Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 65 - 70)

1.2.1 .Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế

2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ

2.2.3. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp

luật về du lịch và quản lý đô thị đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch

Sau khi nghị định 16/2012/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được ban hành, hàng năm phòng VHTT quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở VH, TT &DL thành phố Hà Nội tổ chức kiểm tra, xử lý các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói chung và khu vực phố cổ nói riêng. Công tác kiểm tra đó đã thu được một số kết quả như sau:

Năm 2012, Phòng VHTT đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở VH,TT&DL kiểm tra 36 cơ sở kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn quận, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm pháp luật qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Quận.

Năm 2013 nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch, Phòng VHTT đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở VH,TT&DL hoàn thành một số nội dung:

- Kiểm tra 91 cơ sở lưu trú du lịch; thẩm định hạng sao cho 04 khách sạn trên địa bàn quận.

- Xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm pháp luật qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn Quận.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát thực trạng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch để nâng cấp và sửa chữa trong khu vực Phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm; khảo sát vị trí đặt quầy thông tin du lịch để thay mới và bổ sung các quầy thông tin du lịch phục vụ khách du lịch trên địa bàn quận.

Năm 2014, Phòng VHTT đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở VH,TT&DL đã tổ chức kiểm tra 44 cơ sở lưu trú du lịch , 40 cơ sở lữ

hành; thẩm định 9 cơ sở lưu trú du lịch, xử phạt vi phạm hành chính : 01 trường hợp với tổng số tiền phạt hành chính : 2.000.000đ.

Năm 2015 ghi nhận lần đầu tiên có khách du lịch nghi ngờ về chất lượng sản phẩm hàng hóa có thương hiệu bày bán trong các cửa hàng ở khu vực phố cổ, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức kiểm tra hàng giả, hàng nhái tại khu vực này. Lực lượng chức năng đã kiểm tra tại nhiều điểm kinh doanh tập trung ở các tuyến phố như: Hàng Trống, Mã Mây, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lý Quốc Sư, Đinh Liệt, Hàng Điếu… Khu vực này thường tập trung nhiều khách du lịch, nên các cửa hàng chủ yếu nhắm đến đối tượng khách là khách nước ngoài. Chỉ riêng với nhãn hiệu The North Face (Mỹ), tại khu vực này, sau khi kiểm tra 11 điểm kinh doanh, lực lượng chức năng thu giữ 3.687 sản phẩm vi phạm gồm: Balô, quần áo, giày, túi, mũ… Do tình trạng vi phạm nghiêm trọng và khá phổ biến, các lực lượng chức năng đang lập kế hoạch kiểm tra và mở rộng đối với các mặt hàng có dấu hiệu vi phạm để xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo môi trường du lịch Hà Nội và thực thi quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

Cùng với công tác giữ gìn trật tự an ninh chính trị an toàn xã hội của các cơ quan chức năng các cấp, hoạt động thanh tra kiểm tra của phòng VHTT quận Hoàn Kiếm trong những năm qua đã góp phần tạo nên môi trường xã hội an toàn cho du khách đến với phố cổ Hà Nội. Theo khảo sát, trên 95% khách du lịch quốc tế cảm thấy an toàn khi đi du lịch tại địa bàn. Mặc dù vậy vẫn có khá nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý đô thị trên địa bàn phố cổ Hà Nội khiến du khách cảm thấy phiền lòng.

Biểu đồ 2.4: Các vấn đề du khách thường phàn nàn

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy bị phàn nàn nhiều nhất là vấn đề giao thông, cụ thể là việc các phương tiện giao thông không chấp hành qui định về TTATGT và gây mất an toàn cho người đi bộ, tiếp sau đó là phàn nàn về chất lượng, số lượng của các nhà vệ sinh công cộng (28%), và 24.8% khách gặp rắc rối với người bán hàng rong và người đánh giày dạo. Về vấn đề bán hàng rong, năm 2008 thực hiện QĐ số 02, quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong, Hà Nội ban hành danh mục 62 tuyến phố và 48 điểm không được bán hàng rong trong đó quận Hoàn Kiếm có 16 tuyến phố. Tuy vậy kết quả công tác triển khai thực hiện trong 7 năm qua đã không đạt được như kỳ vọng. Các tình huống điển hình là người bán hàng rong khi bị phát hiện thì di chuyển ngay sang các phố, các điểm không bị cấm, trong khi đó phải mất thời gian khá lâu từ lúc người dân hay cán bộ các điểm di tích báo cho đến khi lực lượng chức năng mới xuất hiện nên việc xử lý vẫn còn hời hợt. Cũng đã có ý kiến đề xuất nên cấm triệt để người bán hàng rong và người đánh giầy hoạt động ở khu vực này nhưng vấn đề đó không chỉ liên quan đến khách du lịch mà còn gắn bó với cuộc sống của người dân trong khu vực. Theo kết quả khảo sát, có hơn một nửa số người dân được hỏi không ủng hộ ý kiến này.

24.8% 5.6% 8.8% 7.2% 28.0% 40.8% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% Người bán hàng rong, đánh giày Thái độ người dân địa phương Môi

Biểu đồ 2.5: Ý kiến của người dân về đề xuất cấm hoạt động bán hàng rong

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả

Nguyên nhân chủ yếu của việc không ủng hộ là vì những người dân này cho rằng các gánh hàng rong đó rất tiện lợi cho nhu cầu hàng hóa tiêu dùng hàng ngày của họ và quan trọng hơn, với họ gánh hàng rong là một phần của phố cổ Hà Nội, của văn hóa người phố cổ... Như vậy để gìn giữ một nét văn hóa truyền thống các cơ quan chức năng cần quản lý hoạt động bán hàng rong, đánh giày một cách có tổ chức, cần đưa ra các hình thức xử phạt nghiêm khắc để kiểm soát chặt chẽ về mặt giá cả và cách thức mời chào tiếp thị khách sử dụng dịch vụ, hàng hóa.

Về vấn đề giao thông trong khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm đã và đang tiến hành xóa bỏ các hộ kinh doanh không có cửa hàng lấn chiếm vỉa hè trên một số tuyến phố, giải tỏa dứt điểm các bãi xe tự phát bu bám tại đầu các ngã tư, đồng thời tiến hành khảo sát, quy hoạch thêm hệ thống điểm đỗ xe tĩnh phục vụ cho hoạt động của tuyến phố… nhằm mục tiêu giành không gian an toàn cho người đi bộ nói chung và cho khách du lịch nói riêng. Bên cạnh đó, đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT công an Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động kiểm tra, xử lý nhằm chấn trỉnh ý thức người điều khiển các phương tiện giao thông trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, góp phần cải thiện tình trạng giao thông nơi đây. Gần đây nhất, vào cuối năm 2014, đội đã triển khai kế hoạch

40%

60%

Nên Không nên

tập trung kiểm tra xử lý xe mô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông. Theo đó, lực lượng đoàn viên thanh niên của chi đoàn CSGT số 1 đóng vai trò chủ chốt đã tập trung kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp điều khiển xe mô tô không đội MBH, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông trên các tuyến phố chính của quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên do các hoạt động trên không được duy trì liên tục và thường xuyên nên các vi phạm về an toàn giao thông tại khu vực này vẫn xảy ra khá công khai. Một nguyên nhân nữa là do công tác qui hoạch giao thông chưa tốt dẫn đến việc từ khi triển khai mở rộng tuyến phố đi bộ, một số ngã tư nơi tiếp giáp với khu vực đi bộ mọc lên rất nhiều điểm trông xe máy tự phát do người dân mở ra. Không chỉ tạo nên hình ảnh nhốn nháo phản cảm khiến tâm lý khách du lịch khó chịu mà chính những bãi xe này còn là thủ phạm gây nên tình trạng tắc đường cục bộ tại đây. Đối với một địa bàn với diện tích không quá lớn như phố cổ Hà Nội, việc thiết lập và giữ gìn một môi trường giao thông an toàn, thuận lợi thiết nghĩ không phải quá khó khăn. Quan trọng nhất chính là sự quyết tâm thực hiện triệt để các chính sách, qui định đã đề ra của UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị chức năng.

Để hỗ trợ khách du lịch trong việc cung cấp các thông tin về các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh cũng như giải quyết các khiếu nại của khách du lịch, năm 2013 trung tâm hỗ trợ khách du lịch Hà Nội chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 47 Hàng Dầu. Lực lượng của Trung tâm bao gồm: Thanh tra, Phòng Quản lý lữ hành, Phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch. Các bộ phận này sẽ chủ động phối hợp với Công an, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương Thành phố… để đáp ứng yêu cầu của du khách khi cần thiết. Cùng với đó, Sở VHTTDL Hà Nội công bố hai số điện thoại đường dây nóng là: 04.39261515 và 0946791955. Cán bộ phụ trách đường dây nóng 24/24 giờ có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị từ khách du lịch để nhanh chóng phối hợp với người kiến nghị và các cơ quan chức năng liên quan giải quyết, xử lý kịp thời vụ việc. Theo báo cáo

Hoàn Kiếm, số điện thoại này đã được tuyên truyền tới các doanh nghiệp, nhân dân và khách du lịch trên địa bàn quận tuy nhiên thực tế là 100% khách du lịch được khảo sát không biết về số điện thoại này. Dường như vấn đề hỗ trợ thông tin, giải đáp thắc mắc, phàn nàn của khách du lịch vẫn đang bị xem nhẹ và được thực hiện một cách hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)