Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 70 - 79)

1.2.1 .Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế

2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ

2.2.4. Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du

lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch.

Khu phố cổ Hà Nội có đặc trưng là nơi tập trung đông dân cư, với trên 10 vạn người đang sinh sống. Quá trình đô thị hóa, nhu cầu đời sống hiện đại gia tăng, sự phát triển du lịch mạnh mẽ cũng đã tác động trực tiếp đến cảnh quan và văn hóa tín ngưỡng địa phương.

Để bảo tồn kiến trúc khu phố cổ Hà Nội, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, nghiên cứu về các giá trị lịch sử, các giá trị di sản khu phố cổ, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển.

Năm 1996 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp) đã ký một thỏa thuận hợp tác về trao đổi kinh nghiệm bảo tồn di sản Phố cổ. Việc hợp tác này được cụ thể hóa bằng việc trao đổi kỹ thuật quản lý di sản và chính sách đô thị giữa các chuyên gia. Sau rất nhiều cuộc trao đổi kỹ thuật về phương pháp trùng tu, với sự giúp đỡ của thành phố Toulouse và các nhà tài trợ liên kết, ba công trình cổ có giá trị lớn về kiến trúc trong khu Phố Cổ, đã được trùng tu, đó là: Ngôi nhà cổ tiêu biểu ở số 87 Mã Mây, Ngôi đình phố lụa ở số 38 Hàng Đào, Ngôi nhà riêng ở số 51 Hàng Bạc.

Năm 2014 quận đã tập trung đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp quy mô lớn ở 02 di tích: Chùa Huyền Thiên - phường Đồng Xuân, Đình Đông Thành - phường Hàng Bồ... đồng thời đã triển khai giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ dân ở 03 di tích với 24 hộ dân được chuyển khỏi di tích về nơi ở mới, trả lại cảnh quan ban đầu cho nhiều di tích như: Đình Tân

Khai, Chùa Thái Cam (phường Hàng Bồ); Đình Đức Môn (phường Hàng Đào); Đình Tú Đình Thị (phường Hàng Gai) …

Bên cạnh việc tu bổ những công trình đơn lẻ, quận Hoàn Kiếm cũng đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu phố cổ như: Cải tạo hệ thống chiếu sáng đô thị; đầu tư lát hè đá và hạ ngầm thoát nước mặt phố trên 72 tuyến phố trong khu phố cổ; tiến hành chỉnh trang kiến trúc mặt đứng một đoạn tuyến phố Tạ Hiện, chỉnh trang phố nghề đông nam dược Lãn Ông mục tiêu nghiên cứu bảo tồn, khôi phục không gian kiến trúc, không gian nghề y dược truyền thống phố Lãn Ông, nơi buôn bán thuốc Bắc, thuốc Nam và đồng thỏi sầm uất của kinh đô Thăng Long. Có thể nói phố nghề là đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội. Năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã triển khai đề án "Khôi phục phố nghề kim hoàn Hàng Bạc". Thực tế đã chứng minh, nhiều khách du lịch quốc tế sau khi tham quan đình thờ tổ nghề ở 44 Hàng Bạc đã tìm đến 4 làng nghề làm bạc, kim hoàn ở ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Bình để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc nghề này.Đây là hướng liên kết phát triển tour đình tổ phố nghề và làng nghề cần triển khai nhân rộng.

Cũng về việc bảo tồn phố cổ Hà Nội, trước đây giữa Việt Nam và Nhật Bản từng có các dự án hợp tác được triển khai như: năm 2004, các chuyên gia Nhật Bản đến từ Trường Đại học Chi Ba và Trường nữ học Showa tổ chức nghiên cứu những kiểu dáng kiến trúc nhà cổ, niên đại xây dựng, các mẫu trang trí và cấu trúc mái hiên tại phường Hàng Bạc và Hàng Buồm để tìm phương án bảo tồn.

Tiếp đó, từ năm 2006 - 2009, các chuyên gia di sản đến từ các trường Đại học nói trên lại tiếp tục bắt tay cùng Viện Qui hoạch kiến trúc đô thị - Trường Đại học Xây dựng, Ban quản lí phố cổ và các trường đại học trong nước tiến hành nghiên cứu bảo tồn phố cổ Hà Nội.

cứu giải pháp định hướng bảo tồn, phát triển nhà ở trong Khu phố cổ Hà Nội nhằm mục tiêu đánh giá các yếu tố liên quan đến không gian ở như: cộng đồng, đất đai, dân cư, các công trình xây dựng trong Khu phố cổ Hà Nội. Từ đó nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhà ở trong Khu phố cổ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Khu phố cổ.

Như vậy, trong 20 năm trở lại đây, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các công trình kiến trúc truyền thống của phố cổ Hà Nội trong việc phát triển du lịch của quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, UBND quận và thành phố đã chỉ đạo thực hiện nhiều dự án quan trọng với sự tham gia đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước. Công tác bảo tồn cũng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận với một số tuyến phố, nhà cổ đã được tôn tạo, khôi phục và dần được đưa vào phục vụ hoạt động du lịch. Tuy nhiên số lượng các công trình đó còn khá khiêm tốn, hiện vẫn còn nhiều nhà cổ, đình chùa cổ bị xâm hại và xuống cấp nghiêm trọng. Tiêu biểu là đình Hoa Lộc Thị, đình Ðồng Thuận (phường Hàng Ðào); đền Phủ Từ, đình Ngũ Giáp (phường Hàng Mã); đình Trung Yên, đền Thọ Nam (phường Hàng Bạc); đình Ðông Thành, đình Lò Rèn, chùa Thái Cam, đình Tân Khai (phường Hàng Bồ); đình Phả Trúc Lâm (phường Hàng Trống), về nhà ở đặc biệt có ngôi nhà số 47 Hàng Bạc – một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Trên thực tế ngôi nhà 135 năm tuổi này đã có dấu hiệu xuống cấp từ khoảng năm 1994 và năm 2012 Ban quản lý phố cổ cũng đã đề xuất dự án bảo tồn ngôi nhà tuy vậy cho đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện. Trả lời câu hỏi phỏng vấn của tác giả về khó khăn trong công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ Hà Nội, bà Đàm Thu Hương – chuyên viên của Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: “Khó khăn lớn nhất đó là đạt được sự đồng thuận của cả người dân và chính quyền về cách triển khai thực hiện để đảm bảo được quyền lợi của người dân song song với việc đáp ứng các mục tiêu bảo tồn của cơ quan quản lý. Bên cạnh đó về kỹ thuật, không phải lúc nào chúng tôi cũng tìm được những nguyên vật liệu phù hợp…”. Kết quả

khảo sát của tác giả về sự ủng hộ của người dân phố cổ đối với công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ làm rõ hơn nữa chia sẻ của bà Hương.

Biểu đồ 2.6:Quan điểm của người dân đối với công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 20% người dân không ủng hộ việc bảo tồn vì họ cho rằng việc nhà ở xuống cấp hoặc trở nên lạc hậu theo thời gian là chuyện đương nhiên và chính quyền nên cho phép người dân sửa sang, xây lại để họ có nhà mới đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Ngoài ra có 40% người dân được hỏi ủng hộ với việc bảo tồn nhưng họ không nhất trí với các chính sách về bảo tồn hiện nay của cơ quan quản lý và họ sẽ không chấp nhận việc bảo tồn nếu không có chính sách phù hợp đảm bảo quyền lợi của họ. Như vậy đồng thời với hoạt động nghiên cứu về mặt chuyên môn, các cơ quan quản lý của quận và thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc bảo tồn cũng như xem xét nguyên vọng của người dân để tìm ra được các chính sách, cách thức triển khai phù hợp và khả thi với nguồn lực hiện có của địa phương. Hy vọng với sự chung sức đồng lòng của các cấp chính quyền và người dân, những công trình đang mai một sẽ sớm được khôi phục và tiếp tục bảo tồn để góp phần khẳng định giá trị tinh thần,

40% 20% 40% Đồng ý Không đồng ý Không xác định

thẩm mỹ quý báu của một Thủ đô hiện đại mà vẫn đậm nét truyền thống ngàn đời.

Bên cạnh bảo tồn, công tác quản lý, kiểm kê hiện vật, đồ thờ tự, di vật, cổ vật ở trong di tích trên địa bàn quận luôn được chú trọng thường xuyên ở tất cả các di tích, trung bình 6 tháng 1 lần, trong đó tập trung đối với những di tích quan trọng, đã được xếp hạng, nằm trong khu vực phố cổ. UBND quận Hoàn Kiếm đã chủ động phối hợp với Ban Quản lý di tích, danh thắng Thành phố tập trung phân loại, kiểm kê, bảo quản và tiến hành tổ chức giám định, xác lập hồ sơ khoa học cho các di vật, cổ vật, hiện vật, đồ thờ tự ở nhiều di tích quan trọng: Đình Yên Thái , đình, chùa Cầu Đông , Quán, chùa Huyền Thiên , đền Bạch Mã , Đền Phù Ủng , đình Thanh Hà , đình Phả Trúc Lâm, đình Nam Hương, đình Kim Ngân , chùa Kim Cổ … kịp thời phục vụ tốt cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích theo kế hoạch của quận và thành phố; các di vật, hiện vật, đồ thờ tự do thường xuyên kiểm kê, giữ gìn nên được bảo quản tốt, không để xảy ra hiện tượng mất cắp cổ vật, không có hiện tượng tự ý sơn sửa đồ thờ tự, tượng phật trong di tích. Thường xuyên coi trọng công tác kiểm tra chống vi phạm di tích, bảo vệ tốt di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý và Luật Di sản văn hoá, chủ động hướng dẫn các di tích không đưa tượng pháp, đồ thờ tự mới vào di tích khi chưa có ý kiến thoả thuận của ngành văn hóa và cơ quan quản lý cấp trên. Công tác đề phòng hỏa hoạn, cháy nổ, phòng chống úng ngập, lũ lụt cho di tích được thường xuyên quan tâm, chủ động phòng ngừa, nên nhiều năm qua quận Hoàn kiếm không để xảy ra một trường hợp nào ở trong di tích.

Không chỉ quan tâm đến bảo tồn các di sản vật thể, thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm cũng đã triển khai nhiều dự án nhằm mục tiêu bảo tồn di sản phi vật thể của khu phố, đó chính là những nếp sống, lễ hội và nghề truyền thống của người dân nơi đây.

Để phát huy truyền thống văn hóa của khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm, UBND Quận Hoàn Kiếm và Hội Di sản Văn hóa Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp thực hiện Đề án “Nghiên cứu tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”. Mục đích của Đề án là nghiên cứu bảo tồn các nghi thức cúng, tế lễ, đặc biệt là lễ hội trong các di tích thờ thiên thần, nhiên thần và nhân thần ở khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm. Tham gia thực hiện Đề án có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và những đơn vị quản lý văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Với 15 chuyên đề, Đề án đã nghiên cứu, xem xét 14 di tích và sự kiện cần được tổ chức lễ tế với nghi thức truyền thống, trong đó có 7 lễ hội theo nghi lễ đầy đủ, kế thừa nghi thức cổ truyền, vận dụng trong xã hội hiện đại, đặc biệt cố gắng có nghi thức “lễ rước” – nét độc đáo của lễ hội đường phố ngày nay (Lễ hội đền Bạch Mã, đền Yên Thái…). Các lễ hội như: Lễ hội vua Lê đăng quang và hội trả gươm, Lễ hội nghề Kim Hoàn, Lễ hội Trung thu phố cổ, Lễ hội Đông y – thuốc y học cổ truyền, Lễ hội truyền thống Liên khu I đều được xây dựng theo kịch bản mới, xuất phát từ truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng của dân tộc diễn ra ở địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Bên cạnh đó, các hoạt động giới thiệu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian như: Hát xẩm, ca trù, quan họ, chèo lần lượt được tổ chức trong khu Phố cổ. Địa điểm diễn ra các hoạt động như: nhà cổ 87 Mã Mây, đền Bạch Mã, đền Quán Đế, ngã tư Mã Mây - Hàng Buồm … Các buổi diễn không chỉ thu hút người dân địa phương, khách du lịch Việt Nam và cũng đã gây được sự chú ý đối với du khách nước ngoài. Tuy nhiên các cơ quan quản lý đặc biệt là các cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để chọn lọc các loại hình phù hợp với thẩm mỹ, thị hiếu thưởng thức của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Theo kết quả khảo sát của tác giả, có đến 87,2% khách du lịch đến phố cổ là lần đầu tiên và thời gian lưu trú trung bình của họ ở đây chỉ khoảng 2,6 đêm.

Như vậy các loại hình nghệ thuật thiên về hát, nói sẽ rất khó hấp dẫn và lôi kéo được du khách nán lại thưởng thức và cao hơn nữa là say mê muốn tìm hiểu nhiều hơn về loại hình đó bởi lẽ họ không thể hiểu ngay được lời hát ấy có ý nghĩa gì và nó hay ở điểm gì. Theo quan sát của tác giả qua một số đêm diễn của các nghệ nhân hát chèo, hát chầu văn…tại ngã tư Mã Mây – Hàng Buồm, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ diễn ra chương trình, lượng người theo dõi chỉ khoảng hơn 10 người trong đó phần lớn là người dân địa phương, khách du lịch chỉ dừng chân chưa đến 5 phút vì tò mò rồi họ rời đi. Đó cũng là lý do tại sao mong muốn của khách du lịch dành cho hoạt động xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống là thấp nhất so với các hoạt động khác dành cho khách du lịch. Theo thang điểm từ 1-5 (không thích nhất – thích nhất), số điểm trung bình họ dành cho hoạt động này là 3 điểm – tương đương với mức bình thường. Và những người quan tâm nhiều đến hoạt động này chủ yếu là khách trung tuổi trở lên.

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của du khách về các hoạt động dành cho khách du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội.

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả

Thật vậy, bảo tồn, phát huy các loại hình sân khấu nghệ thuật truyền là rất cần thiết nhưng không có nghĩa là loại hình nào, vở diễn nào cũng có thể

Thăm quan các công trình kiến trúc cổ Xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống Trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương Mua sắm Thưởng thức đặc sản địa phương 4 3 4.2 3.2 4.3

đem ra diễn ở các địa điểm công cộng dành cho khách du lịch đại chúng. Để hấp dẫn họ ngay từ cái nhìn, cái nghe đầu tiên, các tiết mục cần toát lên được đặc trưng, sự đặc sắc bởi các hành động, thao tác, cử chỉ của diễn viên hoặc giai điệu của các nhạc cụ. Các tiết mục, loại hình cần người nghe hiểu được ý nghĩa của lời ca tiếng hát có thể diễn ra theo yêu cầu đặt lịch của các khách du lịch có kiến thức hoặc thực sự say mê tại các không gian “đóng” hơn như khuôn viên các ngôi nhà cổ, đình cổ…Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng khiến cho khách du lịch chưa mặn mà với các buổi biểu diễn này bởi chất lượng nghệ thuật của các buổi diễn chưa cao, thậm chí là cẩu thả đối với các buổi biểu diễn ngoài đường phố. Khách du lịch sẽ không hiểu đó có phải là truyền thống không khi các nghệ sỹ hát chầu văn với bản nhạc thu sẵn và được bật lên tự động thay vì do các nhạc công chơi trực tiếp và họ cũng chẳng thể thấy được nét duyên dáng của các cung văn khi mà họ lên biểu diễn với trang phục nhàu nhĩ trên thì áo dân tộc dưới thì quần tây…

Cùng với công tác bảo tồn tài nguyên du lịch trên địa bàn, công tác nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng, uy tín cũng đang được đặt ra như một yêu cầu cấp bách đới với việc phát triển du lịch phố cổ Hà Nội. Theo nhận định của các đơn vị lữ hành, hiện nay việc khai thác tour, tuyến thăm quan khu phổ cổ chủ yếu vẫn do các công ty lữ hành tự biên tự diễn, nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)