Hoạt động hoà nhập vàtập huấn và nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 110 - 112)

3.2 .Một số kinh nghiệm rút ra trong qua quá trình hoạt động của mô hình

3.3.3. Hoạt động hoà nhập vàtập huấn và nâng cao năng lực

Là ngƣời hiểu về tâm sinh lý của nạn nhân bị mua bán trở về, đồng thời cũng là cầu nối giữa nạn nhân và các nguồn lực hỗ trợ. Nhân viên công tác xã hội cần là ngƣời “ sống cùng” nạn nhân để hiểu về tâm tƣ nguyện vọng cũng nhƣ những nhu cầu của họ để thấu cảm và có những hoạt động hỗ trợ tích cực giúp chị em tái hoà nhập cộng đồng và nâng cao năng lực bản thân. Cần quan tâm và hỗ trợ để có thể duy trì và thực hiện tốt mô hình nhóm tự lực, góp phần phòng, chống nạn mua bán ngƣời, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng di cƣ không an toàn.

Phối hợp với chính quyền địa phƣơng, tổ chức có liên quan tổ chức hoạt động nâng cao năng lực về phòng, chống mua bán ngƣời cho cán bộ cơ sở thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, tổ chức tham quan học tập kinh

nghiệm xây dựng mô hình nhóm tự lực giữa các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế.

Biên soạn Cẩm nang về mô hình nhóm tự lực làm tài liệu sử dụng chung cho cả nƣớc. Từ đó từng bƣớc kêu gọi việc nhân rộng mô hình Tự lực để không chỉ chị em phụ nữ mà mọi nạn nhân bị mua bán trở về đều có cơ hội tham gia vào nhóm nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trở về.

Tăng cƣờng kết nối với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, cũng nhƣ các doanh nghiệp nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực để hỗ trợ tốt nhất cho nạn nhân bị mua bán trở về.

Tóm lại, sự tham gia của nhân viên công tác xã hội trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng, cụ thể ở đây nạn nhân là nhóm phụ nữ là một việc làm vô cùng cần thiết. Vì hơn khi nào hết, nạn nhân khi bị mua bán trở về họ cần sự hỗ trợ, tƣ vấn về tâm lý, thăm khám sức khoẻ... và nhân viên xã hội là ngƣời có thể hỗ trợ họ một cách tốt nhất. Và cần có sự tham gia của nhân viên xã hội trong quá trình sinh hoạt nhóm, để khi các thành viên có nhu cầu và vấn đề cần hỗ trợ thì khi đó nhân viên xã hội có thể kịp thời hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

Nhân viên công tác xã hội cần hỗ trợ kịp thời, là cầu nối giữa nạn nhân và gia đình họ khi nạn nhân bị mua bán trở về mà gia đình không chấp nhận, ruồng bỏ, hắt hủi họ. Đồng thời cũng là cầu nối giữa nạn nhân với chính quyền địa phƣơng, các nguồn lực hỗ trợ khác.

Hiện nay, tại nhóm Tự lực, sự tham gia của nhân viên xã hội còn hạn chế, chƣa có sự thƣờng xuyên. Một thành viên trong nhóm chia sẻ: “ nhóm Tự lực chúng tôi từ khi hoạt động đến nay sự tham gia của nhân viên xã hội còn hạn chế, chưa thường xuyên và sâu sát trong quá trình nhóm sinh hoạt. Chính vì vậy, những khi có việc cần hoặc có những khó khăn thì chúng tôi không

biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ đâu cả. Chúng tôi rất mong có nhân viên xã hội cùng sinh hoạt và hỗ trợ chúng tôi những lúc cần thiết.” Nhƣ vậy, có thể thấy, vai trò của nhân viên xã hội là vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình sinh hoạt nhóm Tự lực nói riêng và việc hỗ trợ những nạn nhân bị mua bán trở về nói chúng. Vì vậy, việc tham gia trực tiếp của nhân viên công tác xã hội trong quá trình sinh hoạt nhóm để có những đánh giá và hỗ trợ kịp thời cho các thành viên trong nhóm là việc làm cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 110 - 112)