Đánh giá của thành viên trong 3 nhóm Tự lực Lục Ngạn,Lục Nam và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 100 - 102)

2.3.1 .Cơ cấu tổ chức của mô hìnhhỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng

3.1.4. Đánh giá của thành viên trong 3 nhóm Tự lực Lục Ngạn,Lục Nam và

Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.

 Nhận định chung của 3 nhóm tự lực thuộc tỉnh Bắc Giang: Qua

quá trình tham gia sinh hoạt tại nhóm Tự lực chị em có cơ hội đƣợc học hỏi cùng nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn cũng nhƣ kinh nghiệm trong cuộc sống. Bản thân chị em bị mua bán trở về đều có chung tâm lý mặc cảm, tự ti và có hoàn cảnh khó khăn, cái nhìn kém thiện cảm từ cộng đồng làng xã... và với mong muốn đƣợc tái hoà nhập cộng đồng, đƣợc sống cuộc sống

nhƣ bao ngƣời khác. Và khi tham gia vào nhóm chị em đã có cơ hội để thực hiện đƣợc điều đó. Nhóm Tự lực Lạng Giang chia sẻ “ chị em chúng tôi hạnh phúc lắm khi được tham gia trong nhóm Tự lực, qua thời gian sinh hoạt trong nhóm chúng tôi đã tự tin hơn, mạnh dạn hơn và cộng đồng cũng đã dần chấp nhận chúng tôi, hiểu và thông cảm về hoàn cảnh mà chúng tôi phải chịu. Tham gia vào nhóm là cơ hội để chúng tôi tái hoà nhập cộng đồng một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.”. Cùng chung nhận định với nhóm Lạng Giang thì chị em trong nhóm Lục Nam và Lục Ngạn cũng đƣa ra ý kiến về kết quả tham gia vào nhóm Tự lực giúp chị em từng bƣớc tái hoà nhập cộng đồng và có cuộc sống tốt hơn.

 Ngoài những nhận định chung về kết quả hoạt động của mô hình

nhóm Tự lực, thành viên mỗi nhóm cũng đƣa ra những nhận xét riêng.

Với nhóm Tự lực huyện Lục Nam: Mô hình hỗ trợ nhóm phụ nữ bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng, giúp chị em có cơ hội đƣợc sinh hoạt cùng nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là cùng nhau tái hoà nhập cộng đồng, ổn định tâm lý cũng nhƣ cuộc sống. Nhóm nhận đƣợc sự quan tâm của tổ chức IOM, Cục PCNXH, Chi cục PCTNXH tỉnh Bắc Giang và các nguồn lực hỗ trợ khác... vì vậy, các thành viên trong nhóm đều nhận đƣợc sự hỗ trợ về mọi mặt để có thể tái hoà nhập cộng đồng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhóm vẫn hoạt động dựa trên kế hoạch cũng nhƣ sự giám sát của tổ chức chứ chƣa lồng ghép các hoạt động khác trong quá trình sinh hoạt.

Nhóm Tự lực huyện Lục Ngạn ngoài những kết quả đạt đƣợc từ sự hỗ trợ của dự án thì các thành viên trong nhóm cũng mạnh dạn học hỏi lồng ghép thêm các hoạt động khác mà các thành viên trong nhóm cùng thống nhất đƣa vào nhƣ có các buổi ngoại khoá các chị em cùng nhau thăm quan mô hình

những trang trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Từ đó rút kinh nghiệm để chị em có thể tự bản thân phát triển áp dụng vào gia đình mình...

Nhóm Tự lực huyện Lạng Giang ngoài nhận đƣợc sự hỗ trợ từ dự án, và thực hiện đúng theo tiến trình cũng nhƣ kế hoạch đã đề ra thì việc lồng ghép tổ chức các buổi giao lƣu, sinh hoạt giữa các thành viên nhóm có sự tham gia của con em, ngƣời thân của chị em bị mua bán trở về nhằm để họ hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của chị em cũng nhƣ để họ thông cảm và hỗ trợ chị em nhiều hơn trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng. Đây cũng là điểm mới mà mô hình nhóm Tự lực huyện Lạng Giang làm đƣợc.

Tóm lại, với mô hình nhóm Tự lực – mô hình hỗ trợ nhóm phụ nữ bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng đƣợc đánh giá trên 3 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang của tỉnh Bắc Giang đƣợc bản thân các thành viên trong nhóm nhận định là đều đem lại những kết quả tốt nhằm giúp chị em tái hoà nhập cộng đồng, có một cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời dân khác. Qua hoạt động trong nhóm chị em tự tin hơn, mạnh dạn hơn và đƣợc cộng đồng, xã hội chấp nhận. Đặc biệt, chị em đều nhận đƣợc sự trợ giúp từ tổ chức IOM, cục PCTNXH, Chi cục PCTNXH, các tổ chức, nguồn lực hỗ trợ khác và đặc biệt là sự hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm nhằm đem lại kết quả tốt nhất trong công tác hỗ trợ nhóm phụ nữ bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 100 - 102)