Công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 79)

1.2.1 .Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế

2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ

2.2.5. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Là một điểm đến trực thuộc quận, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch phố cổ Hà Nội luôn gắn bó chặt chẽ với các hoạt động quảng bá, xúc tiến của du lịch Hà Nội nói chung đặc biệt là các chương trình hợp tác liên kết qui mô quốc gia, quốc tế và tham gia các hội chợ, diễn đàn du lịch trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Thủ đô cũng đã chủ trì tổ chức đăng cai thành công nhiều sự kiện lớn như: Năm du lịch Quốc gia 2010, Hội nghị lần XI của Hội đồng Xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA) tháng 10/2012. Trong năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tham gia đoàn công tác của thành phố tuyên truyền, quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội tại Pháp từ ngày 5-14/6, dự hội nghị toàn thể tổ chức mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21 (ANMC21) tại thành phố Tomsk, Liên bang Nga, và tổ chức gian hàng Hà Nội tại triển lãm bên lề. Bên cạnh đó, tham gia Hội chợ du

lịch quốc tế JATA (Nhật Bản), tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 13 Hội đồng xúc tiến Du lịch châu Á (CPTA) từ ngày 23/9-1/10 tại Nhật Bản…

Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố cũng đã quan tâm quảng bá tại chỗ thông qua các hội chợ du lịch quốc tế, các hội nghị quốc tế lớn tổ chức tại Hà Nội cũng như các địa phương cả nước. Cụ thể, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam-Hà Nội (VITM 2014), Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE-HCMC 2014)… Thông qua đó, ngành du lịch Hà Nội giới thiệu tiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa lịch sử, nhân văn, làng nghề, ẩm thực, những tour tuyến du lịch, các dự án kêu gọi đầu tư du lịch đến khách tham quan.

Đặc biệt hoạt động phối hợp liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương của một số quốc gia cũng bắt đầu được thực hiện. Tiêu biểu đó là dự án quảng bá du lịch giữa hai thành phố Hà Nội và Tokyo. Sở VHTT&DL Hà Nội đã triển khai quảng bá du lịch trên hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo trong hai tháng 9 và 10/2014. Hơn 1.000 áp phích giới thiệu về hình ảnh thủ đô Việt Nam được dán khắp cabin và 24 bảng điện tử trên các ga tàu điện ngầm ở Nhật Bản. Chi phí in ấn các tấm áp phích quảng bá du lịch Hà Nội tại Tokyo ước tính khoảng 3 tỷ đồng và được Tokyo hỗ trợ hoàn toàn. Hà Nội cũng triển khai quảng bá về Tokyo trên hệ thống thông tin, bảng led điện tử do Sở quản lý trong tháng 1 và 2 năm 2015. Dự án hợp tác du lịch này là sáng kiến của Hội đồng Xúc tiến Du lịch châu Á (CPTA) gồm 8 thành phố thành viên là Hà Nội, Tokyo, Kuala Lumpur, Jakartar, New Delhi, Bangkok, Đài Bắc và Seoul. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục các hoạt động quảng bá với các thành phố thành viên khác ngoài Tokyo, nhằm thúc đẩy du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Song song với các hoạt động quảng bá xúc tiến chung của Sở VHTT & DL Hà Nội, gần đây UBND quận Hoàn Kiếm và Ban quản lý phố cổ Hà Nội

cũng bắt đầu chủ động hơn trong hoạt động cung cấp, giới thiệu các thông tin về phố cổ Hà Nội tới người dân và khách du lịch trong và ngoài nước.

Năm 2012, phối hợp với trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch của Sở Thông tin- Truyền thông, Ban quản lý phố cổ trong việc biên soạn cuốn “Sổ tay du lịch” quảng bá về giá trị lịch sử văn hóa Khu phố cổ Hà Nội, các hoạt động tại các điểm di sản, đêm hội trung thu phố cổ v.v.. cung cấp thông tin cần thiết cho các du khách trong và ngoài nước khi đến với quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên hoạt động này đã không được duy trì liên tục do vậy đến nay thật khó bắt gặp được hình ảnh của cuốn sách này trên tay khách du lịch hay tại các điểm di tích cũng như các điểm dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Năm 2014, website http://phocohanoi.gov.vn/ bắt đầu hoạt động và trở thành kênh thông tin phổ biến, cập nhật các thông tin liên quan đến phố cổ Hà Nội gồm: giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển, các tin tức hàng ngày, các dự án, hợp tác, các văn bản pháp lý và các thông tin về du lịch phố cổ. Phát triển website này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng tìm kiếm thông tin của khách du lịch ngày nay. Điều đáng tiếc là cho đến nay website vẫn chưa thực sự hoàn thiện, các thông tin rất ít về số lượng, phiên bản tiếng Anh, tiếng Pháp chưa hoạt động. Hơn nữa việc tên website chỉ viết dưới dạng tiếng Việt không dấu có thể là một hạn chế dẫn đến việc du khách quốc tế không biết hoặc khó tìm ra địa chỉ website.

Ngoài ra nhiều chương trình, hoạt động tại chỗ cũng đã được triển khai nhằm giới thiệu về những nét đẹp, những giá trị truyền thống và hiện đại của phố cổ Hà Nội tới người dân và du khách đến với phố cổ.

Năm 2013 Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức Chương trình giới thiệu nghề truyền thống phố cổ Hà Nội kéo dài từ ngày 26/7 đến ngày 30/8/2013. Đây là chuỗi hoạt động nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội, đồng thời quảng bá cho du khách về phong tục, tập

đình Kim Ngân (42 - 44 Hàng Bạc), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào) và Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây.

Năm 2014 ban quản lý phố cổ Hà Nội đã tổ chức hoạt động văn hóa “Nghề kim hoàn qua bàn tay nghệ nhân” nhằm giới thiệu với nhân dân Thủ đô và du khách về một nghề truyền thống đã từng gắn bó với 36 phố phường xưa.

Năm 2015 triển lãm “ Kẻ chợ- Phố cổ: Trường tồn và Phát triển” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội – 50 Đào Duy Từ trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Cộng hòa Pháp) đã cung cấp cho người xem thông tin đầy đủ về Phố cổ Hà Nội và giúp cho người dân Thủ đô cũng như du khách hiểu biết để trân trọng, giữ gìn giá trị, vẻ đẹp tiềm ẩn của khu Phố cổ Hà Nội

Các hoạt động văn hóa trên không chỉ để tôn vinh di sản và quảng bá du lịch mà còn nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và đặc trưng phố nghề xưa.

Nhìn chung công tác quảng bá, xúc tiến du lịch phố cổ Hà Nội mặc dù đã bắt đầu được triển khai nhưng còn hiệu quả chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của địa bàn. Theo khảo sát của tác giả về nguồn thông tin mà khách du lịch biết về phố cổ Hà Nội, kết quả thu được như sau: 4.8% 56.0% 0.8% 26.4% 5.6% 27.2% 12.0% 1.6% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0%

Biểu đồ 2.8: Các kênh thông tin khách du lịch biết về phố cổ Hà Nội

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả trên cho thấy cao nhất là có 56% khách du lịch được hỏi biết về phố cổ Hà Nội qua các sách và tài liệu hướng dẫn du lịch. Đáng tiếc là các loại sách mà du khách có thể tiếp cận và sử dụng nhiều nhất là các cuốn sách của các nhà xuất bản, các hãng phát hành nước ngoài như Lonely Planet hay Insight Guides… Thực tế là công tác nghiên cứu, thiết kế các ấn loại ấn phẩm giới thiệu, hướng dẫn về du lịch phố cổ Hà Nội còn bị coi nhẹ và chưa được đầu tư đúng mức. Trong khi đó các kênh thông tin phổ biến khác như: phương tiện tryền thông đại chúng, hội chợ triển lãm, đại lý du lịch… thì hiệu quả vô cùng thấp với tương ứng 4,8%, 0,8% và 5,6% khách du lịch biết qua đó. Rõ ràng 2 trong 3 kênh thông tin đó có sức lan tỏa rất rộng lớn và cũng đòi hỏi sự đầu tư về mặt tài chính lớn nhất nhưng lại đem lại kết quả đáng thất vọng nhất. Khó khăn về nguồn tài chính là hiển nhiên nhưng quan trọng nhất là chúng ta chưa có những sự lựa chọn phù hợp và đúng trọng điểm khi thực hiện triển khai quảng bá qua các hình thức này.

2.2.6. Tổ chức bộ máy và công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về du lịch

Phố cổ Hà Nội là một điểm đến thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ở cấp trung ương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trực tiếp là Bộ VHTTDL và Tổng cục Du lịch.

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển theo chiều rộng. Để phù hợp với điều kiện mới, Chính phủ đồng ý chủ trương tái lập lại các Sở Du lịch ở địa phương có điều kiện và có nhu cầu. Ngày 28/7/2015, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định số 18/2015/QĐ - UBND về việc tái thành lập Sở Du lịch Hà Nội. Theo Quyết định này, Sở Du lịch Hà Nội được thành lập trên cơ sở tách chức năng quản lý

Nội. Sở Du lịch (DL) có tên giao dịch quốc tế: Department of Tourism of Ha Noi City, trụ sở số 17 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Sở Du lịch Hà Nội sau khi thành lập sẽ có chức năng tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về du lịch. Theo đó, Sở sẽ thực hiện các giải pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương…Sở cũng có chức năng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP theo quy định của pháp luật. Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách thuê; Quản lý các hoạt động kinh doanh vận tải hành khách…Ngoài ra, Sở Du lịch còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.

Việc tách Sở Du Lịch thành một đơn vị độc lập ra khỏi sở Văn hóa thể thao thể hiện quyết tâm ưu tiên phát triển du lịch Hà Nội mà trong đó phố cổ là trọng điểm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của UBND thành phố Hà Nội. Như vậy ở cấp địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với hoạt động du lịch ở phố cổ Hà Nội là UBND thành phố Hà Nội trong đó gồm có Sở du lịch Hà Nội và các phòng ban chức năng khác.

Cùng với sự chỉ đạo từ các cơ quan từ cấp trung ương và thành phố, hoạt động du lịch ở khu phố cổ Hà Nội còn chịu sự quản lý trực tiếp của UBND quận Hoàn Kiếm trong đó bao gồm phòng VHTT quận là đơn vị tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một số lĩnh vực trong đó có du lịch.

Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị di sản khu phố cổ, khu phố cũ Hà Nội, ngày 15/4/1995, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 857/QĐ-UB về việc thành lập Ban quản lý Dự án cải tạo thí điểm khu Phố cổ, khu Phố cũ Hà Nội sau đó được đổi tên thành Ban quản lý Phố cổ Hà Nội vào năm 1998. Qua 20 năm hoạt động, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã có rất nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả giúp cải thiện và nâng cao chất lượng của công tác quản lý nhà nước về du lịch trong khu vực phố cổ. Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã triển khai nhiều đề án về qui hoạch, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ cũng như các hoạt động khôi phục, giới thiệu các nghề và loại hình nghệ thuật truyền thống trong khu vực phố cổ.

Như vậy tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đã hình thành hệ thống xuyên suốt từ trung ương đến địa phương góp nâng cao phần hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai nghiêm túc và hiệu quả, nhờ đó hoạt động du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội đã đạt được những thành quả quan trọng.

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội cổ Hà Nội

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân a) Ưu điểm

Như vậy với sự quan tâm, chỉ đạo của chính phủ, UBND thành phố, sự nỗ lực của UBND quận Hoàn Kiếm và các cơ quan chuyên môn là Bộ, Sở VHTTDL, phòng VHTT quận Hoàn Kiếm, công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội đã và đang ngày càng được hoàn thiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch được chú trọng với các kết quả quan trọng đạt được như: Giai đoạn 1 của đề án giãn dân phố

cổ đã bắt đầu được thực hiện, Tuyến phố đi bộ được mở rộng sang khu bảo tồn cấp I…

Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch được đầu tư chỉnh trang và nâng cấp với 75/79 tuyến hè và thoát nước được cải tạo, sắp xếp đường dây đi nổi của 79/79 tuyến phố ..

Công tác xây dựng, ban hành, thực hiện văn bản qui phạm pháp luật và tuyển truyền, phố biến giáo dục pháp luật đã được thực hiện một cách nghiêm túc với một số văn bản quan trọng được ban hành và đưa vào thực hiện như: Đề án 378 về “Xây dựng một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ” và Qui chế quản lý qui hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội.

Công tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác du lịch, tuyên truyền phổ biến pháp luật bước đầu đã được cải tiến về nội dung và hình thức với nhiều.

Bộ máy tổ chức quản lý ngày càng được chuyên môn hóa cao đặc biệt với việc thành lập Sở Du lịch Hà Nội vào năm 2015.

Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều công trình di tích có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, văn hóa đã được khôi phục, bảo tồn và bắt đầu được đưa vào phục vụ khách du lịch tham quan, tìm hiểu.

b) Nguyên nhân

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ đối với không chỉ riêng quận Hoàn Kiếm hay thành phố Hà Nội mà còn của cả nước, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, thành phố Hà Nội đã dành sự quan tâm rất lớn cũng như chỉ đạo nhiều chính sách, chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch ở đây. Các cơ quan chức năng như Bộ VHTTDL và Sở DL Hà Nội (Sở VHTTDL Hà Nội cũ) đã luôn nỗ lực trong công tác chuyên môn để nghiên cứu, đề xuất các giải

pháp cũng như cùng với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các chính sách về quản lý nhà nước về du lịch của chính phủ và thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương ngày càng được hoàn thiện, sự phân cấp rõ ràng, chuyên môn hóa cao, phù hợp với những yêu cầu mới đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa bàn cũng là một nguyên nhân quan trọng giúp cho các chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ hà nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)