Giải pháp tăng cường xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chương trình du lịch trên tuyến hành lang kinh tế đông tây của các công ty lữ hành tại thành phố đà nẵng (Trang 97 - 120)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch trên tuyến hành

3.2.6. Giải pháp tăng cường xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho

chương trình du lịch tuyến hành lang kinh tế Đông Tây

Thành công của công tác này phụ thuộc vào nổ lực của từng địa phương trong mối liên hệ hợp tác cộng hưởng với các địa phương bạn để tạo dựng và quảng bá cho hình ảnh chung của du lịch EWEC. Công tác xúc tiến nên được tiến hành từng bước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của du lịch trên hành lang này.

- Trước hết, chú trọng giới thiệu tài nguyên và sản phẩm theo hướng đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ ngơi, giải trí, học tập và khám phá, ưu tiên thứ tự khai thác thị trường khu vực và các nước ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan); thị trường Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan); và khách du lịch nội địa. Từng bước khai thác các thị trường Trung Quốc, Canada, Newzealand, Nga…

- Chú trọng xây dựng và quảng bá nhất quán hình ảnh du lịch hành lang như là một thương hiệu để tuyên truyền chung nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

- Tổ chức các đoàn farmtrip, các nhà báo nước ngoài tham gia các cuộc khảo sát trên EWEC từ đó giới thiệu ra thế giới hình ảnh các điểm đến, giới thiệu du lịch EWEC nói riêng và du lịch Miền Trung nói chung. Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ tích cực của Tổng cục Du lịch và các địa phương trên EWEC, các nổ lực theo hướng này đã được triển khai thực hiện như “Tuần lễ du lịch EWEC”, “Sinh viên với du lịch – EWEC”, Chương trình Caravan dọc tuyến dành cho các doanh nhân ...Nhưng các nổ lực này đang rời rạc và quá ít về tần suất tổ chức, cũng như thiếu sự phối kết hợp giữa các bên và các doanh nghiệp nên có thể nhận thấy hiệu ứng của các hoạt động quảng bá cho EWEC chưa nhiều.

- Ra các ấn phẩm, tạp chí, CD, guide book, tập gấp, giới thiệu các điểm đến trong sự kết nối du lịch hành lang EWEC, và du lịch Miền Trung nói chung để có thể chuyển tải tốt hơn thông tin và cơ hội lựa chọn cho khách du lịch.

Kết luận chƣơng 3

Giải pháp trước mắt ngày từ bây giờ của các công ty lữ hành tại thành phố Đà Nẵng là cần tập trung vào nâng cao chất lượng chương trình du lịch đi kèm song song với nó là công tác quảng bá và xúc tiến điểm đến nhằm thu hút du khách đến với EWEC.

Trong những năm qua du lịch Việt Nam đã triển khai một số hoạt động cụ thể nhằm xúc tiến điểm đến tại thị trường Lào, Thái Lan như tham gia các hội chợ, tổ chức Roadshow phát động thị trường. Tuy nhiên, các hoạt động này tổ chức không liên tục, không thường xuyên. Hiệu quả từ công tác quảng bá xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch Thái đến Việt Nam chưa cao.

Những giải pháp cụ thể cho các công ty lữ hành tại thành phố Đà Nẵng trong việc thiết kế, xây dựng, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch trên tuyến EWEC sẽ một phần nào đó đóng góp vào việc tăng trưởng số lượng du khách đến với Đà Nẵng qua tuyến EWEC ngày càng cao.

PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Miền Trung Việt Nam là mảnh đất giàu tài nguyên du lịch với sự tập trung dày đặc các Di sản Thế Giới và các giá trị về sinh thái. Qua nhiều năm nỗ lực xây dựng và phát triển, miền Trung đã có được những thương hiệu du lịch như Con đường Di sản Thế Giới, Con đường Xanh Tây Nguyên, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử cách mạng. Đặc biệt, miền Trung nằm trên Tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, cửa ngõ ra vào đất nước bạn Lào đi đến các nước Thái Lan, Myanmar và Campuchia đã mang lại lợi thế rất to lớn trong khai thác nguồn khách du lịch đường bộ qua lại trong vùng và từ các quốc gia khác.

Nhu cầu du lịch có xu hướng ngày càng nâng lên tầm cao mới, du khách không chỉ muốn đi du lịch trong nước mà còn mong muốn được tận hưởng, trải nghiệm những nền văn hóa bên ngoài quốc gia để thỏa mãn nhu cầu của bản thân cũng như thể hiện đẳng cấp của chính mình.

Tác giả đã đầu tư nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu chương trình du lịch trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây của các công ty lữ hành tại Đà Nẵng”. Toàn bộ đề tài có ba phần: Phần I là cơ sở lý luận về chương trình du lịch và chất lượng chương trình du lịch; Phần II là hiện trạng và chất lượng chương trình du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và Phần III là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Khi thực hiện đề tài, Tôi cũng kỳ vọng những lý luận, đánh giá và giải pháp đưa ra của mình được áp dụng thành công vào thực tế công tác kinh doanh của các đơn vị kinh doanh lữ hành khai thác tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây tại thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, những phân tích và giải pháp trong đề tài chỉ mang tính chất định hướng và các đơn vị cần có sự nghiên cứu cụ thể thực tế tình hình vì sự phát triển của nhu cầu và khả năng hiện nay rất nhanh chóng để có sự áp dụng đúng đắn.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Chính phủ Việt Nam và các nước Lào – Thái Lan:

Cần xác định phát triển du lịch dựa trên Hành lang Kinh tế Đông Tây, xa lộ Xuyên Á là một trong những định hướng lớn để phát triển kinh tế xã hội khu vực và phải thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của tuyến đường bộ Việt Nam - Lào - Thái lan, bao gồm: Thúc đẩy phát triển các dự án liên Chính phủ, liên Quốc gia về cơ sở hạ tầng; xây dựng qui chế và tạo điều kiện thuận lợi cho xe tay lái nghịch của Thái lan vào 7 tỉnh Miền Trung Việt Nam; ủng hộ sáng kiến áp dụng chế độ thị thực chung các nước ASEAN...

2.2. Đối với Tổng cục du lịch

+ Tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ các địa phương khu vực MT-TN nói chung và các tỉnh thuộc EWEC để hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển du lịch của từng địa phương trong qui hoạch phát triển tổng thể du lịch của khu vực và cả nước. Tạo điều kiện cho du lịch Miền Trung tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường nước ngoài về các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới.

+ Xây dựng thống nhất cơ chế và đầu tư phù hợp để tăng cường hợp tác liên kết giữa các địa phương khu vực MT và các địa phương trên EWEC cũng như liên kết với các địa phương trên đất bạn (Lào, Thái, Myanma) trong khai thác các chương trình du lịch, phát triển điểm đến, xây dựng và quảng bá cho thương hiệu điểm đến “Hành lang du lịch Đông Tây’.

+ Hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý du lịch, quản lý điểm đến, cũng như đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên cho du lịch EWEC nói riêng và Miền Trung nói chung. Đây là điều kiện cơ bản nhằm nâng cao khả năng thu hút và năng lực cạnh tranh du lịch của các địa phương trênEWEC.

+ Hỗ trợ kinh phí và chuyên gia trong chương trình hành động quốc gia về du lịch 2015 và các chương trình khác nhằm duy trì phối hợp tổ chức định kỳ các sự kiện và hoạt động nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu “Hành lang du lịch Đông Tây” với các yếu tố sản phẩm cụ thể như đề xuất ở phần giái pháp. Hỗ trợ đầu

tư nâng cấp cho các công trình cơ sở hạ tầng du lịch, các làng nghề truyền thống, các di sản thế giới của ba tỉnh/thành và khu vực Miền Trung.

2.3. Đối với các cơ quan chức năng

Cụ thể là Bộ Giao thông Vận tải, Cục Cảnh sát đường thủy, đường bộ (Bộ Công an), Cục quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Công an + Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Cầu Treo, Cảnh sát giao thông các tỉnh Miền Trung từ Nghệ An đến Quảng Nam hết sức tạo điều kiện giúp đỡ các công ty lữ hành khai thác tuyến EWEC trong việc triển khai các thủ tục cho khách du lịch đường bộ. Cần có hướng cải tiến việc xin giấy phép, làm thủ tục nhập xuất cảnh sao cho nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ, đúng luật; tạo cho khách cảm giác an toàn, thoải mái và luôn được giúp đỡ khi đi du lịch Việt Nam bằng đường bộ.

2.4. Đối với các địa phương nằm trên tuyến du lịch

Cần xác định hướng phát triển kinh tế dựa vào Hành lang Đông tây, tuyến đường Xuyên Á là một trong những hướng chính, từ đó tăng cường các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư từ Thái lan, định hướng phát triển du lịch theo tuyến đường bộ, mở rộng và đơn giản hóa việc sử dụng thẻ thông hành để đi lại giữa Việt Nam và Lào. Mặt khác, tăng cường các hoạt động hợp tác về kinh tế, văn hóa xã hội giữa các tỉnh có chung biên giới ở Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, đưa ra sáng kiến về những chương trình hành động chung giữa các địa phương 3 nước như : Hợp tác kinh tế khu vực đường 8, đường 9, các địa phương trên Hành lang Đông tây...; xúc tiến việc kết nghĩa các tỉnh ở Miền Trung Việt Nam với Trung, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, tạo ra những quan hệ gần gũi thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch.

Cần có ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch Hành lang Kinh tế Đông Tây vì đây là lợi thế và cũng là cơ hội cho các địa phương để tạo ra sản phẩm đặc thù thu hút du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt chú trọng đến các dịch vụ bổ sung ở các điểm dừng thuộc các địa phương trên

Các địa phương có kế hoạch hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch EWEC.

Tăng cường hơn nữa công tác vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại các di tích (cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), các điểm tham quan. Giải quyết dứt điểm và xử lý nghiêm tình trạng đeo bám, chèo kéo khách.

Tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong việc xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch thống nhất phát triển du lịch bền vững khu vực du lịch Miền Trung.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục du lịch trong cộng đồng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác bảo tồn, gìn giữ và khai thác các di sản; công tác giữ gìn vệ sinh, môi trường và an ninh trật tự. Nâng cao hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong việc bảo tồn và khai thác các di sản.

Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp trong việc khai thác các di sản, các điểm tham quan vào các chương trình du lịch cũng như việc đón và phục vụ du khách. Qua đó tạo điểm đến thật sự an toàn cho du khách, làm cho tính hấp dẫn của chương trình du lịch này ngày càng cao.

+ Chuyển đổi các hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng tiên tiến, hiện đại, khai thác có tổ chức, tuyên truyền một cách bài bản, mang tính liên vùng, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn nhằm mục tiêu đưa du lịch miền Trung ngang tầm với du lịch hai đầu đất nước và hòa nhập vào xu thế phát triển du lịch đất nước, khu vực và thế giới.

Nghiên cứu và thực hiện chính sách giá vé tham quan thống nhất ở tất cả các điểm di tích văn hoá, lịch sử để du khách có thể đến nhiều lần và nhiều du khách có cơ hội vào tham quan.

Đầu tư thêm để đào tạo và sàng lọc ngay đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Đội ngũ có kiến thức văn hoá, du lịch vững vàng chứ không vì tấm thẻ.

Giảm thuế cho các đơn vị lữ hành để từ đó họ mạnh mẽ đầu tư thêm sản phẩm và kích thích tinh thần lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

2.5. Đối với các công ty lữ hành khai thác khách trên tuyến EWEC tại Đà Nẵng

Tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết với các đơn vị tổ chức du lịch trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng khả năng thu hút khách.

Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên; cử cán bộ đi học các lớp đào tạo chuyên ngành.

Có chính sách thu hút nhân tài và tiếp thu những người có chuyên môn nghiệp vụ và khả năng đảm đương công việc nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Đầu tư thêm nguồn kinh phí trong công tác quảng bá sản phẩm của các công ty nói chung và chương trình Hành Trình Di Sản nói riêng.

Tiếp tục khảo sát các tuyến, điểm du lịch mới để bổ sung thêm vào chương trình du lịch Hành Trình Di Sản để tour tăng cường tính mới lạ, hấp dẫn du khách. Các công ty lữ hành, các đối tác liên kết với nhau đóng góp tích cực phần mình để chương trình du lịch "Hành Trình Di Sản" hoạt động có hiệu quả.

Tăng cường quảng cáo chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là internet.

Thường xuyên tiến hành đánh giá nhu cầu của khách du lịch nhằm nâng cao hơn chất lượng sản phẩm của các chương trình hiện có của các công ty, đồng thời qua đó phát triển thêm sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Đính (2000), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê.

2. Nguyễn Quang Vinh (2001), Bài giảng quản trị kinh doanh lữ hành, Trường Đại học Khoa hoc, Xã hội & Nhân văn.

3. Lê Thế Giới (2007), Quản Trị Chiến Lược, NXB Thống Kê

4. Bùi Thị Tám và nhóm nghiên cứu HAT (2008), Nhu cầu khách du lịch tuyến hành lang Kinh tế Đông Tây, Báo cáo nghiên cứu cho Cơ quan Phát triển Hà Lan - Tài trợ bởi SNV Việt Nam.

5. Bùi Thị Tám (2011), Đánh giá khả năng thu hút du khách trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông-Tây phía Việt nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ VHTT&DL.

6. Cao Trí Dũng (2005), Xây dựng các phối thức Marketing nhằm khai thác chương trình du lịch đường bộ Việt Nam – Lào – Thái Lan tại VITOURS trong xu hướng hợp tác, phát triển và cạnh tranh khu vực, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

7. Lê Tấn Thanh Tùng (2009), Chiến lược phát triển loại hình du lịch Caravan tại công ty lữ hành Vitours, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

8. Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB (2000), Nghiên cứu tiền đầu tư Hành lang Kinh tế Đông Tây khu vực tiểu vùng sông Mê Kông.

9. SNV – Tổ chức Phát triển Hà Lan (2007), Du lịch trên đường 9 tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Việt Nam: Cơ hội cho người nghèo.

10. Tổng Cục Du Lịch Việt Nam (2009), Cơ sở khoa học và giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch trên tuyến Hành Lang Kinh Tế Đông Tây (EWEC)”, Đề tài cấp bộ.

11. Tổng cục du lịch Việt Nam (2012), Đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015.

Tiếng Anh

12. Montague Lord (2009), East-West Economic Corridor (EWEC) Strategy and Action Plan, ADB-Asian Development Bank.

13. Bhoj Raj Khanal (2011), An Economic Analysis of the Lao PDR Tourism Industry, Thesis of Doctor of philosophy in Economic, Lincoln University.

Tài liệu điện tử

14. Trang Web Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT): http://www.tourismthailand.org/ 15. Trang Web Tổng cục du lịch Lào: http://www.laohra.org/

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH

Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây luôn có vai trò rất quan trọng về mặt kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chương trình du lịch trên tuyến hành lang kinh tế đông tây của các công ty lữ hành tại thành phố đà nẵng (Trang 97 - 120)