Hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 74 - 81)

2.3.1 .Cơ cấu tổ chức của mô hìnhhỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng

2.4. Thực trạng thực hiện mô hìnhtái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữbị mua bán

2.4.6. Hỗ trợ khác

* Hỗ trợ hoà nhập

Nạn nhân bị mua bán trở về rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ để có thể hoà nhập lại cuộc sống. Thời gian lƣu lạc bên xứ ngƣời khiến họ khi trở về Việt Nam có rất nhiều tự ti, mặc cảm... và không tránh khỏi ánh mắt nhòm ngó, dị nghị, bàn tán của mọi ngƣời. Chính vì thế, hơn hết, họ cần đƣợc hỗ trợ để hoà nhập, để tự tin hơn khi đối diện với mọi ngƣời, với xã hội.

Công tác tổ chức hỗ trợ hoà nhập cho chị em đƣợc triển khai dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tuyên truyền, chiếu phim, hay tổ chức những buổi giao lƣu văn nghệ giữa các nhóm Tự lực của các địa phƣơng với nhau nhƣ nhóm Tự lực Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn. Tại huyện Lạng Giang nơi có nhiều PN bị mua bán trở về đƣợc tổ chức IOM tài trợ tích cực tuyên truyền nội dung phòng, chống tội phạm buôn bán PN để mọi ngƣời thấy rõ âm mƣu, thủ đoạn lừa gạt, dụ dỗ trẻ em đem bán chủ yếu với mục đích làm nghề mại dâm của bọn tội phạm, từ đó để mọi ngƣời, mọi gia đình chủ động đấu tranh và biết cách phòng ngừa.

Chi cục PCTNXH Bắc Giang đƣợc sự hỗ trợ của tổ chức IOM đã tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác truyền thông với sự tham gia của các đại biểu của phòng LĐTB&XH huyện Lục Nam và Lạng Giang. Các cán bộ làm công tác truyền thông của 4 xã: Thị trấn Lục Nam, xã Tam Dị - Lục Nam, xã Quang Thịnh, Tân Hƣng- Lạng Giang.

Chi cục PCTNXH Bắc Giang đã cung cấp các tài liệu tuyên truyềnnội dung phòng, chống buôn bán PN tại cộng đồng trên hệ thống loa phát thanh của các thôn trong địa bàn xã nhƣ: Thế nào là buôn bán ngƣời, cách thức buôn bán ngƣời, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân bị buôn bán THNCĐ, chế độ chính sách và các địa chỉ hỗ trợ, cẩm nang phòng chống buôn bán PN di cƣ an toàn…

Lồng ghép tổ chức nói chuyện chuyên đề, chiếu phim của Tổ chức Di cƣ Quốc tế (IOM) trong các buổi sinh hoạt tại các thôn, trong các câu lạc bộ của các đoàn thể tại cộng đồng đƣợc 6 buổi chiếu phim.

Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh tổ chức 13 buổi chiếu phim lƣu động với nội dung “Vỡ mộng” và “Cuộc sống tình yêu” của Tổ chức Di cƣ Quốc tế (IOM) tại các khu dân cƣ, câu lạc bộ, thu hút đƣợc 150 nghìn ngƣời tham gia của 69 thôn, tổ dân phố tại 4 xã, thị trấn (Thị trấn Lục Nam, xã Tam

Dị- Lục Nam, xã Quang Thịnh, Tân Hƣng- Lạng Giang). Qua các buổi chiếu phim ngƣời dân đƣợc phổ biến tuyên truyền, phát tài liệu, tờ rơi về phòng, chống buôn bán phụ nữ

Từ các hoạt động truyền thông nhƣ vậy nên PN bị mua bán ngƣời có nguy cơ bị mua bán và ngƣời dân tại cộng đồng đã đƣợc nâng cao nhận thức về tình hình buôn bán PN đang diễn ra trong tỉnh nói chung và trong nƣớc nói riêng để tăng cƣờng ý thức cảnh giác, những âm mƣu, thủ đoạn của những kẻ buôn ngƣời, nguy cơ bị buôn bán, nhất là trẻ em phải đi làm xa nhà, trách nhiệm của từng ngƣời dân trong việc phòng, ngừa nạn buôn bán PN tại chính gia đình mình và cộng đồng, trở thành ý thức thƣờng trực của mỗi thành viên trong gia đình. Nhƣ vậy, thông qua các hoạt động tuyên truyền cũng giúp ngƣời dân hiểu đƣợc hoàn cảnh và những khó khăn của nạn nhân bị mua bán trở về, để họ không còn kỳ thị, bàn tán về những nạn nhân đó mà hiểu, thông cảm, sẻ chia với những khó khăn mà họ gặp phải.

Phỏng vấn một ngƣời dân tại huyện Lạng Giang về cách nhìn nhận của họ với những nạn nhân bị mua bán trở về, chị Vàng A Ninh cho biết: “ Khi chưa đến nghe nói và xem phim về nhưng khó khăn hay các vấn đề liên quan đến tình trạng mua bán người thì tôi còn chưa thông cảm với những nạn nhân này, tôi cho rằng họ vì tham tiền nên đi mua bán dâm hay đi lấy chồng khác cho nhàn than. Giờ không kiếm được nhiều tiền nên họ mới trở về địa phương thôi. Chứ tôi không biết họ cũng khó khăn, cực khổ thế này. Giờ tôi hiểu rồi, và tôi cũng đã vận động và giải thích với những người xung quanh tôi để họ hiểu.”

Trƣớc đây vấn đề phụ nữ bị mua bán bán đƣợc coi là vấn đề riêng của từng gia đình thì hiện nay đƣợc coi là vấn đề chung của toàn thể cộng đồng, đƣợc toàn thể cộng đồng quan tâm và phòng ngừa. Cấp ủy, Chính quyền quan tâm chỉ đạo, các ngành, đoàn thể xã hội phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi

cho bộ phận phụ trách công tác truyền thông tổ chức thực hiện các nội dung của Dự án Hỗ trợ toàn diện cho nạn nhân bị mua bán trở về và THNCĐ do Tổ chức Di cƣ Quốc tế (IOM) tài trợ.

Phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Kim Liên Chi cục Phó chi cục PCTNXH Bắc Giangvề công tác truyền thông về phòng, chống mua bán ngƣời tại huyện Lạng Giang chị cho biết: “Chi cục được sự hỗ trợ về kinh phí của IOM trong công tác tuyên truyền, chúng tôi đã tổ chức được 13 buổi chiếu phim lưu động tại 4 xã thuộc 2 huyện thu hút đông đảo người dân tham gia. Cũng qua các buổi chiếu phim chúng tôi phát các tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống buôn bán người đến tận tay người dân. Mọi hoạt động đều được người dân hưởng ứng nhiệt tình, đó cũng là thành công và mọi nỗ lực cố gắng của chúng tôi dưới sự hỗ trợ của IOM nhằm thức tỉnh nhiều chị em phụ nữ có biện pháp để phòng tránh khỏi tệ nạn buôn bán người hiện nay ”.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng về phòng ngừa và THNCĐcho PN một cách có hiệu quả chính là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp chị em bị mua bán trở về hoà nhập cộng đồng, xã hội.

* Tập huấn và nâng cao năng lực.

Khi tham gia sinh hoạt Nhóm Tự lực các chị em đều đƣợc học tập, nâng cao kiến thức về pháp luật, các thủ đoạn của bọn môi giới và thông tin cần thiết khi kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài; cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, tổ chức cuộc sống gia đình. Chị em nhiệt tình trao đổi, giúp đỡ nhau trong sản xuất, chăn nuôi vƣợt qua đƣợc một số rủi ro trong sản xuất, chăn nuôi, nên hiệu quả kinh tế tốt. Chị em khi sinh hoạt nhóm còn đƣợc học hát, đọc báo, tạp chí nâng cao hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội. Chị em đƣợc dự các lớp tập huấn, tuyên truyền, chiếu phim của Tổ chức Di cƣ Quốc tế (IOM), các lớp hƣớng nghiệp, dạy nghề.

Ngoài những hoạt động bổ ích trên, nhóm còn đƣợc tham dự các cuộc tập huấn tại Lào Cai, tập huấn tại Bắc Giang cùng cán bộ cấp Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã và đƣợc nâng cao năng lực thông qua lớp tập huấn đƣợc tổ chức 03 ngày từ 21 đến 23 tháng 8 năm 2009, cho 30 nạn nhân thuộc 3 nhóm Tự lực Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang về kỹ năng xây dựng và điều hành nhóm. Sau khóa tập huấn các thành viên trong nhóm đều nhận thức rõ hơn, thấy đƣợc hữu ích khi tham gia sinh hoạt nhóm, Nhóm trƣởng của các nhóm biết cách điều hành một buổi sinh hoạt nhóm, biết vận động chị em có cùng hoàn cảnh tham gia sinh hoạt.

Khi đƣợc hỏi về hiệu quả của các buổi tập huấn, chị Trịnh Thị M, 27 tuổi, hiện đang sinh hoạt trong nhóm Tự lực Lục Nam cho biết: “ Chúng tôi rất vui vì nhận được sự quan tâm của mọi người, tham gia vào nhóm, chúng tôi được giao lưu cùng nhau, học hỏi lẫn nhau mọi thứ và được tập huấn về nâng cao năng lực để hoà nhập cộng đồng, cách thức làm chủ cuộc sống, trồng cây gì, nuôi con gì cho có hiệu quả... đặc biệt, tôi thấy thích nhất về các buổi tập huấn về tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, vì chúng tôi – những người bị mua bán trở về rất cần kiến thức để chăm sóc cho sức khoẻ của mình.”

Nhƣ vậy, từ kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện mô hình tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về tại 3 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang tỉnh Bắc Giang cho thấy việc triển khai thực hiện ở các mô hình đều đƣợc tiến hành giống nhau và thực hiện theo đúng tinh thần của dự án hỗ trợ. Đa số chị em trong nhóm đều khá tự tin để hoà nhập cuộc sống và định kỳ chị em đƣợc tổ chức các buổi nói chuyện cũng nhƣ tập huấn để chia sẻ về vấn đề hoà nhập của cá nhân.

Tóm lại, ở mỗi mô hình thì các nhóm Tự lực của 3 huyện đều cố gắng thực hiện và mang lại hiệu quả cao và thiết thực nhất đối với các thành viên trong nhóm nhằm hỗ trợ nhau tái hoà nhập cộng đồng một cách hiệu quả.

Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ TẠI 3 HUYỆN: LỤC NGẠN, LỤC NAM, LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về là một mô hình thiết thực và mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Qua tìm hiểu, đánh giá về thực trạng thực hiện mô hình cho thấy mỗi hoạt động trong mô hình đều mang lại những hiệu quả riêng nhƣ: Hỗ trợ nạn nhân khám chữa bệnh, học nghề và tạo việc làm, hỗ trợ về tâm lý, pháp lý, về vay vốn ổn định sản xuất hay hoà nhập, nâng cao năng lực... Mọi hỗ trợ đều là cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mỗi nạn nhân bị mua bán trở về, họ mong muốn đƣợc tái hoà nhập cộng đồng, mong muốn đƣợc sống một cuộc sống bình yên bên gia đình và xã hội. Chính vì vậy, các hoạt động trong mô hình là vô cùng quan trọng, không thể đánh giá hoạt động nào quan trọng hay có ý nghĩa hơn.

Nhóm hoạt động có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp chị em có cơ hội đƣợc chia sẻ tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đƣợc tuyên truyền về cách phòng, chống buôn bán ngƣời, đƣợc tham gia các hoạt động tập huấn và giao lƣu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm, biết lập kế hoạch chăn nuôi sản xuất. Dù thời gian sinh hoạt không nhiều nhƣng chị em đã THNCĐ bằng các bƣớc đi vững chắc, tích cực và thành công. Những thay đổi nhanh chóng, “Nếu như buổi đầu tiên sinh hoạt không khí trầm buồn, đùn đẩy lẫn nhau khi phát biểu, những vẻ mặt thẫn thờ, u uất thì bây giờ thay vào đó là khuôn mặt tự tin, trẻ trung, yêu đời. Trong các cuộc họp, hầu hết chị em đều biểu lộ khả năng trình bày mạch lạc các vấn đề của mình, tranh luận sôi nổi, hát rất hay, đóng kịch giỏi và tham

gia nhiệt tình các hoạt động vui chơi, giải trí” (Phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Ng, trƣởng nhóm Tự lực Lục Ngạn).

Trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình thì mỗi nhóm Tự lực của mỗi huyện lại có những cách thức lồng ghép đƣa những điểm mới vào quá trình thực hiện, nhƣng nhìn chung các nhóm đều thực hiện theo đúng tiến trình của dự án.

3.1.Đánh giá mô hìnhhỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 74 - 81)