Tình yêu, tri thức và sự vô minh chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tình yêu từ văn học tới điện ảnh qua the english patient và the reader (Trang 73 - 81)

CHƢƠNG 1 : TÌNH YÊU NHƢ LÀ DIỄN NGÔN

3.2. Tình yêu, tri thức và sự vô minh chính trị

Michael gặp lại Hanna sau 8 năm, trong một không gian, một tình huống vô cùng đặc biệt. “Tôi gặp lại Hanna ở tòa án” [32, tr.78] – câu văn ngắn gọn, khô lạnh trong tiểu thuyết của nhà văn Bernhard Schlink khi chuyển thể lên màn ảnh đã trở thành một một cuộc gặp gỡ định mệnh ám ảnh Michael suốt phần đời còn lại.

Michael và Hanna gặp lại nhau trong mối quan hệ và vai trò hoàn toàn mới và đối lập nhau: Hanna là bị cáo trong phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của phát xít Đức trong thế chiến II, còn Michael là sinh viên luật đến dự phiên tòa để phục vụ cho chuyên đề thảo luận luật học của mình. Trung thành với điểm nhìn của người kể chuyện là Michael, một lần nữa và gần như xuyên suốt từ đầu tới hết phần hai này, sự xuất hiện và số phận của Hanna chỉ thể hiện qua điểm nhìn của Michael và bắt đầu từ giọng nói của cô, khi cô xưng tên mình là Hanna Schmitz. Trên phim, đạo diễn đã cố tình để tiếng nói của Hanna nằm ngoài khuôn hình và định hướng người xem tập trung vào tâm trạng phức tạp của Michael,

Tâm trạng phức tạp của Michael khi nghe Hanna xưng tên ở tòa án

được kéo dài và gần như được “melo hóa” cảm xúc nặng nề thắt nghẹn trong anh rất nhiều so với những câu chữ tiết chế và mạch lạc trong tiểu thuyết: “Hanna ngồi

nhận ra cô. Tất nhiên là tôi nhận ngay ra tên cô: Hanna Schmitz. Sau đó tôi cũng nhận ra hình dáng cô… Tôi nhận ra cô, nhưng tôi không có xúc cảm gì. Không hề có xúc cảm gì”. Trái ngược với Michael “không hề có xúc cảm gì”, diễn viên David Kross với diễn xuất chất chứa nhiều cảm xúc, đã tạo hình nên một Michael trên phim với vẻ mặt ngỡ ngàng, ánh mắt kinh ngạc từ từ chuyển sang sự xấu hổ, căm phẫn trong khoảnh khắc nhận ra Hanna ở phiên tòa. Hanna xuất hiện trên khuôn hình bắt đầu từ điểm nhìn mặc cảm, không dám nhìn trực diện của Michael, cô được nhìn từ phía sau nửa lưng trở lên, tới cái nhìn nghiêng toàn cơ thể và dáng đứng, rồi cuối cùng mới chuyển sang điểm nhìn khách quan trong những khuôn hình quay cô nhìn thẳng về phía khán giả - một thứ “quan tòa vô hình”, để người xem được quyền tham gia phán xét và luận tội cô với tư cách là bị cáo.

Hình ảnh Hanna ở phiên tòa xét xử

Hanna trong phiên tòa xét xử không còn là Hanna quyến rũ và ngây thơ của 8 năm về trước, giờ đây cô mang “gương mặt đời thường của cái ác”28. Cô đã tình nguyện gia nhập quân đội SS, làm quản tù trong trại tập trung của Đức quốc xã, tuyển chọn ra những người Do Thái ốm yếu, mất sức lao động để đưa họ đến chỗ chết. Tội ác kinh hoàng nhất của Hanna là trong “chuyến đi tử thần”, cô cùng với

28 Câu nói của nữ triết gia Hannah Arendt khi bà theo dõi phiên toà xử một tên đồ tể Đức Quốc Xã khét tiếng là Adolf Eichmann. Link: http://vnhoha.blogspot.com/2009/07/reader-chien-tranh-va-mac-cam-toi-loi.html, ngày truy cập 15/10/2016

những nữ quản tù khác đã nhốt gần 300 tù binh Do Thái trong nhà thờ và để mặc họ bị thiêu chết trong lửa đạn. Qua lời của nhân chứng và sự thừa nhận thẳng thắn của Hanna trước tòa về những tội ác cô đã gây ra, chúng ta thấy một chân dung Hanna khác trong vai trò người quản tù mẫn cán, thi hành nhiệm vụ của mình một cách lạnh lùng, vô cảm, vô tri. Điều đó khiến Michael trong suốt thời gian chứng kiến phiên tòa diễn ra (được miêu tả trong tiểu thuyết) gần như “bị đánh thuốc tê‟‟, “cảm giác tê liệt”, “mất hết cảm xúc” như một liệu pháp để có thể chịu đựng và chứng kiến tới cùng phiên tòa. Bernhard Schlink đã lách thật sâu và gọi tên tâm trạng phức tạp của Michael: “Tôi vừa muốn thấu hiểu vừa muốn lên án tội ác của Hanna. Nhưng nó quá ghê rợn. Nếu tôi cố thấu hiểu tội ác ấy thì lại có cảm giác không thể lên án nó ở mức độ xứng đáng. Nếu tôi lên án nó ở mức độ xứng đáng thì không có chỗ cho sự thấu hiểu. Nhưng đồng thời tôi muốn hiểu Hanna; không hiểu cô sẽ đồng nghĩa với phản bội cô lần nữa. Tôi không đến được hồi kết. Tôi muốn đương đầu với cả hai: thấu hiểu và lên án. Nhưng cả hai đều bất thành” [32, tr.135]. Trên phim, Michael thể hiện những xung đột nội tâm dữ dội này qua ánh mắt: khi lẩn tránh, vội vã rời khỏi phòng xử án; lúc cụp xuống đầy đau đớn và bàng hoàng khi biết bí mật mù chữ của Hanna; khi bùng nổ phản ứng trong những tranh luận với thầy giáo và bạn bè; rồi lặng lẽ khóc trong khi nghe tòa tuyên án Hanna chung thân. Qua cách diễn xuất nội tâm tuyệt vời của hai diễn viên Kate Winslet và David Kross, dù cả hai không hề có cơ hội được đối diện với nhau, đã làm giảm bớt không khí pháp đình nặng nề, khủng khiếp vốn có của phiên tòa xét xử Hanna. Bên cạnh sự khách quan, quyết liệt khi tra vấn lịch sử và đạo đức, ở không gian tòa án đó vẫn ẩn chứa một không gian riêng tư khác mà Michael dành cho Hanna thông qua những khuôn hình cắt dựng cận cảnh/ đặc tả sắc thái cảm xúc bị dồn nén của nhân vật này khi hướng về hình ảnh Hanna.

Từ lớp nghĩa đầu tiên là cuộc gặp gỡ định mệnh, mối quan hệ của Michael và Hanna ở phiên tòa xét xử còn mang một lớp nghĩa ẩn dụ khác về mặt chính trị, vì vậy, diễn ngôn tình yêu trong The reader cũng được kiến giải ở một tầng nghĩa sâu sắc và phổ quát hơn.

Trong chùm chủ đề về cuộc tàn sát chủng tộc người Do Thái của phát xít Đức trong Thế chiến II, có không ít bộ phim đã ghi dấu trong lòng khán giả như Schindler’s List (1993), Life is Beautiful (1997), The Pianist (2002)… Tuy nhiên, nếu như hầu hết các bộ phim trước đó đều chủ yếu tố cáo tội ác của Đức quốc xã và những tội ác đó trở thành một phần của cốt truyện chính, được phục dựng chân thực và gây ám ảnh cho người xem thì The reader lại đưa đến cho chúng ta một cái nhìn mới. Bộ phim là tiếng nói của những người Đức, đi qua chiến tranh và trở thành tội đồ của những cuộc phán xét trong thời bình. Cuộc gặp lại định mệnh giữa Michael và Hanna không chỉ là cuộc hội ngộ của hai người yêu nhau sau nhiều năm xa cách mà còn là ẩn dụ cho cuộc “đối mặt” giữa hai thế hệ mang những số phận khác nhau của lịch sử. Tội lỗi và mặc cảm là chủ đề chính của bộ phim, là những gì diễn ra trong tâm trí hai nhân vật chính và cũng là những vấn đề truy vấn lương tâm, lương tri mà chiến tranh thế giới thứ II đã để lại cho người Đức. Mối quan hệ giữa Hanna và Michael gần như là ẩn dụ cho sự hiện thân của Nazi và Holocaust (tội ác diệt chủng người Do Thái trong các trại tập trung dưới thời Đức quốc xã). Rõ ràng, The reader không đơn thuần chỉ là một bi kịch về tình yêu diễn ra trong bối cảnh chiến tranh thế giới II, mà nó còn chạm đến sự yếu đuối, nỗi xấu hổ trong bản thân mỗi con người và cả cách chúng ta đối diện với những mảng tối tội lỗi, đối diện trước sự thật. Michael, đại diện cho một thế hệ người trẻ của nước Đức sau Thế chiến thứ II, dù không liên quan trực tiếp nhưng vẫn có mặc cảm đã đồng lõa với tội ác chiến tranh mà thế hệ cha ông đã gây ra. Sự hổ thẹn và phẫn nộ của Michael được “hiện hình” hóa và mang tên Hanna. Khi chứng kiến những tội ác khủng khiếp của Hanna trong phiên tòa, Micheal không thể tin và chấp nhận đó là người đàn bà mình đã yêu say đắm và làm tình điên cuồng trong quá khứ. Micheal muốn chối bỏ điều đó: “Ai đã cho tôi mũi thuốc tê? Tự tôi, vì nếu không có thuốc tê thì tôi không chịu đựng nổi? Thuốc tê không chỉ có tác dụng trong tòa án và không chỉ gây hậu quả để tôi coi tôi là một người khác, người ấy đã yêu và thèm khát Hanna, người ấy tôi rất biết, nhưng đó không phải là tôi” [32, tr.88]. Ngay cả khi biết được bí mật Hanna mù chữ và việc cô đã phải nhận hết trách nhiệm về một tội

ác không chỉ mình cô gây ra, Michael cũng không thể đứng ra làm nhân chứng nhằm giảm tội cho cô, hẹn gặp cô trước ngày tuyên án nhưng không dám đối diện. Thái độ bối rối, xấu hổ của Michael phần nào là thái độ mặc cảm với mối tình dị biệt nhiều năm trước nhưng mặt khác cũng là thái độ muốn lẩn tránh, chối bỏ của thế hệ hôm nay về những tội ác mà thế hệ cha ông mình đã gây ra trong quá khứ. Ở Michael có sự giằng xé day dứt giữa một bên là sự hổ thẹn trong mối tình đam mê nhục cảm với Hanna và bên kia là sự soi rọi, phán xét của pháp luật, đạo đức và ý thức hệ không cho phép anh bào chữa cho tội ác của cô.

Trong sự so sánh liên văn bản với một số phim khác, chúng ta cũng bắt gặp diễn ngôn tình yêu được nhìn nhận, đánh giá và tương tác trong từ trường của diễn ngôn chính trị. Đó là trường hợp của tên phát xít Đức Amon Goth trong bộ phim

Schindler’s list (1993) của đạo diễn Steven Spielberg. Trong phim hắn đem lòng yêu cô hầu gái người Do Thái Hellen, nhưng ý thức hệ và phần thú tính trong con người hắn đã tìm cách “chuyển hóa” cảm xúc đó thành hành động đánh đập, sỉ nhục cô, như một cách để che đậy sự hổ thẹn của bản thân. Thú vị là, diễn viên Ralph Fiennes (người đóng vai Michael ở tuổi trung niên trong hiện tại) đã vào vai tên phát xít này và đã lột tả được vẻ độc ác đầy nhục dục của hắn trong ánh mắt hắn nhìn cô gái Do Thái. Trong bộ phim Lust, caution (2007) của đạo diễn Lý An, cô sinh viên Vương Giai Chi nhận nhiệm vụ làm nội gián để tạo cơ hội cho tổ chức kháng chiến chống Nhật ám sát tên Hán gian họ Dị, nhưng cô lại đem lòng yêu hắn và lao vào những cuộc truy hoan nhục cảm với chính kẻ thù của mình. Từ lúc đó, Vương Giai Chi đã phải sống trong sự giằng xé giữa đam mê bản năng và ý thức chính trị, cuối cùng thì cô đã chọn theo tiếng gọi của trái tim yếu đuối và nhận một cái chết đau thương. Trường hợp của Michael trong The reader ám ảnh và bi kịch hơn bởi anh đã đến với Hanna bằng những rung động đầu đời, những nhục cảm phi chính trị và cả những đau thương, mất mát khi cô đột ngột biến mất khỏi cuộc đời anh. Rồi Hanna bất ngờ xuất hiện trong “hiện thân” của một phát xít, của cái Ác tột cùng trong lịch sử nhân loại từng chứng kiến khiến mặc cảm tội lỗi từng dính líu, quan hệ với cô trở thành sự chấn thương không có cơ hội cứu vãn. Thế nhưng, trong

hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ thanh niên Đức trưởng thành sau chiến tranh thế chiến II, Michael dù rất muốn vẫn không thể chối bỏ được quá khứ, chối bỏ được sự thật. Điều đó thể hiện qua trường đoạn Michael tìm tới một trại tập trung của Đức quốc xã sau phiên tòa xét xử Hanna lần thứ nhất. Khuôn hình đặc tả bàn tay Micheal chần chừ đặt lên hàng dây thép gai, ánh mắt dày vò chất chứa là một cách thể hiện sâu sắc thái độ sẵn sàng đối diện với quá khứ đau thương và tội lỗi của thế hệ cha ông. Trong trường đoạn này, ánh sáng một lần nữa thể hiện vai trò “người kể chuyện” hiệu quả của mình. Với thứ ánh sáng xanh xám, lạnh lẽo và tăm tối bao trùm lên khắp không gian trong và ngoài trại tập trung, nó đã truyền đạt được thông điệp theo đúng định nghĩa của đạo diễn F.Fellini: “Ánh sáng là tất cả. Nó biểu đạt ý thức hệ, cảm xúc, màu sắc, chiều sâu, phong cách” [5, tr.247] .

Michael đến một trại tập trung của pht xít Đức.

Như vậy, trong hành trình khơi lại vết thương quá khứ bằng ký ức, The reader

đã diễn đạt hoàn hảo và ám ảnh mặc cảm tội lỗi và sự hổ thẹn của Micheal trong mối tình với Hanna được đặt trong sự quy chiếu với pháp luật, đạo đức và ý thức hệ. Là ẩn dụ cho thế hệ trưởng thành sau chiến tranh thế giới II, thông qua quá trình chất vấn tội ác của thế hệ cha ông mình đã gây ra thảm họa Holocaust và Auschwitz, Michael đã cho thấy phần nào sự thể hiện phẩm cách, nhân tính của mình qua ý thức sám hối và tìm cách chuộc lỗi.

Trong khi đó, mặc cảm và sự hổ thẹn của Hanna trong suốt phiên tòa xét xử được dồn nén và đẩy tới bí mật bao lâu nay cô tìm cách giấu diếm, ngụy tạo là việc cô mù chữ. Vì mù chữ, cô buộc phải lựa chọn một công việc không cần tới chữ nghĩa, tham gia làm việc cho Đức quốc xã trong khi chưa hiểu rõ về nó (điều này thể hiện qua việc khi ở tù và đã học đọc, Hanna đã tìm đọc tất cả những cuốn viết về trại tập trung và nạn diệt chủng người Do Thái). Vì mù chữ, Hanna trở thành chủ thể của sự vô minh chính trị, gây ra những tội ác kinh hoàng. Vì mù chữ, Hanna chấp nhận án chung thân chứ không thú nhận bí mật mù chữ để có cơ hội giảm án tù cho mình. Michael là người duy nhất phát hiện ra mặc cảm này của Hanna và điều đó càng đẩy anh tới những chất vấn đau đớn: “Sự bẽ mặt của một tội phạm sinh ra từ nỗi sợ bẽ mặt do mù chữ? Phạm tội vì sợ bẽ mặt do mù chữ?...Và trước tòa Hanna không cân nhắc giữa sự bẽ bàng do mù chữ và sự bẽ bàng của tội phạm…Cô chấp nhận bị quy trách nhiệm, chỉ không muốn phải nhận thêm vào đó nỗi bẽ bàng” [32, tr.114-115]. Biết được sự thật Hanna mù chữ, Michael có thể là nhân chứng giúp Hanna giảm mức hình phạt, nhưng chính anh cũng dằn vặt trong ý nghĩ có nên “phản bội” lại bí mật mà Hanna sẵn sàng chấp nhận tù chung thân để không bị phơi bày ra. Anh hiểu rằng “cô sẽ không đồng ý tôi đánh đổi sự tự bộc bạch của cô lấy mấy năm tù. Tự cô có điều kiện, nhưng lại không chịu đổi chác, nghĩa là cô không muốn. Cô chấp nhận mấy năm tù thay vì tự bộc bạch” [32, tr.119]. Cuối cùng, Michael đã tôn trọng sự lựa chọn của Hanna, giữ kín bí mật mù chữ của cô. Điều đó không chỉ thể hiện mặc cảm tội lỗi trong ý thức hệ như đã phân tích ở trên, mà ẩn dấu trong đó là tình cảm riêng tư sâu kín Michael vẫn dành cho Hanna: anh luôn muốn thấu hiểu cô và đã thấu hiểu được tới tận cùng mặc cảm mù chữ của cô, điều đó khiến mặc cảm cá nhân của Michael càng day dứt hơn, nó khơi lại cái nghi thức tình yêu trong quá khứ của hai người: đọc sách – tắm – làm tình.

Sách như là biểu tượng của tri thức một lần nữa xuất hiện và liên quan tới tội ác của Hanna trong thời gian cô làm quản tù ở trại tập trung của Đức quốc xã. Trong phiên tòa xét xử Hanna, cô con gái sống sót trong trận thiêu cháy ở nhà thờ - nhân chứng lịch sử cho tội ác của Hanna đã kể lại việc Hanna thường lựa chọn

những cô gái trẻ, ốm yếu cho chỗ ở tốt hơn và ăn ngon hơn. Buổi tối cô gọi họ tới và yêu cầu các cô đọc truyện cho cô nghe. Rồi sau đó sẽ chuyển họ tới các lò thiêu tử thần. Hành động đó đặt ra câu hỏi cho những người dự phiên tòa, nó khiến Hanna tốt hơn những quản tù khác hay chỉ khiến cô trở nên ác độc, vô cảm hơn? Với riêng Michael, sự việc đó đã khuấy động và trộn lẫn những tưởng tượng kinh hãi với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tình yêu từ văn học tới điện ảnh qua the english patient và the reader (Trang 73 - 81)