Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 100 - 109)

1.2.1 .Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế

3.3. Một số kiến nghị

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị dưới đây:

Thứ nhất, đối với chính phủ và UBND thành phố Hà Nội:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách về du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế - tổng hợp có liên quan đến

nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác, Quốc hội cần rà soát các văn bản luật về du lịch và có liên quan đến du lịch để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì các văn bản luật cần tham chiếu các quy định mang tính quốc tế. Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần giải thích, vận dụng và cụ thể hóa Luật, ban hành những quy định phù hợp với luật và yêu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và người dân trong việc áp dụng pháp luật vào quá trình quản lý nhà nước về du lịch. Một số chính sách cụ thể được đề xuất như sau:

- Bố trí ngân sách, quỹ đất và triển khai các giải pháp phát triển du lịch; áp dụng các cơ chế đặc thù về đất đai, nguồn vốn đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch bảo đảm môi trường thuận lợi, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Thủ đô Hà Nội nói chung và khu phố cổ nói riêng.

- Hạn chế phát triển khách sạn mới cũng như mở rộng quy mô khách sạn hiện có trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Bảo tồn, cải tạo các khách sạn hiện có, hạn chế phát triển nhà cao tầng theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu khai thác hệ thống nhà cổ, khôi phục lại các kiến trúc nhà ở cũ của Pháp hình thành loại hình lưu trú kết hợp nhà dân cư để khai thác các công trình phố cổ và công trình kiến trúc Pháp.

- Cho phép quận Hoàn Kiếm được tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí về đêm, đặc biệt là một số hình thức vui chơi có thưởng để phục vụ khách du lịch.

- Quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, dự báo thị trường khách du lịch, từ đó cung cấp những luận chứng, luận cứ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành du lịch theo từng giai đoạn, đồng thời chủ động phân luồng, đón bắt thời cơ, thời điểm để phục vụ khách tốt nhất.

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như đào tào, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch đặc biệt trong bối cảnh Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA) đã có hiệu lực.

- Nghiên cứu và triển khai các công cụ kiểm soát, đánh giá chất lượng các chương trình du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch

- Tập trung đội ngũ các chuyên gia, cùng với nghệ nhân tay nghề cao phối hợp để nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm mới dựa trên chất liệu truyền thống, kết hợp yếu tố dân tộc với thị hiếu của khách du lịch để tạo nên các sản phẩm hàng hóa mang nét đặc trưng của dân tộc và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Điển hình là nghề chế tác trang sức của các nghệ nhân phố Hàng Bạc, hiện nay ngành phụ kiện thời trang đang rất phát triển trên thế giới, nếu các hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng này có thể chế tác được các sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, độc đáo, cập nhật xu hướng thì khả năng khôi phục được phố nghề này là rất đáng trông đợi. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu này không thể thực hiện được một cách riêng lẻ mà cần có sự phối hợp của các hộ kinh doanh với nhau và quan trọng hơn là sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chuyên ngành cũng như chính quyền của quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội.

Thứ ba, đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban phòng quận Hoàn Kiếm: Cần tích cực phối hợp các lực lượng chức năng nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý đô thị, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch. Một số kiến nghị cụ thể đối với công tác này như sau:

- Thực hiện, tuyên truyền rộng rãi các chính sách, qui định về việc xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch.

- Thành lập đội trật tự du lịch chuyên trách chốt tại các tuyến phố cửa ngõ để hỗ trợ, giúp đỡ khách du lịch ngay thời điểm họ cần.

- Đánh số, phát thẻ để kiểm soát số lượng và quản lý hoạt động của người bán hàng rong, người đánh giầy.

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm thông tin du lịch trên các trang web về du lịch, pano áp phích.

- Lắp camera tại các tuyến phố chính, các điểm di tích

- Giải quyết dứt điểm, triệt để các khiếu nại của du khách về các tệ nạn như bán hàng nhái hàng giả không rõ nguồn gốc xuất xứ, người bán hàng rong, đánh giày chèo kéo, chặt chém, trộm cắp, móc túi….

Cùng với đó, quận Hoàn Kiếm cần kết hợp với các cơ quan chuyên ngành chủ động xây dựng chiến lược và kế hoạch thực hiện việc xúc tiến, quảng bá cho du lịch phố cổ Hà Nội trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Đặc biệt cần chú trọng sử dụng các phương tiện, hình thức truyền thông hiện đại như website, các mạng xã hội, các diễn đàn trên mạng để tăng khả năng và hiệu quả tiếp cận khách du lịch tại nhiều quốc gia khu vực trong thời gian ngắn nhất.

Thứ tư, đối với từng chủ thể quản lý nhà nước về du lịch trong mối quan hệ phối hợp: Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thủ đô với các bộ, ban, ngành từ trung ương xuống cơ sở như các ngành văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông vận tải… để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

KẾT LUẬN

Với vị trí trung tâm thủ đô và tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn dày đặc và độc đáo, để du lịch phố cổ Hà Nội phát triển bền vững theo chủ trương, định hướng của thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm thì công tác hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn là rất cần thiết.

Nghiên cứu thực trạng cho thấy hiện nay hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại khu phố cổ Hà Nội bộc lộ một số hạn chế dễ nhận thấy như: Hoạt động xúc tiến, quảng bá cho du lịch phố cổ còn thiếu tính chủ động, chưa tương xứng với tiềm năng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong kinh doanh phục vụ khách du lịch lỏng lẻo, thiếu triệt để dẫn đến nhiều hiện tượng về trật tự công cộng đô thị trở thành vấn nạn gây phiền toái cho khách du lịch, hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, dịch vụ du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức nên các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các chương trình du lịch còn nghèo nàm, dập khuôn, thiếu điểm nhấn…Để khắc phục những hạn chế đó, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp và đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ứng đến địa phương.

Các kết quả cơ bản mà đề tài nghiên cứu đạt được gồm:

1) Trên cơ sở hệ thống lại những lý luận cơ bản trong công tác quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch; xác định được phương pháp nghiên cứu và nội dung phù hợp để đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch cấp quận huyện, trong đó có khu vực phố cổ Hà Nội thuộc quản lý của quận Hoàn Kiếm

2) Đề tài đã khái quát được tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của khu vực phố cổ Hà Nội thông qua các số liệu thống kê thu thập được. Phân tích được thực trạng, nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực giai đoạn 1999 - nay.

3) Đề tài đã đưa ra được các giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội bao gồm các giải pháp

trước mắt về công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác quảng bá xúc tiến, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật du lịch, đào tạo nhân lực, công tác thanh kiểm tra, công tác phối hợp quản lý nhà nước về du lịch …

Việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội chỉ ra được những nguyên nhân, tồn tại và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm giúp cho các cơ quan chức năng vận dụng góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn; thúc đẩy cho hoạt động du lịch ngày càng phát triển theo hướng bền vững và phố cổ Hà Nội trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Văn Bình (2013), Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch khu vực Hồ Gươm

2. Chính phủ Việt Nam, Nghị định Số: 16/2012/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

3. Nguyễn Thị Doan (2015), Luận văn Th.s Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.

4. Dự án Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với Môi trường và xã hội, Bộ tài liệu đào tạo Du lịch có trách nhiệm

5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội.

6. Nguyễn Minh Đức (2007), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, Học viện hành chính quốc gia

8. Lê Thu Hương (2011), Giáo trình Nhập môn du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam

9. Phòng Văn hóa – Thông tin quận Hoàn Kiếm, Báo cáo Công tác Văn hóa - Thông tin Quận Hoàn Kiếm năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013

10. Phòng Văn hóa – Thông tin quận Hoàn Kiếm, Báo cáo Công tác Văn hóa - Thông tin Quận Hoàn Kiếm năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014

11. Phòng Văn hóa – Thông tin quận Hoàn Kiếm, Báo cáo công tác hoạt động văn hóa thông tin năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2015

12. Quốc hội Việt Nam, Luật Di sản Văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Quốc hội Việt Nam, Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Trịnh Đăng Thanh (2004), Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước

đối với ngành du lịch, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98.

15. Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng luật pháp đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Thị Thùy (2013), Luận văn Th.s Quản lý nhà nước về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Trường ĐH KHXHNV, Đại học Quốc gia Hà Nội

17. Ủy ban nhân dân Tp. Hà Nội, Quyết định 4597/QĐ – UB về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

18. Ủy ban nhân dân Tp. Hà Nội, Quyết định 6398/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc khu phố cổ Hà Nội

19. Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Đề án số 27 Phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch trong khu phố cổ quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2011 – 2015

20. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tài liệu gặp mặt đại diện các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch năm 2015

Tài liệu tiếng Anh:

1. Lesley Pender and Richard Sharpley (2005), The Management of Tourism, Sage Publications.

2. Noel Scott (2011), Tourism Policy: A Strategic Review, Goodfellow Publishers Limited

3. South Australian Tourism Commission (2006), Final Report “Local Government‟s engagement in tourism”, pg 7, 38-41

Tài liệu online:

1. Huy Anh, Hoàn Kiếm: Đa dạng hoá dịch vụ để thu hút du lịch, website

Cổng thông tin điện tử chính phủ,

http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Hoan-Kiem-Da-dang-hoa-dich-vu- de-thu-hut-du-lich/20154/13395.vgp, 15:04 ngày 28/4/2015

2. Phòng QLKH & HTQT, Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý chất lượng du lịch, webstie Viện nghiên cứu phát triển du lịch, http://www.itdr.org.vn/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-quoc-te.html, 15:14 ngày 17/11/2014

3. Phạm Thúy Loan, Khu phố cổ Dadaocheng - bài học bảo tồn và quản lý di sản của Đài Loan, website Hội qui hoạch phát triển đô thị Việt Nam, http://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/11061-khu-pho-co-

dadaocheng-bai-hoc-bao-ton-va-quan-ly-di-san-cua-dai-loan.html, 08:22 ngày 24/2/2015

4. Thủy Trần, Xích lô - nét đẹp trong văn hóa du lịch Hà Nội, website tạp chí Quê Hương, http://traihevietnam.vn/van-hoa-viet-nam/xich-lo-net- dep-trong-van-hoa-du-lich-ha-noi-34729.html, 15:43 ngày 19/07/2015 5. Website của Ban quản lý phố cổ Hà Nội, http://phocohanoi.gov.vn/van-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)