Đánh giá theo thời gian tham gia vào nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 86 - 95)

2.3.1 .Cơ cấu tổ chức của mô hìnhhỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng

3.1.2. Đánh giá theo thời gian tham gia vào nhóm

Các nhóm Tự lực Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang đều có thời gian thành lập từ năm 2009, đến nay đã hoạt động đƣợc 6 năm. Có những chị em tham gia vào nhóm từ những ngày đầu tiên, có chị em tham gia vào nhóm muộn hơn. Nhƣng tựu chung các chị em đều nhận đƣợc mọi sự hỗ trợ tốt nhất từ các thành viên nhóm cũng nhƣ các cơ quan quản lý.

Khảo sát về thời gian tham gia vào nhóm của các thành viên trong 3 nhóm Tự lực cho thấy:

Biểu đồ3.6: Thời gian tham gia sinh hoạt tại nhóm Tự lực.

(Đơn vị tính: %)

Nguồn: Kết quả khảo sát nghiên cứu.

Từ kết quả khảo sát từ 15 phiếu về thời gian sinh hoạt tại nhóm Tự lực của chị em đang sinh hoạt tại nhóm cho thấy: chị em có thời gian sinh hoạt trong nhóm lâu nhất là từ 4 đến 6 năm là 2 ngƣời, chiếm 13,3%, số chị em có thời gian sinh hoạt từ 1 – 2 năm chiếm 33,4%. Và thời gian sinh hoạt có số lƣợng nhiều hơn là từ 2 – 4 năm chiếm 53,3%. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng thời gian chị em tham gia sinh hoạt trong nhóm Tự lực không phải ở một thời gian nhất định. Nhƣng dù tham gia ở thời gian nào thì chị em cũng vẫn nhận đƣợc sự quan tâm từ mọi phía và các thành viên trong nhóm vẫn gắn bó với nhau

Về mặt cơ bản khi tham gia sinh hoạt trong nhóm Tự lực – nhóm phụ nữ bị mua bán trở về do Tổ chức Di cƣ quốc tế ( IOM) phối hợp với Cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ lao động thƣơng binh và Xã hội thực hiện. Ở đây, chị em có cơ hội chia sẻ những khó khăn cũng nhƣ những kinh nghiệm của mình trong cuộc sống. Đƣợc đồng cảm với những ngƣời cùng

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

chung cảnh ngộ với nhau. Họ đƣợc sống thật với chính bản thân mình, đƣợc tôn trọng và đƣợc thấu cảm cùng nhau.

Từ phía tổ chức IOM cho biết: “Với mục tiêu khi tiến hành hỗ trợ nhóm chị em bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng một cách tốt nhất cho đến nay, sau 6 năm hoạt động chũng tôi đã hỗ trợ được chị em về mọi mặt như vay vốn sản xuất, hỗ trợ việc làm, tư vấn tâm lý, khám chữa bệnh... Đặc biệt là chị em đã tự tin hơn để hoà nhập cộng đồng thông qua sinh hoạt nhóm Tự lực. Tuy chưa phải nạn nhân nào cũng được tham gia nhưng tham vọng của chúng tôi là hỗ trợ cho tất cả những nạn nhân bị mua bán trở về có thể tái hoà nhập cộng đồng một cách thuận lợi và tốt nhất.”

Về phía chính quyền địa phƣơng đánh giá về quá trình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về đạt kết quả cao, có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Chi cục Bắc Giang nhận định: “ngoài những hoạt động được hỗ trợ từ tổ chức như: Hỗ trợ vay vốn để ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống... hỗ trợ tư vấn tâm lý, đào tạo nghề, văn hoá, văn nghệ.... chị em khi tham gia vào nhóm còn có cơ hội học hỏi lẫn nhau, cùng nhau giao lưu, chia sẻ, đỡ đần nhau như chị em một nhà. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ tối đa, giúp đỡ chị em trong quá trình sinh hoạt nhóm. Hiện có 100% thành viên trong nhóm đều được nhận sự trợ giúp từ dự án và tiến tới dự án sẽ được nhân rộng ra toàn tỉnh.

Phỏng vấn sâu ông Dƣơng Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hƣng, Lạng Giang về kết quả thực hiện công tác hỗ trợ THNCĐ cho PN bị mua bán trở về tại địa phƣơng “ Chính sự hỗ trợ của Dự án đã làm chuyển biến nhận thức từ chính quyền địa phương, làng xóm, anh em, họ hàng, từ chỗ mọi người chưa nhận thức, chưa quan tâm đến nay họ đã hiểu và thông cảm với chị em phụ nữ trở về. Chính quyền xã đã có nhiều hoạt động phối hợp với Chi Cục PCTNXH, Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý, Tỉnh

Hội phụ nữ … tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng đạt hiệu quả cao.”

Nhƣ vậy, theo ý kiến đánh giá của cán bộ dự án thì công tác hỗ trợ nhóm phụ nữ bị mua bán trở về tái hoà nhập động đồng tại địa bàn 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang là có sự hỗ trợ đồng đều giữa các thành viên trong nhóm, không có sự khác biệt rõ ràng về thời gian tham gia vào nhóm lâu hơn hay ít hơn.

Tuy nhiên, để thấy rõ hơn về ý kiến của chị em khi đánh giá về mô hình nhóm Tự lực tác giả xin đƣa ra bảng đánh giá ý kiến của chị em theo thời gian tham gia vào nhóm từ kết quả khảo sát đƣợc.

Bảng số 3.5: Bảng đánh giá về mô hình nhóm Tự lực theo ý kiến của chị em chia theo thời gian tham gia sinh hoạt tại nhóm.

Tiêu chí đánh giá

Thời gian tham gia sinh hoạt trong nhóm

Từ 1 – 2 năm Từ 2 – 4 năm Từ 4 – 6 năm

Tổ chức IOM Tổ chức có sự quan tâm đến nhóm nhƣng chỉ ở mức vĩ mô Tổ chức chƣa trực tiếp làm việc cùng nhóm nhiều, chủ yếu là hỗ trợ về kinh tế Tổ chức IOM đã quan tâm nhiều đến nhóm về mọi mặt từ khi thành lập. Cục PCTNXH Có sự sát sao đến nhóm, hỗ trợ nhóm. Nhƣng còn có sự thiên lệch giữa những thành viên lâu năm và mới tham gia

Có sự sát sao đến nhóm, hỗ trợ nhóm. Có sự sát sao đến nhóm nhƣng còn lỏng lẻo, cũng có thời gian chƣa thật sự quan tâm sâu sắc đến nhóm.

địa phƣơng đến nhóm, động viên và hỗ trợ kịp thời với các thành viên nhóm đến nhóm, động viên và hỗ trợ kịp thời với các thành viên nhóm nhóm, động viên và hỗ trợ kịp thời với các thành viên nhóm Mối quan hệ với cộng đồng xã hội Cộng đồng còn nhiều cái vẫn hiểu sai về nạn nhân, chƣa thật sự có cái nhìn thiện cảm với nhóm. Đã có nhiều thay đổi từ cái nhìn của xã hội, đặc biệt là những thành viên trong gia đình Chúng tôi đã cảm thấy tự tin khi đứng trƣớc cộng đồng, họ cảm thông và chia sẻ với chúng tôi, yêu thƣơng chúng và chấp nhận chúng tôi. Hoạt động của nhóm Tự lực Chị em trong nhóm đoàn kết, nhƣng chƣa có sự phát triển đồng đều. Đa số những chị em lâu năm có kinh nghiệm và hoà nhập tốt hơn. Chƣa có nhiều hoạt động ngoại khoá, giao lƣu với các nhóm khác. Nguồn chi phí hỗ trợ chị em tái sản xuất chƣa nhiều, đa số chị

Chị em có sự phối hợp ăn ý, hoạt động sôi nổi và hiệu quả trong các buổi sinh hoạt nhóm. Nhƣng vì khoảng cách xa nên thời gian sinh hoạt chƣa nhiều nên đôi khi có những buổi sinh hoạt bị gián đoạn. Chi phí hỗ trợ tái sản xuất, phát triển kinh doanh tƣơng đối tốt, đa

Nhóm hoạt động tốt, thƣờng xuyên giao lƣu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm. Các thành viên đều có sự cố gắng hoà nhập cộng đồng và mong muốn mở rộng chƣơng trình hơn để mọi nạn nhân bị mua bán trở về đều có cơ hội tham gia. Đa số chị em đƣợc hỗ trợ chi phí phát triển sản

em mới chƣa

đƣợc hƣởng.

Chƣa có sự tham gia của ngƣời thân nạn nhân

số chị em đƣợc hỗ trợ. Chƣa có sự tham gia của ngƣời thân nạn nhân trong nhóm

xuất. Đã có những đề xuất để ngƣời thân tham gia sinh hoạt trong nhóm nhằm hiểu hơn về ngƣời thân của mình.

Chỉ có những ngƣời trong cuộc mới có thể hiểu về nhau nhiều hơn. Chính vì vậy, khi tham gia vào nhóm Tự lực – nhóm chị em phụ nữ bị mua bán trở về thì họ - những nạn nhân của tình trạng mua bán ngƣời đƣợc sống thật với bản thân mình hơn, họ cùng giúp đỡ nhau vƣợt qua mọi khó khăn, mặc cảm trong cuộc sống, cùng chung tay đẩy lùi những khó khăn, vui sống, học tập, lao động, sản xuất để hoà nhập vào cuộc sống.Từ khi nhóm Tự lực thành lập (năm 2009) đến nay, nhóm có những thành viên lâu năm và những thành viên mới. Vì thế, khi đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm cũng có những điểm khác biệt giữa ý kiến của các thành viên theo thời gian tham gia vào nhóm.

Có cùng ý kiến đánh giá về sự tham gia của chính quyền địa phƣơng đối với việc thành lập mô hình nhóm và xuyên suốt quá trình hoạt động, chị em nhận định là chính quyền đã thực sự quan tâm đến nhóm, động viên và hỗ trợ kịp thời với các thành viên. Chị Th hiện đang sinh hoạt tại nhóm Tự lực Lục Nam đƣợc 5 năm cho biết: “ từ khi tham gia vào nhóm, chúng tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là của chính quyền địa phương. Khi nhóm có những vấn đề gì thì chính quyền địa phương đều quan tâm kịp thời và có những phương án cùng nhóm giải quyết.

Dù thời gian sinh hoạt không nhiều nhƣng chị em đã THNCĐ bằng các bƣớc đi vững chắc, tích cực và thành công. Những thay đổi nhanh chóng,

“Nếu như buổi đầu tiên sinh hoạt không khí trầm buồn, đùn đẩy lẫn nhau khi phát biểu, những vẻ mặt thẫn thờ, u uất thì bây giờ thay vào đó là khuôn mặt tự tin, trẻ trung, yêu đời. Trong các cuộc họp, hầu hết chị em đều biểu lộ khả năng trình bày mạch lạc các vấn đề của mình, tranh luận sôi nổi, hát rất hay, đóng kịch giỏi và tham gia nhiệt tình các hoạt động vui chơi, giải trí” (Phỏng vấn sâu trưởng nhóm Tự lực Lục Nam).

Về mối quan hệ với cộng đồng:Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhƣng đƣợc sống yên ổn ở quê hƣơng, nhiều chị đã cảm nhận đƣợc sự may mắn của mình và từ bỏ ý nghĩ sang Trung Quốc. Nguyễn Thị H ở nhóm Lạng Giang là một cô gái trẻ xinh đẹp, nói tiếng Trung Quốc giỏi cho biết “Khi em tham gia vào nhóm, vẫn có người gạ đi Trung Quốc với những lời hứa hẹn tốt đẹp nhưng em đã kiên quyết từ chối” đến nay em đang là thành viên tích cực của nhóm. – nhƣ vậy có thể thấy rằng việc tạo lập lại quan hệ với cộng đồng xã hội của nạn nhân bị mua bán trở về đã có hƣớng tích cực hơn, đó là ý kiến của chị em đã tham gia vào nhóm từ 4 – 6 năm. Còn với các thành viên tham gia ít hơn từ 1 – 2 năm thì họ vẫn còn tự ti, mặc cảm đặc biệt là với những bàn tán của cộng đồng. Những chị em có thời gian sinh hoạt trong nhóm từ những bƣớc đầu thành lập có nhiều kinh nghiệm hơn và cũng đã dễ dàng hơn trong tái hoà nhập cộng đồng. Phỏng vấn chị Đinh Thị M, thành viên nhóm Tự lực Lục Ngạn, chị cho biết: “ Tôi sinh hoạt trong nhóm Tự lực từ khi nhóm được thành lập, nay đựoc 6 năm rồi. Bước đầu có nhiều khó khăn nhưng cũng có nhiều thuận lợi, với tôi thì tôi nhận được rất nhiều. Được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ chị em, hỗ trợ về mọi mặt từ tâm lý, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, vay vốn... đến nay nhóm đã có 10 thành viên. Các thành viên tham gia vào nhóm sau thì chưa nhận được nhiều như chị em lâu năm như chúng tôi.”.

Có cơ hội tham gia vào nhóm trong thời gian đầu thành lập chị em có cơ hội nhận đƣợc nhiều sự trợ giúp hơn, đặc biệt là từ phía tổ chức IOM. Tuy nhiên, cũng có những điểm hạn chế nhƣ: Khi nhóm mới thành lập, với những chị em sinh hoạt đƣợc từ 4 – 6 năm thì lúc đó nhóm còn bỡ ngỡ, mọi hoạt động hỗ trợ chƣa thật sự sâu sắc. Nhƣ mô hình hỗ trợ về tâm lý, khi đó chƣa có Nhân viên công tác xã hội trực tiếp tham gia hỗ trợ mà chủ yếu do các chị em bên hội phụ nữ, đoàn thanh niên tƣ vấn hỗ trợ, vì thế kết quả chƣa cao. Chị Nguyễn Thị Ch sinh hoạt tại nhóm Lục Nam chia sẻ: “ là một trong những người tiên phong tham gia vào nhóm, lúc đó mọi việc đều bỡ ngỡ, ngay từ thông nhất hoạt động, tên họi hay những mô hình hỗ trợ đều còn chưa sâu sắc. Chúng tôi chưa được tiếp xúc với nhân viên xã hội có chuyện môn về tư vấn tâm lý, chủ yếu chỉ là lời động viên từ phía chị em với nhau và các chị em bên hội phụ nữ... Nhưng giờ nhóm hoạt động được 6 năm rồi nên các thành viên mới vào nhóm được hưởng cái quy củ và hoạt động khoa học hơn nhiều.”

Nhìn chung công tác hỗ trợ nạn nhân là PN bị mua bán trở về đã đƣợc quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác tuyên truyền đã đƣợc quan tâm và đến tận cơ sở. Phối hợp với các ngành, các cấp, các huyện, thành phố giúp đỡ về vật chất, giúp đỡ về pháp luật, trao đổi về thông tin, tƣ vấn cho họ mọi mặt nhƣ: việc làm, giải quyết trợ cấp đặc biệt khó khăn để họ ổn định cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng, không phân biệt đối xử với ngƣời trong gia đình và ngoài xã hội.

Chị Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Chi cục Trƣởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh cho biết: "Từ các hoạt động của nhóm tự lực, Chi cục đã xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng, tình hình phụ nữ đi làm ăn xa, trẻ em phạm tội, mắc các tệ nạn xã hội và đề ra biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả. Trong đó, quan tâm nắm bắt thông tin, vận động, giáo dục các

nhóm đối tượng nguy cơ cao như: phụ nữ đi làm xa không rõ địa chỉ, phụ nữ nông thôn chưa có việc làm, thiếu thông tin, nhận thức còn hạn chế. Từ đó giúp chị em hiểu, tự phòng ngừa, nâng cao cảnh giác với các hành vi lừa gạt, dụ dỗ, đồng thời cung cấp các nguồn tin quan trọng giúp các cơ quan chức năng nhận diện tội phạm, tổ chức phòng, chống hiệu quả tình trạng này".

Đánh giá về hoạt động của nhóm Tự lực có sự khác nhau giữa thời gian các thành viên tham gia vào nhóm.

Nhóm mới tham gia vào từ 1 – 2 năm nhận xét nhóm có sự đoàn kết, nhƣng sự phát triển giữa các thành viên trong nhóm chƣa đồng đều, hoạt động ngoại khoá nhằm giúp chị em hoà nhập cuộc sống, giao lƣu với cộng đồng còn hạn chế, chị em mới tham gia vào nhóm còn chƣa nhận đƣợc hỗ trợ phát triển sản xuất và đặc biệt sự tham gia của ngƣời thân trong nhóm là chƣa có. Chính vì vậy, quá trình hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập cộng đồng nhƣ nhận xét của nhóm nạn nhân mới tham gia còn chƣa thật sự tốt, sự liên kết với cộng đồng, đặc biệt là với ngƣời thân nạn nhân còn hạn chế. Đặc biệt, với nạn nhân bị mua bán trở về, hơn lúc nào hết họ cần sự cảm thông và bảo vệ từ ngƣời thân, nhƣng việc huy động nguồn lực từ phía gia đình, ngƣời thân còn chƣa đƣợc sát sao – đó cũng là nhận xét chung của nhóm nạn nhân đã tham gia vào nhóm Tự lực từ 3 – 4 năm và 4 – 6 năm.

Tham gia sinh hoạt trong nhóm với thời gian lâu hơn, nhóm 4 – 6 năm chị em đa số đều nhận đƣợc sự hỗ trợ để phát triển sản xuất và chị em đều đã có công việc làm ổn định. Còn với những chị em tham gia đƣợc từ 2 – 4 năm thì cũng đã nhận đƣợc sự trợ giúp nhƣng chƣa nhiều, vì nguồn kinh phí hạn chế, và chị em chƣa biết hỗ trợ nhau, cùng nhau làm giàu và việc ỷ lại, trông trờ vào sự hỗ trợ từ dự án ở một số chị em còn xảy ra.

Từ những nhận xét trên có thể thấy, những chị em có thời gian tham gia từ những bƣớc đầu nhóm Tự lực thành lập đều có nhận xét chung là nhóm

hoạt động có ý nghĩa thiết thực, chị em đều đã và đang hoà nhập cộng đồng tƣơng đối tốt và có sự phát triển về kinh tế, nghề nghiệp ổn định và đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 86 - 95)