Một số khuyến nghị chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 112)

3.2 .Một số kinh nghiệm rút ra trong qua quá trình hoạt động của mô hình

3.4. Một số khuyến nghị chung

Đối với Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội

Ghi chép lại quá trình hoạt động của các nhóm tự lực, tiếp tục tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ nhóm lớn mạnh hơn. Dần dần, hƣớng các nhóm đến độc lập sinh hoạt cả về tài chính lẫn kĩ thuật. Để từ đó, các nhóm và thành viên tự lập một cách hoàn toàn và không cần sự trợ giúp từ dự án, từ các cơ quan chức năng.

Tăng cƣờng các hoạt động gây quỹ để nhóm có nguồn vốn ổn định hoạt động. Ví dụ nhƣ tiền hỗ trợ các thành viên trong từng buổi sinh hoạt có thể góp thành một khoản tiền lớn hơn rồi lần lƣợt cho các thành viên trong nhóm vay để giải quyết đƣợc các việc lớn hơn.

Mở rộng các thành viên tham gia vào nhóm. Các thành viên nhóm đã trƣởng thành trở thành ngƣời cố vấn, hỗ trợ để cơ hội tham gia nhóm cho các thành viên mới. Mở rộng thêm địa bàn dự án (Thành lập thêm các nhóm tự lực ở địa bàn mới, chú trọng đến các thành viên mới trở về và cả nạn nhân tự trở về, chƣa qua xác minh).

Cần tổ chức tập huấn cho cán bộ địa phƣơng thấy rõ hơn nhu cầu trợ giúp của ngƣời bị buôn bán và những ngƣời có nguy cơ cao bị buôn bán cũng nhƣ các kỹ năng trợ giúp.

Tìm kiếm các nguồn lực để triển khai những khoá tập huấn về quyền và kỹ năng sống cho những ngƣời bị buôn bán trở về và những ngƣời có nguy cơ cao bị buôn bán

Tăng cƣờng tìm kiếm những hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức trợ giúp ở trên nhƣ về: hỗ trợ nghề, việc làm, hỗ trợ tâm lý… nhằm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu trợ giúp của đối tƣợng. Tổ chức việc kết nối các dịch vụ thành mạng lƣới nhằm tăng cƣờng khả năng tiếp cận và nhận đƣợc sự trợ giúp toàn diện từ các dịch vụ trợ giúp tại địa phƣơng.

Chi cục Bắc Giang nên soạn thảo cuốn Cẩm nang xây dựng nhóm Tự lực trong công tác Phòng chống mua bán ngƣời.

Đƣa mô hình nhóm tự lực vào chƣơng trình, chính sách hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân của mua bán ngƣời. Đây là hoạt động đem lại lợi ích thực tế và có tác động, ảnh hƣởng đến không chỉ nạn nhân mà còn cả ngƣời dân trong cộng đồng. Vì vậy, trong các chính sách của tỉnh hay Trung Ƣơng có thể đƣa vào hƣớng dẫn và các quy định thành lập nhóm Tự lực, ngân sách cho hoạt động nhóm.

Tăng cƣờng việc khai thác các nguồn lực tài chính cũng nhƣ hỗ trợ từ địa phƣơng (dịch vụ việc làm, pháp lí, các chƣơng trình phúc lợi cho nhóm đối tƣợng hƣởng lợi...) cho công tác tuyên truyền phòng chống mua bán ngƣời hoặc hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Đối với nhóm Tự lực

Tích cực vận động các chị em có cùng hoàn cảnh tham gia sinh hoạt nhóm. Nên có ngƣời nhóm trƣởng đƣợc đào tạo và có sự cam kết gắn bó với nhóm.

Tăng cƣờng sự giao lƣu, kết nối giữa thành viên của các địa phƣơng khác nhau.

Nâng cao năng lực về vận động gây quỹ, sáng tạo và đề xuất ý tƣởng dự án nhằm tăng cƣờng khả năng tự lực và duy trì tính bền vững của các hoạt động.

Tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm xã hội của các thành viên trong nhóm vào công tác phòng chống mua bán ngƣời: tham gia diễn kịch tuyên truyền, tuyên truyền đồng đẳng, tuyên truyền cá nhân với gia đình, hàng xóm, bạn bè, ngƣời quen...

Việc thành lập nhóm Tự lực sinh hoạt trên địa bàn hẹp hơn nhƣ tuyến Xã, thị trấn để chị em có nhiều thời gian tham gia sinh hoạt cùng nhóm. Đồng thời với địa bàn sinh hoạt không quá rộng thì chị em cũng có nhiều cơ hội để tìm hiểu về nhau hơn, qua đó các thành viên hiểu nhau hơn, dễ dàng chia sẻ và gắn kết hơn.

Thành lập nhóm Tự lực không nên chỉ giới hạn đối với nạn nhân là phụ nữ, mà trên thực tế nạn nhân bị mua bán có cả nam giới, ngƣời lớn tuổi hay trẻ em... chính vì vậy, việc tạo cơ hội để mọi nạn nhân bị mua bán trở về tham gia vào nhóm nhằm hỗ trợ họ tái hoà nhập cộng đồng hiệu quả là việc làm thiết thực và cần đƣợc ƣu tiên.

Tham gia vào các hoạt động hội nhóm của địa phƣơng nhƣ Hội phụ nữ, hội nông dân. Qua đây, nhằm tăng cƣờng sự hòa nhập cộng đồng của các thành viên với cộng đồng cũng nhƣ vai trò của nạn nhân trong các hoạt động chung của địa phƣơng. Ví dụ phối hợp sinh hoạt của nhóm tự lực với hoạt động của hội phụ nữ và tổ dân phố tại địa bàn – trong các cuộc họp của câu lạc bộ phụ nữ hay họp tổ dân phố của thôn, xã có thể đề cập đến nội dung phòng chống mua bán ngƣời và chia sẻ thêm thông tin.

Đối với các cơ quan phối hợp

Thành lập quỹ hỗ trợ cho nhóm tự lực tại Bắc Giang trong các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông. Ví dụ có thể có một phần kinh phí để tiếp tục duy trì các buổi sinh hoạt nhóm khi không có kinh phí. Hoặc kinh phí hoạt

động của địa phƣơng có thể chi cho hoạt động truyền thông ở cộng đồng, trong đó chính chị em của nhóm tự lực là những tuyên truyền viên.

Tiếp tục tăng cƣờng sự phối hợp giữa Chi cục, các ban ngành có liên quan nhƣ Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên...

KẾT LUẬN

Công tác hỗ trợ PN bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng là vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc. Tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán trở về hòa nhập cộng đồng, đƣợc sống một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

Trong năm qua Bắc Giang đƣợc sự hỗ trợ của tổ chức Di cƣ Quốc tế (IOM) đã triển khai thực hiện dự án, tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cũng nhƣ huy động sự tham gia của ngƣời dân. Các nạn nhân trở về đã đƣợc hƣởng chế độ hỗ trợ tƣơng đối đồng bộ nhƣ khám chữa bệnh, hỗ trợ vay vốn, học văn hóa, giải quyết việc làm, đồng thời cũng đã xây dựng mô hình nhóm Tự lực tại 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Gang với tổng số là 35 thành viên tham gia. Tại đây, nạn nhân bị mua bán trở về, cụ thể là chị em phụ nữ có cơ hội đƣợc giao lƣu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cũng nhƣ hƣởng các chế độ hỗ trợ từ mọi phía.

Thành lập đƣợc mô hình nhóm Tự lực – mô hình hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về tái hoà nhập cộng đồng trên địa bàn 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang là một việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với không chỉ địa bàn tỉnh mà còn mở ra cơ hội mới cho những nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn cả nƣớc. Các thành viên có cơ hội tham gia sinh hoạt trong nhóm Tự lực có cơ hội đƣợc chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và đƣợc hƣởng sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc, từ đó tạo niềm tin, động lực và cơ hội để chị em có thể tái hoà nhập cộng đồng một cách thuận lợi nhất. Tuy đƣợc thành lập với thời gian chƣa lâu, nhƣng những gì mà nhóm đem lại cho chị em cũng không hề nhỏ, có những chị em tham gia sinh hoạt nhóm trong thời gian bắt đầu thành lập, nhƣng có chị em cũng mới tham gia đƣợc từ 1 – 2 năm và ở những độ tuổi khác nhau, địa bàn khác nhau... Nhƣng chị em đều thấu hiểu, thông cảm và chia sẻ với nhau, tuy đôi lúc còn có những khúc mắc, hiểu nhầm hay chƣa thật

sự hiểu về nhau, nhƣng hơn hết chị em đã cùng động viên nhau cố gắng vƣơn lên tái hoà nhập cộng đồng để có một cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời dân khác. Đó không chỉ là sự cố gắng của bản thân những nạn nhân mà còn là của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nƣớc hỗ trợ.

Tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế và cả những thách thức trong công tác hỗ trợ nạn nhân nhƣng với sự cố gắng, nỗ lực và sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành những khó khăn hạn chế sẽ dần đƣợc khắc phục và công tác hỗ trợ THNCĐ cho PN bị mua bán trở về sẽ đạt đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp và bền vững hơn nữa. Góp phần giải phóng phụ nữ, đảm bảo quyền lợi trẻ em, quyền cơ bản nhất của con ngƣời, đƣợc tôn trọng mà pháp luật đã quy định, góp phần xây dựng cuộc sống mới no ấm bình đẳng và tiến bộ. Đặc biệt qua nghiên cứu, tác giả tham vọng mô hình Tự lực – Mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về sẽ đƣợc nhân rộng ra cả nƣớc và không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ riêng cho phụ nữ mà còn là toàn bộ những nạn nhân bị mua bán trở về. Giúp họ có thể hoà nhập lại cộng đồng, tự tin và sống một cuộc sống hạnh phúc nhƣ bao ngƣời khác.

Trong luận văn, tác giả đã đƣa ra đƣợc những khái niệm về mua bán ngƣời và những khái niệm có liên quan khác, về thực trạng mua bán ngƣời tại địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bắc Giang cũng nhƣ thực trạng phụ nữ bị mua bán trở về trên địa bàn. Từ đó, tác giả cũng có những nghiên cứu đánh giá về tình hình khó khăn của chị em bị mua bán trở về, sau đó khái quát về mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về và thực trạng thực hiện mô hình. Ở chƣơng cuối, tác giả tập trung đánh giá kết quả của mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về trên địa bàn 3 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang từ những đánh giá đó tác giả rút ra những kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện mô hình đồng thời có những kiến nghị, đề xuất để thực hiện công tác hỗ

trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về nói riêng và nạn nhân của tình trạng mua bán ngƣời nói chung.

Tóm lại, việc nghiên cứu, khảo sát về mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về tại 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang nhằm mục đích chỉ ra rằng đây là 3 nhóm Tự lực đầu tiên đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh tính từ năm 2009 đến nay. Chình vì vậy, mọi hoạt động của các nhóm đều tuân thủ theo tiến trình thành lập nhóm đã thống nhất, không khác nhau nhiều. Việc nghiên cứu nhằm đánh giá khái quát để thấy rõ về mọi hoạt động của mô hình cũng nhƣ từ đó hƣớng đến việc mong muốn đề xuất nhân rộng mô hình ra toàn quốc để những nạn nhân bị mua bán trở về đều có cơ hội tham gia để tái hoà nhập lại cộng đồng một cách thuận lợi nhất. Việc tác giả không trực tiếp phân tích, so sánh về mô hình giữa 3 huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là do đó là một mô hình nhƣng đƣợc triển khai trên 3 huyện. Đặc biệt là cùng một thời điểm, phƣơng thức, cách thức hoạt động, nguồn lực nhƣ nhau. Vì vậy tác giả đã lồng ghép phân tích các mô hình để thấy sự sinh động và ý nghĩa của mô hình khi đƣợc thành lập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo dự án Nghiên cứu và hành động ngăn chặn tệ nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam, Global Alliance Agianst Trafficking in Women (GATWW)

2. Bộ Công an và Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (2009), Báo cáo kết quả khảo sát "Tình hình nạn nhân bị buôn bán ra nƣớc ngoài hồi hƣơng trở về" Hà Nội, Việt Nam.

3. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam (2009), Tạo môi trƣờng bảo vệ cho trẻ em Việt Nam: Đánh giá Luật và chính sách về bảo vệ trẻ em, đặc biệt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam, UNICEF, Hà Nội, Việt Nam.

4. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nƣớc ngoài trở về ở Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

5. Bộ Tƣ pháp (2009), Báo cáo đánh giá tác động xây dựng dự án Luật phòng, chống mua bán ngƣời (Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật phòng, chống mua bán ngƣời của Bộ Tƣ pháp), Hà Nội, Việt Nam.

6. Bộ Tƣ pháp (2009), Báo cáo Hội thảo về các vấn đề cần quy định trong dự án Luật về phòng, chống mua bán ngƣời, Hà Nội.

7. Bộ ngoại giao Mỹ (2011), Báo cáo nạn buôn ngƣời: (online), xuất bản năm 2005 đến 2011, http://www.state.gov/g/tip/rls/tiprpt/index.htm.

8. Boyle, R. (2009), Trái tim tôi ở đây: Chăm sóc thay thế và tái hòa nhập nạn nhân trẻ em bị buôn bán và các trẻ em dễ bị tổn thƣơng khác, Tổ chức quốc tế về di cƣ, Phnom Penh, Campuchia.

9. Boonpala, P.&Kane, J. (2002), Điều trái tim nhân loại không thể chịu đựng đƣợc: Nạn buôn bán trẻ em và hành động nhằm loại trừ nạn buôn bán này, Tổ chức lao động quốc tế, Geneva, Thụy Sĩ.

10. Chuyên đề:" Bàn về một số vấn đề chung cần đƣợc quy định trong Luật phòng, chống buôn bán ngƣời" Nguyễn Văn Hoàn - Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tƣ pháp

11. Chuyên đề:" Khái niệm buôn bán ngƣời và một số khái niệm cơ bản cần đƣợc quy định trong Luật phòng, chống buôn bán ngƣời" Ths. Trần Văn Đạt - Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tƣ pháp

12. Chuyên đề:" Đề xuất các quy định về phòng ngừa trong dự án Luật phòng, chống buôn bán ngƣời" Nguyễn Quốc Việt - Viện Nghiên cứu thanh niên và Liên minh chống buôn bán phụ nữ toàn cầu (2000)

13. Farley, M. (2006), Mại dâm, buôn bán ngƣời và Lãng quên văn hóa: Chúng ta phải không biết gì để việc kinh doanh bóc lột tình dục hoạt động suôn sẻ, Tạp chí Yale về Luật và Nữ giới, số 18, tháng 3/2006

14. Hội thảo: Một số nội dung cụ thể của dự án Luật phòng, chống buôn bán ngƣời - Hạ Long, tháng 9 năm 2009.

15. Hội thảo khoa học quốc tế nâng cao năng lực Công tác xã hội – chia sẻ kinh nghiệm về trách nhiệm đào tạo Công tác xã hội trƣớc các vấn đề xã hội cấp bách của Việt Nam: Quan điểm quốc tế và trách nhiệm của Việt Nam ( tháng 1/2014), Đại học Thăng Long.

16. Kế hoạch số 526/KHLN/LĐTBXH-CA-VHTTDL-UBMTTQ, ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung kế hoạch số 555/KHLN/2010/LĐTBXH-CA- VHTTDL-UBMTTQ "Về việc triển khai, thực hiện công tác xây dựng xã, phƣờng, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm".

17. Lainez.N, (3/2011), Sự di chuyển của mại dâm và tính đại diện:Trƣờng hợp gái mại dâm Việt Nam sang Campuchia, thành phố Hồ Chí

Minh và Bangkok, Alliance Anti-Trafffic Việt Nam và IRASEC/giám sát về nạn buôn ngƣời.

18. Lê Bạch Dƣơng, Belanger, D., &Khuất Thu Hồng (2005), Di cƣ, hôn nhân và nạn buôn ngƣời xuyên quốc gia ở biên giới Việt-Trung, Tài liệu chuẩn bị cho hội thảo về tình trạng thiếu phụ nữ ở châu Á: xu hƣớng và triển vọng, Singapore, 5-7/12/2005.

19. Lê Bạch Dƣơng và Paula Kelly (2008), Báo cáo nghiên cứu "Buôn bán ngƣời ở Việt Nam và từ Việt Nam đi" Hà Nội

20. Lê Đức Phúc, PGS.TS (1993), "Vấn đề phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội", Kỷ yếu hội thảo một số vấn đề phƣơng pháp luận nghiên cứu ảnh hƣởng của các tệ nạn xã hội đến sự hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam, Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc KX-07, đề tài KX-07- 11, Hà Nội, tr.37

21. Lê Thế Tiệm (1993), "Thực trạng tệ nạn xã hội ở Việt Nam, nhân cách con ngƣời Việt Nam trƣớc, trong và sau tệ nạn xã hội", kỷ yếu hội thảo một số vấn đề phƣơng pháp luận nghiên cứu ảnh hƣởng của các tệ nạn xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về địa bàn tỉnh bắc giang ( nghiên cứu trường hợp tại 03 huyện lục ngạn, lục nam, (Trang 112)