pháp quan trọng, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, Đảng và Nhà nước.

Tiếp đó, từ ngày 11 đến 15/10/2011, ông Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ 19 đến 21/6/2013 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình… Ngược lại, vào các năm 2011 và 2013 lần lượt chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Các chuyến thăm thường xuyên của lãnh đạo hai nước làm cho quan hệ Việt – Trung ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả hai nước.

Các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó quan trọng là tăng cƣờng tin cậy chính trị, hai bên đạt được những nhận thức chung rộng rãi về việc không ngừng củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung phát triển ổn định, lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của mỗi nước. Thúc đẩy các lĩnh vực

hợp tác thực chất phát triển cân bằng, hiệu quả, đồng thời tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, nhất là thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính giữa hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới cân bằng, hiệu quả.

Ngoài các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, việc giao lưu giữa các tầng lớp, các bộ ngành hai nước từng bước được tăng cường, hình thức từng bước được đa dạng hoá.

Nằm sát ngay cạnh Trung Quốc – một thị trường rộng lớn với hơn 1,4 tỷ người là một cơ hội lớn để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Trung, nhất là khi Trung Quốc dần trở thành cơng xưởng của thế giới thì nhu cầu về hàng hóa, đặc biệt là nguyên nhiên liệu rất lớn, tạo cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Giai đoạn 2011 – 2015, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng tăng liên tục, ngay cả vào thời điểm Việt Nam chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thối kinh tế tồn cầu. Giá trị xuất nhập khẩu hai nước tăng từ 692 triệu USD năm 1995 lên đến 50,2 tỷ USD năm 2013 và 66 tỷ USD vào năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 13,25 tỷ USD vào năm 2013 và năm 2015 là 17.1 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng rất nhanh từ 1,4 tỷ USD năm 2000 lên gần xấp xỉ 37,0 tỷ USD vào năm 2013 và đến năm 2015 là 49.52 tỷ USD (Phụ lục 4).

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là các hàng hóa thơ, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp. Chẳng hạn các khống sản thơ như than, quặng sắt, dầu thô, nông lâm sản, thủy sản và đồ thủ công. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu hoa quả, nông sản chủ lực của Việt Nam. Cụ thể là nhóm hàng nơng sản được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 20% vào năm 2009 và tăng lên 30% vào năm 2012. Ngoài ra,

Trung Quốc cịn là thị trường nhập khẩu đứng thứ nhì về hạt điều, gỗ, các sản phẩm từ gỗ; đứng thứ tư về nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Nhóm hàng nguyên, nhiên liệu và khống sản xuất sang Trung Quốc có xu hướng giảm dần, từ 55% năm 2009 xuống còn 18,7% năm 2012. Ngồi ra, Việt Nam cịn xuất sang Trung Quốc nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nhóm hàng dệt may, giày dép các loại; nhóm hàng nhiên liệu và khống sản...

Giai đoạn 2000 – 2006, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng xăng dầu và các hàng hóa sơ chế (87,5%, gồm lương thực, thực phẩm sơ chế và công nghiệp trung gian sơ chế), thì trong giai đoạn 2010 – 2015, nhóm hàng này giảm cịn 31,4% vào cuối 2013 [28, 1]. Các nhóm hàng qua chế biến, hàng hóa thâm dụng vốn nhiều hơn xuất sang Trung Quốc đã có sự tăng trưởng tốt về giá trị và cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Xét về hàm lượng công nghệ hàng xuất khẩu của Việt Nam mặc dù có cải thiện, song hàm lượng công nghệ xuất khẩu sang Trung Quốc thua kém phần lớn các nước trong khu vực. Nghiên cứu của các chuyên gia Viện Ciem chỉ ra, hàng xuất khẩu Việt Nam chỉ hơn được Indonesia về tỷ lệ cơng nghệ cao, cịn lại đều kém một số nước ASEAN và bị bỏ xa so với Hàn quốc và Nhật bản. “Việc các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng cơng nghệ trung bình khơng được cải thiện, trong khi các sản phẩm này là phản ánh mức độ cơng nghiệp hóa thực sự, là một điểm đáng chú ý đối với Việt Nam” – Theo TS. Nguyễn Đình Cung và TS. Trần Toàn Thắng, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (Ciem) . Tháng 4-2013, Bộ Kế hoạch – Đầu tư đã công bố báo cáo “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO”[69] theo đó, từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, Việt Nam thu được lợi ích ngày càng ít hơn từ xuất khẩu vào Trung Quốc. Lượng hàng trung gian nhập khẩu quá lớn phản ánh nền kinh tế Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn hàng nhập từ Trung Quốc. Khả năng cạnh tranh, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam rất yếu cũng cho thấy sự phụ thuộc vào thị trường này. Triển vọng tiếp tục gia tăng nhập siêu từ Trung quốc trong những năm tới là rất lớn. Do vậy, vấn đề tìm kiếm những giải pháp để khắc phục quá trình tăng tốc nhập siêu khi quyết định tăng tốc quan hệ thương mại hai chiều lên 60 tỷ USD vào năm 2015 đã trở thành vấn đề ngày càng bức xúc.

Mặc dù có sự thâm hụt cao trong cán cân thương mại với Trung Quốc nhưng đó cũng là điều kiện cho phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Như vậy, nhập siêu cao nhưng không phải là điều quá lo lắng khi thâm hụt này được bù đắp bằng thặng dư từ các thị trường khác. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng: Nhập siêu rất lớn ở một số quốc gia châu Á (điển hình là nhập siêu ở những nước khơng có nền cơng nghệ nổi bật như Trung Quốc), xuất siêu ở một số quốc gia ngoài khu vực này là vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam.

Về nhập khẩu, những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và các linh kiện đi kèm; các nguyên phụ liệu, thành phẩm hóa chất, thậm chí cả mặt thế mạnh như hàng nông sản. Riêng về ngành dệt may, da giày, trong những năm gần đây Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 60 – 80% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc như da làm giầy dép, bông, vải, sợi để làm quần áo [30,4 – 5].

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2014, Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là trên 43 tỷ USD. Trong đó, nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng là 7.1 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành từ Trung Quốc, nhóm điện thoại các loại và linh kiện khoảng 5,7 tỷ USD chiếm khoảng 13,2% tổng kim nghạch nhập khẩu từ Trung Quốc (Phụ lục 6)

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy , cơ cấu của từng nhóm mă ̣t hàng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫ n khá

ổn định qua từng năm. Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu…) (Phụ lục 6).

Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: khí đốt 53,2%, phân bón 50,7%, rau hoa quả 48,8%, thuốc trừ sâu 46,1%, điện thoại các loại và linh kiện 45,4%, vải 43,4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32,2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30,2%, sắt thép 29,5%, hoá chất 27%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 26,6%, xơ sợi 26,4%, ô tô nguyên chiếc 25,1%,…[11, 2].

Nhóm hàng máy móc thiết bị, linh kiện điện tử…là nhóm hàng Việt Nam nhập khá nhiều từ Trung Quốc chiếm hơn 20 tỷ USD năm 2015 [99, 133], phần lớn do các công ty SamSung của Hàn Quốc và các công FDI của Nhật Bản nhập khẩu, do chỉ có vai trị lắp ráp trong nước nên giá trị cho nền kinh tế nói chung khơng nhiều. Nhóm hàng nhập khẩu đầu vào trong nghành nơng nghiệp như: Phân bón, thuốc trừ sâu và nguyên liệu…đã phần nào biến ngành nông nghiệp Việt Nam thành nơi gia công của Trung Quốc. Hơn nữa, sự phụ thuộc này cịn khiến nơng nghiệp gặp nhiều rủi ro về cả đầu vào lẫn đầu ra.

Trung Quốc là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, dẫn chứng là nếu như năm 2002, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 8,9% tổng nhập khẩu, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23,3% và tăng lên 27% vào năm 2013.Trong năm 2015, nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch đạt 49,3 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng kim ngạch nhập khẩu và Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong các quốc gia Việt Nam có quan hệ mua hàng hóa. So sánh trong cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc và cán cân thương mại của

Việt Nam với một số đối tác chính trong những năm vừa qua, cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc là lớn nhất (Phụ lục 7). Thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng lên con số kỷ lục là 32 tỷ trong năm 2015.

Đa phần các nguyên liê ̣u nhâ ̣p từ Trung Quốc đều là sản phẩm đầu vào của các hàng xuất khẩu trong chuỗi sản xuất tồn cầu .Đối với nhóm hàng hố máy móc thiết bi ̣, Việt Nam ưa chuộng hàng Trung Quốc bởi công nghê ̣ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với trung quốc từ năm 2006 đến năm 2015 (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)