Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 85)

1.2.1 .Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố

rất nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả giúp cải thiện và nâng cao chất lượng của công tác quản lý nhà nước về du lịch trong khu vực phố cổ. Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã triển khai nhiều đề án về qui hoạch, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ cũng như các hoạt động khôi phục, giới thiệu các nghề và loại hình nghệ thuật truyền thống trong khu vực phố cổ.

Như vậy tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đã hình thành hệ thống xuyên suốt từ trung ương đến địa phương góp nâng cao phần hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai nghiêm túc và hiệu quả, nhờ đó hoạt động du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội đã đạt được những thành quả quan trọng.

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội cổ Hà Nội

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân a) Ưu điểm

Như vậy với sự quan tâm, chỉ đạo của chính phủ, UBND thành phố, sự nỗ lực của UBND quận Hoàn Kiếm và các cơ quan chuyên môn là Bộ, Sở VHTTDL, phòng VHTT quận Hoàn Kiếm, công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội đã và đang ngày càng được hoàn thiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch được chú trọng với các kết quả quan trọng đạt được như: Giai đoạn 1 của đề án giãn dân phố

cổ đã bắt đầu được thực hiện, Tuyến phố đi bộ được mở rộng sang khu bảo tồn cấp I…

Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch được đầu tư chỉnh trang và nâng cấp với 75/79 tuyến hè và thoát nước được cải tạo, sắp xếp đường dây đi nổi của 79/79 tuyến phố ..

Công tác xây dựng, ban hành, thực hiện văn bản qui phạm pháp luật và tuyển truyền, phố biến giáo dục pháp luật đã được thực hiện một cách nghiêm túc với một số văn bản quan trọng được ban hành và đưa vào thực hiện như: Đề án 378 về “Xây dựng một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ” và Qui chế quản lý qui hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội.

Công tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác du lịch, tuyên truyền phổ biến pháp luật bước đầu đã được cải tiến về nội dung và hình thức với nhiều.

Bộ máy tổ chức quản lý ngày càng được chuyên môn hóa cao đặc biệt với việc thành lập Sở Du lịch Hà Nội vào năm 2015.

Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều công trình di tích có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, văn hóa đã được khôi phục, bảo tồn và bắt đầu được đưa vào phục vụ khách du lịch tham quan, tìm hiểu.

b) Nguyên nhân

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ đối với không chỉ riêng quận Hoàn Kiếm hay thành phố Hà Nội mà còn của cả nước, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, thành phố Hà Nội đã dành sự quan tâm rất lớn cũng như chỉ đạo nhiều chính sách, chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch ở đây. Các cơ quan chức năng như Bộ VHTTDL và Sở DL Hà Nội (Sở VHTTDL Hà Nội cũ) đã luôn nỗ lực trong công tác chuyên môn để nghiên cứu, đề xuất các giải

pháp cũng như cùng với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các chính sách về quản lý nhà nước về du lịch của chính phủ và thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương ngày càng được hoàn thiện, sự phân cấp rõ ràng, chuyên môn hóa cao, phù hợp với những yêu cầu mới đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa bàn cũng là một nguyên nhân quan trọng giúp cho các chính sách và các hoạt động thực hiện công tác này ngày càng trở nên thiết thực, hiệu quả hơn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân a) Những hạn chế

Thực tế cho thấy, mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại phố cổ Hà Nội vẫn còn mang nặng tính hình thức, thiếu kết nối, hiệu quả thấp. Việc bảo tồn phố nghề, tuyến phố chuyên doanh các công trình di tích… chủ yếu lấy từ nguồn vốn ngân sách nên mới thực hiện với số lượng hạn chế. Để có được sự đồng thuận của người dân phố cổ, hai dự án trùng tu tại Lãn Ông và Tạ Hiện đã phải chọn cách làm bao cấp 100% kinh phí. Nghĩa là 40 tỷ đồng đã được đầu tư cho hơn 200 m phố này, với đối tượng hưởng lợi trực tiếp là những người dân ở lớp nhà ngoài cùng. Mỗi dự án mất một thời gian dài nghiên cứu và hơn một năm triển khai, như vậy phải rất lâu nữa 19 ha khu trung tâm của phố cổ (được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Trần Nhật Duật) mới có thể được chỉnh trang hoàn toàn để trở lại với hình dáng cũ.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại phố cổ tuy đã tăng hơn về số lượng nhưng chất lượng và cách thức tổ chức thực hiện vẫn mang tính phong trào, chất lượng chưa cao. Ví dụ chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại ngã tư Hàng Buồm và Mã Mây hiện nay, các nghệ sĩ sử dụng nhạc điện tử thu sẵn làm nhạc đệm cho các phần biểu diễn của mình, trang phục

biểu diễn thiếu chỉn chu… dẫn đến việc làm giảm hiệu quả giới thiệu, quảng bá về nét đặc sắc của nghệ thuật truyền thống Việt Nam với du khách.

Công tác xây dựng sản phẩm du lịch vẫn còn thiếu trọng tâm, cho đến nay phố cổ Hà Nội hoàn toàn không có sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng, thể hiện được tài hoa, sự tỉ mỉ, sáng tạo vốn có của các nghệ nhân ở các phố nghề trên địa bàn.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch mang nặng tính hình thức. Rất nhiều các phương tiện, công cụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động này được đầu tư rồi để đấy mà hoàn toàn không thực hiện được chức năng của mình.

Và yếu kém nhất đó là công tác thanh tra kiểm tra hoạt động du lịch, xử lý các khiếu nại của khách du lịch chưa được thực hiện nghiêm ngặt, nhiều gánh hàng rong, đánh giày tại khu vực phố cổ thường chèo kéo, chặt chém du khách với giá dịch vụ, sản phẩm gấp 10 lần bình thường khiến cho tình hình an ninh trật tự ở khu phố cổ trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

b) Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Hiện nay công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội gặp nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch - kiến trúc. Nguyên nhân chủ yếu do mật độ dân cư đông, nhà ở xuống cấp. Theo thống kê, toàn khu vực có 570 hộ với 2.152 nhân khẩu sống xen lẫn trong các đình, đền chùa, cơ quan, trường học, 1.623 hộ sống trong các nhà xuống cấp nguy hiểm, nhà đông hộ cần được di dời, 200 ngôi nhà có giá trị đặc biệt cần được bảo tồn. Mật độ dân cư cao gây áp lực lớn đến cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị. Mặc dù hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị quận đã đầu tư cải tạo song còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch.

Nguyên nhân tiếp theo đó là do ý thức, nhận thức của người dân còn hạn chế. Quận Hoàn Kiếm nói chung và phố cổ Hà Nội nói riêng là trung tâm kinh tế chính trị của thủ đô Hà Nội, do vậy rất nhiều người lao động ở các địa phương khác tập trung sinh sống và làm việc tại đây. Do trình độ văn hóa không cao, đặc trưng công việc chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ hoặc làm dịch vụ bình dân nên họ ít có ý thức giữ gìn, xây dựng cái chung, dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động về các chính sách, đề án của quận gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian thực hiện.

Khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị toàn cầu đã dẫn đến một số nguồn khách quan trọng của du lịch phố cổ Hà Nội là thị trường Nga và Trung Quốc sụt giảm mạnh, chi tiêu và thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nói chung cũng giảm. Vì vậy doanh thu từ du lịch không cao, ngân sách đầu tư trở lại bị hạn chế.

* Nguyên nhân chủ quan

Công tác tổ chức hoạt động, quản lý, giám sát, xử lý vẫn còn tư duy quan liêu, chủ quan, thiếu sáng tạo và chủ động. Các cơ quan quản lý chưa thực sự coi trọng vấn đề chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng như khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học cho phát triển du lịch còn rất hạn chế. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đến công tác hoạt động về quảng bá, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật du lịch còn rất nhỏ so với tổng nguồn ngân sách cho các ngành. Sự thay đổi, tách – nhập của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian ngắn đã làm ảnh hưởng đến tính liên tục, quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các ban ngành liên quan.

Tiểu kết chƣơng 2

Để có căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch khu vực phố cổ Hà Nội, chương 2 của đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch thông qua việc khảo sát tại một số tuyến phố, địa điểm, di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của khu vực.

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, cùng tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc khu phố cổ Hà Nội đã và đang là một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Góp phần tạo nên những kết quả đạt được trong hoạt động du lịch của khu vực này đó chính là công tác quản lý nhà nước về du lịch đang ngày được cái tiến, hoàn thiện đặc biệt trong các nội dung như quản lý di tích, điều tra, đánh giá và bảo tồn tài nguyên du lịch, tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nước về du lịch, tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và thông tin du lịch…Tuy nhiên cũng còn đó rất nhiều hạn chế khiến công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động du lịch ở khu phố cổ Hà Nội, có thể kể đến đó là công tác xúc tiến du lịch còn nửa vời, thiếu đầu tư, công tác nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch thiếu trọng điểm, đặc biệt công ta thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch còn rất hình thức, hiệu quả kém. Từ thực trạng đó luận văn rút ra được một số kết luận và tìm ra những nguyên nhân, hạn chế. Đây chính là những luận cứ thực tiễn giúp cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tại phố cổ Hà Nội để phát triển du lịch.

Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở KHU

VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Văn kiện đại hội Đảng

Đại hội Đảng toàn quốc là sự kiện chính trị mang tính lịch sử, đánh dấu bước phát triển quan trọng của đất nước ta. Mỗi kỳ Đại hội có nhiệm vụ đánh giá và định ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và mỗi ngành, lĩnh vực nói riêng. Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, vai trò của ngành Du lịch ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: "Coi trọng phát triển kinh doanh du lịch, tổ chức tốt việc cung ứng cho tàu biển nước ngoài và các dịch vụ khác" và "Trong các ngành phục vụ, Nhà nước nắm kinh doanh khách sạn và các công ty du lịch, nhanh chóng quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở du lịch, nghỉ mát, tổ chức thành những đơn vị kinh doanh".

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V:"Mở rộng kinh doanh du lịch, làm cho du lịch dần dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng, xứng đáng với tiềm năng của nước ta về lĩnh vực này".

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: "Đi đôi với đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, chúng ta hết sức coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng không... Xóa bỏ ngay những chế độ, thể lệ, những thủ tục phiền hà đang gò bó, hạn chế những hoạt động này".

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: "Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hoá phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch".

đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ phần hóa một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo, nâng cấp. Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn, chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn. Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách sang kinh doanh khách sạn và du lịch".

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch. Ngoài ra, văn kiện Đại hội Đảng IX cũng xác định hướng phát triển cụ thể các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, biển, đảo... cho mỗi khu vực du lịch trọng điểm trên cả nước.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch". Với chủ trương này cùng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, Du lịch Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan: năm 2010 đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 28 triệu lượt khách du lịch nội địa; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 96.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2001 - 2010 đạt 16,7%/năm;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)