Chỉ đạo về quan hệ đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với trung quốc từ năm 2006 đến năm 2015 (Trang 71 - 78)

1.2.1 .Chỉ đạo hoạtđộng thương mại

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng củaĐảng

2.2.2. Chỉ đạo về quan hệ đầu tư

Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, song song với cơng cuộc cải cách hành chính, Việt Nam đã dành những khoản đầu tư lớn để cải thiện đáng kể chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như đảm bảo cung cấp điện ổn định hơn, cấp nước sạch và xử lý nước thải tốt hơn, hệ thống viễn thông được phát triển với tốc độ rất cao cũng đã góp phần làm hạ giá thành các khoản đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Cùng với việc ban hành Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật đầu tư trong nước, Luật kinh doanh bảo hiểm, nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của doanh nghiệp. Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng cởi mở, minh bạch, có tính cạnh tranh cao,thuận lợi cho các nhà đầu tư và từng bước xoá bỏ những khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tiến tới một hệ thống pháp lý áp dụng chung cho các doanhnghiệp, phù hợp với thơng lệ quốc tế. Nhờ những chính sách kịp thời và chính xác như vậy nên đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam ln tăng. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/05/2014, FDI tại Việt Nam hiện có 16.589 dự án cịn hiệu lực, với số vốn đăng ký trên 239 tỷ USD, vốn điều lệ trên 81 tỷ USD[109, 1].

Trong số những nước đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc là một nước có lượng vốn đầu nhi ều và tăng nhanh nhất, đặc biệt là sau năm 2007 khi Việt

Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới (WTO). FDI của Trung Quốc vào Viê ̣t Nam được bắt đầu từ cuối tháng 11 – 1991, do mô ̣t doanh nghiê ̣p Quảng Tây (Trung Quốc) liên doanh với mô ̣t doanh nghiê ̣p Hà Nội, mở nhà hàng Hoa Long ta ̣i phố Hàng Trống – Hà Nội [109]. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ thực sự có tác động đến q trình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam từ khoảng những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt giai đoạn 2011 – 2015 là giai đoạn Trung Quốc đầu tư rất nhiều và trở thành một trong những nước có số vốn đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam.

So sánh với các nước khác trong khu vực thì Trung Quốc nhiều ưu thế hơn trong buôn bán và hợp tác kinh tế với Việt Nam vì hai lí do cơ bản:

- Thứ nhất, Việt Nam là nước là nước chậm phát triển, đang thực hiện cải cách mở cửa để phát triển kinh tế và Trung Quốc được coi là một đối tác quan trọng của Việt. Điều đó vừa phù hợp với thực tế đất nước, vừa phù hợp với xu thế hội nhập của thế giới.

- Thứ hai, Trung Quốc hiện đang có khối lượng lớn hàng cơng nghiệp có chất lượng trung bình, giá rẻ, kỹ thuật phù hợp với trình độ tiếp thu và nhu cầu của người Việt.

Về quan hệ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có thể phân tích trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, sự gia tăng về số lượng các dự án đầu tư và quy mô đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam: Từ 2011 đến 2015 là khoảng thời gian FDI

của Trung Quốc vào Việt Nam tăng rất mạnh. Nếu như năm 2012, vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam ở mức 312 triệu USD, thì năm 2013 đã tăng lên tới trên 2,3 tỷ USD với 110 dự án được cấp mới. Trong đó, dự án xây nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) đã chiếm tới 2,018 tỷ USD để thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy điện đốt than tại Vĩnh Tân [97, 254 – 255]. Các dự án thuộc lĩnh vực bất động sản, dệt may đăng ký mới và tăng vốn trong 2 năm 2013-2014 đáng chú ý là dự án xây

dựng khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh); dự án khu công nghiệp An Dương (Hải Phòng); dự án sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp ở thành phố Hồ Chí Minh; dự án khai thác, kinh doanh khu công nghiệp bất động sản ở Tiền Giang; dự án dệt, sợi, nhuộm ở Nam Định. Các dự án về khai thác, chế biến như dự án Công ty TNHH Tân Cao Thâm tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư 337,5 triệu USD; Dự án Cơng ty TNHH Khống sản và luyện kim Việt – Trung tại Lào Cao với số vốn 337,5 triệu USD [97, 255].

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc các nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam xuất phát từ Hiệp định TPP mà nước này đang đẩy mạnh đàm phán để thông qua, cũng như Hiệp định mậu dịch tự do với EU (EVFTA) mà Việt Nam có thể kết thúc đàm phán trong thời gian tới. Vì lý do trên, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã tới Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất nguyên vật liệu nhằm tận dụng cơ hội từ các hiệp định được ký kết.

Trong giai đoạn này có 8,5 % số dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có quy mơ trên 10 triệu USD, mức bình qn một dự án đầu tư đã tăng lên 7,1 triệu USD. Dù vậy, so với mức bình quân chung của FDI vào Việt Nam (15 triệu USD/ 1 dự án) thì số liệu kể trên vẫn còn thấp [109, 2].

Thứ hai, về các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam: Nếu như

năm 2010, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, thông tin – truyền thơng, bn bán sửa chữa moto xe máy thì đến năm 2015 đã có sự thay đổi lớn. Năm 2015, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu thuộc hai lĩnh vực chế biến chế tạo và nhà hàng khách sạn, cụ thể

- Công nghiệp chế biến, chế tạo với 119 dự án, tổng số vốn đầu tư 676,30 triệu USD, quy mô 5,6 triệu USD, chiếm 63% vốn đầu tư (Về lĩnh vực này, các ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn do các nhà đầu tư Trung Quốc muốn đón cơ hội hưởng thuế suất 0% khi Việt Nam tham gia TPP).

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống: 4 dự án, tổng số vốn đầu tư 378,9 triệu USD chiếm 35%.

Các dịch vụ khác như buôn bán, sửa chữa oto, xe máy… chiếm tỷ trọng không đáng kể (Phụ lục 8).

Có thể thấy, các nhà đầu tư Trung Quốc đã có sự chuyển dịch mạnh về lĩnh vực đầu tư. Theo đó, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam tập trung ở những ngành nghề chế biến chế tạo và dịch vụ nhà ở, nhà hàng, đây là các dự án thông thường nhằm chủ yếu khai thác và chế biến tài nguyên, chưa có dự án nào ở lĩnh vực công nghệ cao. Và đa số các dự án cũng chưa được Trung Quốc chi mạnh tay, chỉ dừng lại ở mức vốn vừa và nhỏ.

Thứ ba, vềhình thức đầu tư của các nhà thầu Trung Quốc:Trong giai

đoạn 1991 – 2001, đại đa số các dự án FDI của Trung Quốc vào Việt Nam được thực hiện dưới hình thức liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2011 – 2015, vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm 50,4%, với 816 dự án), số vốn đầu tư chiếm hơn 4 tỷ USD. Loại hình hợp đồng BOT, BT, BTO chiếm 29,3% [97, 267]. Hình thức liên doanh đứng vị trí thứ 3 với số dự án bằng 1/4số dự án 100% vốn nước ngoài (221 dự án), vốn đầu tư trên 1,5 tỷ USD. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 32 dự án với số vốn đầu tư gần 59 triệu USD, và đứng cuối cùng là hình thức cơng ty cổ phần với 10 dự án, số vốn đầu tư 36 triệu USD.

Sự thay đổi về hình thức đầu tư trên cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đã trải qua giai đoạn thăm dò, thử nghiệm, thâm nhập thị trường và đang dần đặt niềm tin hơn vào thị trường Việt Nam.

Thứ tư, về địa bàn đầu tư : Các nhà đầu tư Trung Quốc đã có mặt trên

hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngồi, Bộ Cơng Thương năm 2015 cho thấy, các địa phương tập được Trung Quốc đầu tư nhiều có thể kể đến như: Hà Nội (20 dự án), Thành phố Hồ Chí Minh (23 dự án), Bình Dương (44 dự án), Long An (24 dự án)... Xét về tổng lượng vốn đầu tư của Trung Quốc tại các địa phương, Huế là địa phương thu hút vốn lớn

nhất với 442,833 triệu USD [97,268]... Nhìn chung, các dự án đầu tư của Trung Quốc tại các địa phương đều tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản, chế tạo, luyện thép, bất động sản, xây dựng, dệt may, đồ gia dụng, phân bón, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc.

Đầu tư của Trung Quốc cũng đã hướng tới một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, có trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu. Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam cũng mới chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu để mang về Trung Quốc nên hiệu quả đầu tư tại những địa phương này khơng cao. Có thể kể đến như dự án chế biến tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên; dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biến antimon và tuyển quặng ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp và dự án sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triển vùng nguyên liệu là thuốc lá, kinh doanh chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai...

Xét một cách tồn diện và khách quan có thể thấy FDI của Trung Quốc đã góp phần bổ sung nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển của Việt Nam cũng như bổ sung nguồn vốn cho cán cân thanh tốn. Ngồi ra, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố – hiện đại hố; giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng lực cho người lao động ở Việt Nam; làm cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế của các nước trong khu vực châu Á và nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng FDI của Trung Quốc dường như chỉ chú ý nhiều đến khai thác tài nguyên của Việt Nam, rất nhiều dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên trải dài suốt từ Bắc đến Nam của Việt Nam được Trung Quốc đầu tư với số lượng lớn. Bên cạnh đó, FDI của Trung Quốc yếu kém trong chuyển giao công nghệ, phần lớn là công nghệ lạc hậu

hay thuộc các ngành gây ô nhiễm môi trường. Mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất công nghệ thấp – giá rẻ ra nước ngoài (trong khi Việt Nam lại là nơi có lao động phổ thơng giá rẻ), cơng nghệ lạc hậu – lỗi thời không cần đầu tư cho chuyển giao cơng nghệ. Đây chính là hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc tại Việt Nam. So với FDI của hai nước Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc thì quy mơ bình qn vốn của dự án FDI Trung Quốc chỉ bằng 1/3; chưa có dự án quy mô lớn, công nghệ cao tác động đến tăng trưởng, thu ngân sách, xuất khẩu, như Samsung, LG của Hàn Quốc, hay Canon, Toyota, Honda của Nhật. Bình luận về vấn đề này, Tiến sỹ – chuyên gia kinh tế Bùi Trinh có ý kiến: “Nếu thu hút FDI vơ tội vạ chỉ làm Trung Quốc có lợi. Khi Việt Nam tham gia TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN, đầu tư của Trung Quốc vào sẽ càng nhiều nữa. Nếu chấp nhận chỉ làm cơng, làm th thì đó là cơ hội. Cịn nhìn nhận về giá trị mang lại cho nền kinh tế, đây có phải là cơ hội hay không cần phải cân nhắc”. Một vấn đề đáng quan ngại nữa đó là các khu cơng nghiệp Trung Quốc sử dụng rất nhiều lao động người Trung Quốc, điều này có thể làm ảnh hưởng tới các vấn đề quốc phòng – an ninh, hơn nữa Việt Nam cũng ko giải quyết được vấn đề lao động việc làm.

Tiểu kết chƣơng 2

Giai đoạn 2011 – 2015, mối quan hệ kinh tế Việt Trung tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp thăng trầm như đúng bản chất vốn có của nó. Tuy vậy, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư khơng vì thế mà bị ảnh hưởng, thậm chí cịn phát triển hơn nữa, vượt qua cả sự kỳ vọng.

Quan hệ kinh tế song phương đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc trên toàn cầu.

Đáng chú ý là thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, mối quan ngại lớn của Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có xu hướng giảm. Mặc dù, trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu đã có những chuyển biến theo hướng tích cực khi các sản phẩm thuộc nhóm tài nguyên thiên nhiên có xu hướng giảm.

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng đã tăng mạnh trong giai đoạn này mặc dù kết quả còn thấp so với tiềm năng, lợi thế và mong muốn của cả hai bên.

Mặc dù quan hệ hai nước vẫn cịn rất nhạy cảm vì các vấn đề liên quan đến chủ quyền trên biển Đông nhưng quan hệ kinh tế dường như khơng bị ảnh hưởng và phát triển nhanh chóng. Xét trên phương diện một đối tác thương mại và một nước đang kêu gọi đầu tư nước ngồi thì quan hệ Việt Trung đang có nhiều điểm sáng nhất định góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong nội tại mối quan hệ nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng giữa hai nước cịn tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề nhập siêu, hàng giả, gian lận thương mại…Mặt khác, phản chiếu từ lịch sử cũng cho thấy nên có những biện pháp đề phòng nhất định trong khi quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với trung quốc từ năm 2006 đến năm 2015 (Trang 71 - 78)