Giải pháp tăng cường liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chương trình du lịch trên tuyến hành lang kinh tế đông tây của các công ty lữ hành tại thành phố đà nẵng (Trang 93 - 97)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch trên tuyến hành

3.2.5. Giải pháp tăng cường liên kết

3.2.5.1. Mô hình liên kết giữa các công ty lữ hành với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch

Liên kết trong hệ thống dịch vụ phục vụ, các tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tương đồng, có sức hấp dẫn cao, không trùng lặp, khai thác được hết thế mạnh riêng có của từng địa phương trong việc tổ chức phục vụ du khách và giới thiệu các giá trị di sản của mình đến với khách hàng. Mục đích của mô hình liên kết này nhằm tổ chức thực hiện chương trình, trong đó các công ty lữ hành đóng vai trò là trung tâm trong việc tổ chức dịch vụ. Do ấn định ngày khởi hành của Tour với lượng khách đều đặn, các công ty này phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị cung ứng dịch vụ để có thể phục vụ tốt nhất nguồn khách của chương trình và hình thành nên các liên minh khách sạn, nhà hàng, xe vận chuyển, hướng dẫn.... chuyên phục vụ khách cho chương trình đường bộ Việt Nam-Lào- Thái-Myanmar. Việc hình thành các liên minh này làm cho sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, mức giá cạnh tranh hơn, công tác tổ chức điều hành, quản lý khách trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng hơn; các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng sẽ chủ động hơn trong việc bố trí đón tiếp phục vụ khách, cụ thể như sau:

- Liên minh khách sạn: các công ty lữ hành phải thiết lập được hệ thống khách sạn chuẩn về chất lượng tại các địa bàn mà chương trình đi qua của tuyến EWEC và

các nước Đông Dương. Các công ty lữ hành thuộc Câu lạc bộ Lữ hành khai thác khách qua cửa khẩu đường bộ Miền Trung tại Đà Nẵng phải luôn tìm kiếm những khách sạn mới ra đời, khảo sát thẩm định chất lượng và làm việc với khách sạn về nguồn khách ổn định, tác dụng xúc tiến hiệu quả nếu được nằm trong hệ thống dịch vụ của chương trình đường bộ Việt Nam-Lào-Thái-Myanmar để có được giá ưu đãi và dịch vụ chất lượng chuẩn.

- Liên minh nhà hàng: các công ty lữ hành thuộc Câu lạc bộ Lữ hành khai thác khách qua cửa khẩu đường bộ Miền Trung tại Đà Nẵng phải chọn lọc hệ thống nhà hàng chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch tại các địa phương có chương trình đi qua. Với việc nguồn khách đều đặn giúp cho nhà hàng chủ động trong chuẩn bị thực đơn và bố trí nhân viên phục vụ. Chính vì vậy càng hoàn thiện khả năng phục vụ và phát triển các dịch vụ bổ sung nhằm gia tăng sự thõa mãn của du khách như chương trình ca nhạc văn nghệ, chương trình ẩm thực phong phú,…

- Liên minh vận chuyển: Cần có đội xe luôn sẵn sàng để thực hiện công tác phục vụ khách. Vì vậy, các công ty lữ hành cần liên kết với nhau tạo nên một đội xe chuyên phục vụ chương trình với số lượng lớn và chất lượng tốt, lái xe chuyên nghiệp với giá thanh toán thấp hơn thị trường. Cần phân loại đội xe nhỏ (7-16 chỗ ngồi), xe trung (24-29 chỗ) & xe lớn (35-45 chỗ).

- Hướng dẫn viên: cần thiết lập được đội ngũ hướng dẫn viên chuyên phục vụ Tour đường bộ Việt Nam-Lào-Thái-Myanmar. Với việc sắp xếp đầu Tour phân đều cho hướng dẫn nên hướng dẫn có kế hoạch để tìm hiểu về kiến thức thuyết minh, hiểu rõ đối tượng khách, cập nhập điểm đến và dịch vụ thường xuyên để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.

3.2.5.2. Mô hình liên kết giữa các công ty lữ hành với các cơ quan quản lý du lịch

Do lượng khách ổn định và mức độ chủ động trong thiết kế các chương trình du lịch nên các công ty trong Câu lạc bộ phải liên kết chặt chẽ với ngành du lịch địa phương tại các tỉnh mà chương trình đường bộ Việt-Thái-Lào đi qua, đồng thời ngành du lịch địa phương cũng phối hợp chặt chẽ với các công ty này để giới thiệu đến du khách những điểm du lịch mới, loại hình giải trí mới của tỉnh nhà nhờ hệ

thống phân phối rộng rãi là các đơn vị lữ hành ở 2 đầu Nam Bắc và trên thế giới của các công ty. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý du lịch địa phương cũng tham gia vào mô hình liên kết như một lực lượng hỗ trợ về thông tin điểm đến, xúc tiến, quảng bá điểm đến và hỗ trợ cho các đoàn khảo sát trong quá trình thực hiện chương trình.

3.2.5.3. Đề xuất các mô hình liên kết cấp quốc gia, cấp ngành (trong ngành giữa các nước & các ngành khác nhau trong 1 nước),,..

* Liên kết giữa các Chính phủ nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động khai thác khách du lịch đường bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh cho người và phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đến với khu vực này như việc áp dụng chế độ miễn thị thực trong khối ASEAN hay thị thực 1 lần cho du khách Châu Âu, Úc, Mỹ, Nhật Bản… đến khu vực Đông Dương. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp trong việc triển khai các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá mang tính liên quốc gia, tạo sự đồng bộ trên suốt tuyến du lịch.

* Liên kết giữa các Tổng cục du lịch, các cơ quan xúc tiến du lịch, các địa phương có tuyến du lịch đi qua để cùng triển khai công tác xúc tiến, quảng bá tạo hình ảnh chung của tuyến du lịch đối với khách hàng tiềm năng bằng việc cùng tổ chức các sự kiện giới thiệu tiềm năng du lịch (Road Show, tham gia hội chợ, hội nghị, hội thảo…), cùng nghiên cứu đưa ra những ấn phẩm tuyên truyền, những chương trình quảng cáo chung… Bên cạnh đó, cần xúc tiến thành lập một ủy ban phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến du lịch để kết nối và điều hành các hoạt động.

* Liên kết trong quy hoạch, đầu tư du lịch giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ quan xúc tiến đầu tư ở các tỉnh và quốc gia có chương trình đi qua nhằm tạo ra sự đồng bộ trong quy hoạch tuyến điểm, đồng bộ trong hệ thống dịch vụ phục vụ khách, khai thác được lợi thế của từng địa phương, tạo ra những sản phẩm có tính định hướng nhằm phục vụ đúng nhu cầu và thị hiếu du khách. đặc biệt tập trung vào qui hoạch các khu nghỉ biển cao cấp, các dịch vụ trên biển, các tuyến điểm di sản, các khu sinh thái, giải trí...

* Liên kết trong công tác quảng bá, xúc tiến điểm đến. Thay vì từng địa phương triển khai một các riêng lẻ như trước đây, các cơ quan xúc tiến du lịch địa phương và cơ quan xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch các nước phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với các công ty lữ hành để tạo sức mạnh trong công tác quảng bá điểm đến, tập trung được các nguồn kinh phí để có thể thâm nhập vào các thị trường tiềm năng như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hà Nội & Thành Phố Hồ Chí Minh... bằng các hình thức đa dạng như: Tham gia hội chợ, hội thảo, tổ chức Road Show ở nước ngoài, tổ chức các đoàn khảo sát (Fam Trip) theo chương trình.

Với việc xây dựng các mô hình liên kết, chương trình du lịch đường bộ tuyến hành lang kinh tế Đông Tây sẽ đem lại các kết quả như sau:

+ Góp phần đưa hình ảnh của du lịch miền Trung và Tuyến Hành Lang Kinh Tế Đông Tây đến với đông đảo khách hàng cả trong và ngoài nước.

+ Từ chương trình này, có thể nhân rộng ra các sản phẩm liên kết khác gắn với thế mạnh của du lịch Miền Trung như chương trình “Con đường Xanh Tây Nguyên”, chương trình du lịch CARAVAN qua các địa phương Việt-Lào-Thái.

+ Mở ra hướng kinh doanh mới là liên kết với các hãng du lịch để làm đại diện tổ chức phục vụ khách du lịch về miền Trung và Tuyến EWEC (ví dụ là CARAVAN).

+ Đem lại doanh thu và hiệu quả ngày càng cao cho các công ty lữ hành tại thành phố Đà Nẵng qua các năm.

+ Thông qua chương trình du lịch tuyến EWEC sẽ thiết lập được hệ thống dịch vụ chuẩn hoá về chất lượng (khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, xe & thuyền du lịch) và đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp (Hướng dẫn viên, lái xe & điều hành Tour). + Định hướng quan hệ đối tác, nâng cao thương hiệu của các công ty lữ hành tại thành phố Đà Nẵng, tạo vị thế cạnh tranh vững chắc, định hướng thị trường du lịch miền Trung theo hướng phát triển bền vững, trở thành một trong những trung tâm du lịch trong cả nước, khu vực & trên Thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chương trình du lịch trên tuyến hành lang kinh tế đông tây của các công ty lữ hành tại thành phố đà nẵng (Trang 93 - 97)