Xu hướng bi kịch hóa (tragedy)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tình yêu từ văn học tới điện ảnh qua the english patient và the reader (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 : TÌNH YÊU NHƢ LÀ DIỄN NGÔN

1.4. Các xu hƣớng hình thành diễn ngôn tình yêu trong phim điện ảnh

1.4.2. Xu hướng bi kịch hóa (tragedy)

Trong Thi pháp học của mình, Arixtot định nghĩa “bi kịch là sự mô phỏng một hành động quan trọng và trọn vẹn có một quy mô nhất định, bằng hành động, chứ không phải bằng câu chuyện kể, bi kịch, qua cách (khêu gợi lên – N.D) sự xót thươngsợ hãi, thực hiện sự thanh lọc các cảm xúc đó” [2, tr.35]. Trong các lý thuyết về bi kịch và cái bi, nhất là của Heghen, các định nghĩa đều cách này hay cách khác gắn với các khái niệm định mệnh, số phận – những cái chết như toàn bộ cuộc đời con người, hoặc gắn với khái niệm tội lỗi của nhân vật bi kịch đã vi phạm một điều luật tối cao nào đó và phải bị trừng phạt. [30, tr.161].

Mở đầu cho bài tiểu luận Tình yêu – hai ngọn lửa, một diễn ngôn tình yêu sâu sắc của Octavio Paz, ông đã viết: “Như mọi sáng tạo lớn của con người, tình yêu là hành động kép: vừa là tột cùng hạnh phúc vừa là bất hạnh cùng cực… Ngôn ngữ dân gian, ở mọi thời và ở mọi nơi, luôn luôn phong phú trong các cách diễn đạt chất thông tục của người đang yêu: tình yêu là một vết thương, một vết thương không kín miệng” [28, tr.118]. “Mọi tình yêu thảy đều bất hạnh, và tất thảy đều là cái tổ mong manh của hai sinh vật có cuộc đời ngắn ngủi đã biết rằng mình sẽ chết... Từ

đam mê (pasion) có nghĩa là đau khổ và mở rộng ra nó còn ám chỉ tình cảm yêu đương. Tình yêu là nỗi đau khổ, là lòng phiền muộn bởi vì nó là sự thiếu vắng và là ham muốn được sở hữu cái mà chúng ta ham muốn mà lại không có” [28, tr.120].

Kiến giải từ bản chất và quy luật của tình yêu trong cuộc sống, chúng ta nhận ra bi kịch hay cảm hứng bi kịch là xu hướng tất yếu và hiện hữu trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng viết về tình yêu. Thực chất, xu hướng bi kịch hóa trong tình yêu cũng là một trong những chủ đề chính của chủ nghĩa lãng mạn. Văn chương lãng mạn bắt nguồn từ nỗi đau thương sầu muộn trong mối tình đơn phương tuyệt vọng dẫn tới cái chết bi thảm của chàng Werther của văn hào J.W.Von Goethe. Một số nhà Thơ Mới ở Việt Nam theo trào lưu lãng mạn phương Tây đã định nghĩa “Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được

yêu” (Yêu - Xuân Diệu), “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề” (Hồ Zếch). Bởi vậy, có thể nói, trong ý niệm về tình yêu, con người đã nghĩ tới những gì gọi là đau khổ, bất hạnh, bi thảm. Tình yêu là cái Đẹpcái Bi là một phần của cái Đẹp đó. Thực tế đã chứng minh chúng ta xót thươngsợ hãi khi nghe/đọc/xem một câu chuyện tình bi thảm, bởi nó liên hệ tới những ký ức và sự trải nghiệm tình yêu của mỗi cá nhân, nhưng chúng ta lại ám ảnhkhông thể quên

được chúng, do đó nó tạo nên một khoái cảm Đẹp và Buồn. Những biểu tượng tình yêu bất hủ mà chúng tôi đã kể ở trên đều là những mối tình đẹp nhưng có kết cục bi thảm, bi đát với những cái chết của một hoặc cả hai người yêu nhau. Những câu chuyện tình buồn với cảm hứng bi kịch đôi khi có sức sống và khả năng thanh lọc

tâm hồn hơn những câu chuyện tình được lý tưởng hóa.

Trong thể loại phim tình cảm, bên cạnh xu hướng lãng mạn hóa về tình yêu thì xu hướng bi kịch hóa là một lựa chọn vừa mang tính mỹ học vừa đáp ứng thị hiếu của người xem. Ở Hollywood, cũng như các thể loại khác, cấu trúc của phim tình cảm được công thức hóa thành 3 hồi để hình thành nên cốt truyện mẫu (gốc): Hai người gặp gỡ và yêu nhau – Họ trải qua những thử thách kịch tính - Cuối cùng họ có được cái kết happy anding (xu hướng lãng mạn hóa) hoặc kết bi (xu hướng bi kịch hóa). Từ công thức đó, để có thể biến hóa nên “muôn hình vạn trạng” các chuyện tình hấp dẫn và mới mẻ khác nhau, thì những thử thách kịch tính (mà trong khái niệm của kịch bản được gọi là vật cản) sẽ phải rất đa dạng và phong phú. Đó là những biến cố cản trở, xung đột, khủng hoảng, mâu thuẫn về: giàu nghèo, tôn giáo, địa vị xã hội hoặc chủng tộc, bệnh tật, chia rẽ gia đình, những ràng buộc tâm lý, sự khác nhau về lối sống quan niệm định kiến, những căng thẳng của cuộc sống thường nhật, những cám dỗ, sự phản bội… tất cả đều có thể thành nguy cơ theo các cấp độ khác nhau đe dọa, phá vỡ sự gắn bó và đạt tới tình yêu của đôi uyên ương. Có thể kể ra những bộ phim điển hình sau: cái tôi và sự kiêu hãnh quá lớn cùng những bi kịch đời thường giết chết tình yêu trong Gone with the Wind; chiến tranh và sự xáo trộn của thời cuộc giết chết tình yêu trong Casablanca, The English Patient; bổn phận và trách nhiệm giết chết tình yêu trong The Bridges of Madison

County; thảm họa giết chết tình trong Titanic; lời nói dối thơ ngây giết chết tình trong Atonement; định kiến xã hội giết chết tình trong Brokeback Mountain, Carol, In the Mood for Love; sự vỡ mộng giết chết tình trong Revolutionary Road; sự lãng quên giết chết tình trong Eternal Sunshine of the Spotless Mind

Những bộ phim kể trên đều không có kết thúc bằng happy ending theo xu hướng lãng mạn hóa. Bên cạnh đó, cái chết là biểu hiện cao nhất của xu hướng bi kịch hóa tình yêu. Mối tình của Romeo và Juliet và cái chết bi thảm của hai người là nguyên mẫu gốc, biểu tượng cho diễn ngôn “tình yêu đem lại cuộc sống và cái chết; tất thảy đều phụ thuộc vào những người tình” [28, tr.122]. Trong Siêu lý tình yêu, triết gia V.Soloview đã nói “Tình yêu mãnh liệt đặc biệt thường đa số là bất hạnh, mà tình yêu bất hạnh rất hay đẩy đến tự sát dưới hình thức này hay hình thức kia” [35, tr.236]. Cái chết minh chứng cho tình yêu đích thực (Romeo và Juliet…); cái chết chia rẽ tình yêu lãng mạn (Love story, Ghost, the English Patient, Brokeback Mountain, Titanic, Sweet november…); cái chết là sự bế tắc cùng cực trong tình yêu (Anna Karenina… ); cái chết là phép thử của tình yêu (Amour) và trên hết, cái chết bất tử hóa tình yêu (Romeo và Juliet).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tình yêu từ văn học tới điện ảnh qua the english patient và the reader (Trang 34 - 36)