Tình yêu, chính trị và sự cứu rỗi của tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tình yêu từ văn học tới điện ảnh qua the english patient và the reader (Trang 81 - 93)

CHƢƠNG 1 : TÌNH YÊU NHƢ LÀ DIỄN NGÔN

3.3. Tình yêu, chính trị và sự cứu rỗi của tri thức

Ở phần ba của cuốn tiểu thuyết, Michael vẫn không ngừng tra vấn quá khứ, thức tỉnh lương tri trước tội ác của thế hệ cha ông đi trước, trong đó có sự hiện thân của Hanna. Nhưng Michael đã tìm được cách đối diện với sự thật đau đớn đó bằng cách thừa nhận sự thật và chuyển hóa thứ tình yêu đầy mặc cảm tội lỗi với Hanna sang một thứ tình yêu khác – tình thân: “Tôi đã yêu Hanna. Không những yêu cô, tôi còn chọn cô. Tôi cố tự nhủ rằng khi chọn Hanna tôi không biết gì về những việc cô đã từng làm. Qua đó tôi cố cãi cho mình vô tội, vô tội như trẻ con yêu cha mẹ vậy. Nhưng tình yêu dành cho cha mẹ là tình yêu duy nhất mà người ta không phải chịu trách nhiệm. Và có khi người ta vẫn phải chịu trách nhiệm cho tình yêu dành cho cha mẹ” [32, tr.143].

29

http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/the-reader-xoa-toi-diet-chung-nguoi-do-thai-20090228025255450.htm 30http://dep.com.vn/Dien-anh/Tac-gia-The-Reader-Kate-Winslet-nhu-sinh-ra-cho-mot-Hanna-dang-thuong- va-dang-trach/38767.dep, ngày truy cập 15/10/2016

Trên phim, để chuyển sang một giai đoạn mới trong tự sự tình yêu của Michael và Hanna, The reader đã có một cú dựng ấn tượng khi nhanh chóng chuyển cảnh Michael ngồi trên tàu điện sau phiên tòa tuyên bố án chung thân đối với Hanna sang hình ảnh một Michael (Ralph Fiennes đóng) ở tuổi trung niên của năm 1976 cũng đang ngồi trên tàu điện cùng với con gái – đại diện cho thế hệ thứ 3 của nước Đức từ sau thế chiến II. Cuộc hôn nhân đổ vỡ và điểm lùi của thời gian khiến Michael nhận ra rằng, Hanna là mối tình đầu và tình yêu duy nhất mà anh không thể quên. Thế nhưng, Michael vẫn không đủ can đảm để vào tù gặp cô và ngay cả sau này, khi Hanna đã học đọc học viết, cô viết rất nhiều lá thư mong muốn Michael viết lại cho mình, anh vẫn không thể. Tội ác và những mặc cảm luôn ở đó khiến Michael và Hanna không thể đối diện và hòa giải, nhưng có một sự liên hệ đặc biệt đã kết nối hai người là sách và sự đọc. Michael đã đọc truyện rồi ghi âm vào băng cassette gửi vào tù cho Hanna như một hình thức để được nói chuyện với cô.

Michael đọc sách và ghi âm vào băng cassette để gửi cho Hanna

Một phần của nghi thức tình yêu trong quá khứ đã được “tái sinh” trở lại. Sau mối quan hệ đối kháng, bi kịch (tội phạm – khán giả/nhân chứng) ở phiên tòa xét xử tội ác của Hanna, Michael và Hanna lại trở về với sự thuần chất ban đầu của một tình yêu đặc biệt: người đọc – người nghe, chỉ khác là ở thời điểm này nó gián tiếp qua hình thức ghi âm. Thế nhưng khoảng cách về không gian, thời gian giữa trong nhà tù và bên ngoài đã được đạo diễn rút ngắn qua những cảnh cắt dựng đan xen

liên tiếp hình ảnh Michael đọc truyện và hình ảnh Hanna lặng người nghe giọng đọc của anh vang lên. Michael đọc sách cho Hanna nghe như một cách để anh học cách tha thứ, xóa bỏ hận thù, là sự nỗ lực phi thường của anh vượt qua những định kiến và xấu hổ, hòa giải những mâu thuẫn xung đột với quá khứ. Đọc sách để gây dựng và vun đắp tình yêu với Hanna giờ đây đã được chuyển hóa sang thành một thứ tình nghĩa nhân văn. Phi thường hơn, quá trình đọc – nghe đó đã thúc đẩy khao khát tri thức trong Hanna: cô đã tự học đọc, học viết và giải phóng mình ra khỏi mặc cảm mù chữ. Duy nhất ở phần này, Hanna và cuộc sống cá nhân trong tù của cô được nhìn, được kể một cách khách quan, không còn phải thông qua điểm nhìn của Michael hay qua lời khai của nhân chứng. Đó là chi tiết cải biên sáng tạo có giá trị so với văn bản nguồn của bộ phim. Hanna đã thực sự có được “cuộc đời riêng” khi cô nỗ lực học chữ. Trong những cảnh Hanna tập viết theo giọng đọc của Michael ở trong tù, đối lập với những bóng tối u ám trước đó, ánh sáng tiếp tục vai trò chiếu sáng trên khuôn mặt cô, như một ẩn dụ cho sự khai sáng trong tự thân Hanna.

Có thể thấy, sách trở thành một biểu tượng xuyên suốt và gắn kết trong toàn bộ tự sự tình yêu của Michael và Hanna ở cả ba thời điểm. Trong tiểu thuyết, nhà văn kiến giải: “Mù chữ là chưa trưởng thành. Khi Hanna có được dũng khí để học đọc và viết thì cô đã bước từ trẻ con lên người lớn, một bước khai sáng” [32, tr.156]. Với biểu tượng cho tri thức, cho sự khai sáng, chúng ta có thể đặt The reader với những liên văn bản khác khi nói tới chủ đề về sách. Cuốn tiểu thuyết đồng thời là bộ phim chuyển thể Balzac và cô thợ may Trung Hoa của Đới Tư Kiệt đã thể hiện sinh động hành trình của cô thợ may Trung Hoa ở vùng núi hẻo lánh, được khai sáng, thức tỉnh nhờ những cuốn sách. Qua đó, Đới Tư Kiệt hướng tới thông điệp: trong bối cảnh cách mạnh văn hóa với bao thứ tàn độc và u tối, cái u tối của sự lầm lạc và ngu dốt, những cuốn sách – tinh hoa của nhân loại vẫn là sức mạnh để thức tỉnh và giải phóng con người. Bộ phim chuyển thể The book thief cũng lấy bối cảnh trong chiến tranh thế giới II, cô bé Liesel luôn ám ảnh về việc mù chữ của mình, nhưng tình yêu với sách đã giúp em nỗ lực học chữ và chia sẻ đam mê đó với một thanh niên Do Thái đang phải trốn dưới tầng hầm tối tăm. Những

cuốn sách (dù là phải đi trộm) đã giúp Liesel giữ gìn được nhân phẩm của mình trong một thế giới phi nhân, đặc biệt hơn, sách đã đưa cô bé đến với sứ mệnh của người kể chuyện về giống loài “vừa xấu xa vừa quá vĩ đại”.

Trong The reader, sách không chỉ là sự khai sáng cho Hanna, mà Sách - Chữ - Đọc Sách đã cứu rỗi Hanna và tình yêu của cô với Michael. Trong cuộc gặp lần cuối cùng khi Michael vào tù gặp Hanna để hẹn ngày đón cô, hai người đã có một cuộc đối thoại với nhiều khoảng lặng nặng nề, nhưng những câu hỏi của Michael và câu trả lời của Hanna được cải biên trên phim đã trở nên đa thanh và sâu sắc hơn rất nhiều so với đoạn đối thoại trong tiểu thuyết gốc, nhất là khi chúng được soi chiếu trong những vấn đề cơ bản nhất của mối quan hệ hai người: tình yêu – chính trị - tri thức.

Michael: Chị có dành thời gian nghĩ về quá khứ không? Hanna: Cậu muốn nói là hồi với cậu?

Michael: Không, tôi không có ý nói là với tôi.

Hanna: Trước phiên tòa, tôi chưa hề nghĩ về quá khứ. Tôi chưa bao giờ phải nghĩ. Michael: Còn bây giờ? Bây giờ chị cảm thấy thế nào?

Hanna: Tôi cảm thấy gì không quan trọng. Tôi nghĩ gì không quan trọng. Những người chết vẫn chết.

Michael: Tôi không biết chị đã học được gì? Hanna: À, tôi đã học rồi, nhóc. Tôi đã học đọc.

Đoạn đối thoại trên cho thấy, ngay cả khi Hanna đã được pháp luật “xóa tội”, Michael vẫn truy vấn đạo đức, lương tâm cô về những gì cô đã gây ra trong quá khứ - đó cũng chính là mặc cảm lớn nhất của Michael và thế hệ của anh. Chi tiết anh rút tay ra khỏi tay Hanna cho thấy điều đó (chi tiết này không có trong cuốn sách). Nhưng Hanna nói điều đó không quan trọng. Điều cô thấy ý nghĩa nhất là đã học đọc. Sau đó, Hanna đã dùng những cuốn sách làm kệ để treo cổ tự tử. Mặc cảm tình yêu của Michael đã ngăn Hanna tìm về với sự sống, nhưng những cuốn sách đã giúp cô tìm thấy ánh sáng cuối đời và tự do lựa chọn sự giải phóng cho chính mình.

Cảnh Michael gặp Hanna lần cuối trong tù

Sau cái chết của Hanna, Michael trong cuốn tiểu thuyết đã tìm cách viết ra thành truyện, còn Michael trong phim kể lại cho con gái nghe. The reader cho thấy “không có nhiều cơ hội để chạy trốn quá khứ nhưng ít nhất, người trong cuộc đã kể lại nó, thành thật với chính mình thì vẫn chứa đựng một sự giải thoát hữu ích” [23]. Mối tình của Michael và Hanna đi từ quan hệ của hai cá nhân mở rộng ra những phạm trù về tội ác và lương tri, sự hổ thẹn và nỗi đau, lên án và tha thứ, sám hối và chuộc tội – những gì cận nhân tình nhất, vì thế, nó không chỉ đem tới sự xúc động mà còn gieo vào người đọc/người xem sự suy tư, thức tỉnh.

Tiểu kết

Tự sự tình yêu của Michael và Hanna trong phim The reader chứa đầy đủ các xu hướng hình thành diễn ngôn tình yêu nói chung trên màn ảnh: lãng mạn – bi kịch – tình dục để từ đó trở thành mối tình dị biệt, đắm say và ngang trái vào bậc nhất của thể loại phim tình cảm. Nhưng The reader không phải là một bi kịch tình yêu thông thường. Được đặt trong bối cảnh chiến tranh thế giới II và chuyển thể từ một tác phẩm xuất sắc của văn học Đức thời hậu chiến, tình yêu của Michael và Hanna như là mã văn hóa trong hệ quy chiếu với chính trị, mở ra các chủ đề khác: pháp luật, đạo đức, tri thức, ý thức hệ. Cuộc gặp lại định mệnh giữa Michael và Hanna ở tòa án không chỉ là cuộc hội ngộ của hai người yêu nhau sau nhiều năm xa cách mà còn là ẩn dụ cho cuộc “đối mặt” giữa hai thế hệ người Đức mang những số phận

hiện thân của Nazi và Holocaust, là mặc cảm tội lỗi, nỗi hổ thẹn của thế hệ thanh niên trưởng thành sau chiến tranh thế giới II phải đối diện với tội ác kinh hoàng của cha ông mình trong quá khứ. Tội ác và những mặc cảm giữa Hanna và Michael gần như không bao giờ có thể hòa giải, xóa bỏ được, nhưng sách và sự đọc vẫn là mối liên hệ thiêng liêng kết nối và cứu rỗi tình yêu giữa hai người, khai sáng cho Hanna và giúp Michael học cách tha thứ. Diễn ngôn tình yêu trong The reader vì vậy mang một sức ám ảnh ghê gớm cùng giá trị thức tỉnh, thanh lọc.

KẾT LUẬN

1. Trong luận văn này, chúng tôi nỗ lực tìm hiểu một cách có hệ thống các diễn ngôn tình yêu từ trong biểu tượng đến một số công trình nghiên cứu khoa học của văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, khảo sát 3 xu hướng hình thành diễn ngôn tình yêu trong phim điện ảnh: lãng mạn hóa, bi kịch hóa, tình dục hóa – cũng chính là những yếu tố đặc trưng, điển hình cho bản chất tình yêu và là công thức cơ bản của thể loại phim tình cảm. Theo mỗi xu hướng, các diễn ngôn tình yêu tạo thành một dòng mạch có quá trình kiến tạo và phát triển, có những đặc trưng và có những tính chất riêng biệt. 3 xu hướng này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp cùng nhau trong một bộ phim tình cảm không chỉ nhằm mục đích là thỏa mãn “tầm đón đợi”, thị hiếu giải trí của khán giả đại chúng mà còn góp phần tạo nên tính mỹ học, giá trị nghệ thuật trong quá trình sáng tạo nên một câu chuyện tình yêu đặc sắc.

2. Hai bộ phim chuyển thể chúng tôi chọn nghiên cứu ở chương 2 và chương 3 là The English patientThe rerder không đơn thuần là những câu chuyện tình lãng mạn và bi thương hấp dẫn, ấn tượng trên màn ảnh, mà cả hai đã kiến tạo nên những diễn ngôn tình yêu sáng tạo mang giá trị thẩm mỹ, nhân văn sâu sắc. Điểm thú vị là hai mối tình trong The English patientThe rerder đều là những thân phận tình yêu được đặt trong bối cảnh chiến tranh/hậu chiến thế giới thứ II, được tái hiện lại trong dòng chảy ký ức của nhân vật và đều là những tự sự chấn thương của tình yêu. Nhưng ở mỗi bộ phim, chúng tôi “đọc” và khám phá ra một sự kiến tạo diễn ngôn tình yêu đặc biệt và đặc sắc khác nhau.

Ký ức tình yêu trong phim The English patient cũng như trong tiểu thuyết gốc của bệnh nhân người Anh như là sự hình thành căn tính, được thể hiện qua một cấu trúc tự sự chặt chẽ, ở cách xử lí nhịp nhàng giữa hồi tưởng và hiện tại. Bệnh nhân người Anh toàn thân bị bỏng nặng, khuôn mặt biến dạng, với danh tính, căn cước mù mờ, nhưng điều lạ lùng là kí ức tình yêu của anh vẫn luôn nguyên vẹn và sống động, là tâm điểm sâu lắng trong những lần trò chuyện với Hana. Từ dòng chảy ký ức, bí mật quá khứ dần dần hiện lên mà đẹp đẽ, đau đớn hơn cả vẫn là thân phận tình yêu trong chiến tranh. Mối tình với Katharine trong quá khứ đã giúp người xem

nhận ra căn tính, bản sắc của bệnh nhân người Anh. Diễn ngôn tình yêu của bệnh nhân người Anh mang đầy đủ những xu hướng diễn ngôn tình yêu nói chung: lãng mạn, bi kịch, nhục cảm. Nhưng nó đặc biệt hơn, mới lạ hơn ở cảm hứng sử thi thể hiện qua bối cảnh sa mạc Sahara vĩ đại và xứ Cairo huyền bí, nhờ đó luôn có khả năng dẫn dắt cảm xúc, trí tò mò của người xem. Bên cạnh đó, diễn ngôn tình yêu trong The English patient được kiến giải với diễn ngôn chính trị, diễn ngôn thuộc địa để hình thành nên một ý nghĩa minh triết: chính tình yêu mới vẽ lên bản đồ không có ranh giới.

Tự sự tình yêu của Michael và Hanna trong phim The reader chứa đầy đủ các xu hướng hình thành diễn ngôn tình yêu nói chung trên màn ảnh: lãng mạn – bi kịch – tình dục để từ đó trở thành mối tình dị biệt, đắm say và ngang trái vào bậc nhất của thể loại phim tình cảm. Nhưng The reader không phải là một bi kịch tình yêu thông thường. Được đặt trong bối cảnh chiến tranh thế giới II và chuyển thể từ một tác phẩm xuất sắc của văn học Đức thời hậu chiến, tình yêu của Michael và Hanna như là mã văn hóa trong hệ quy chiếu với chính trị, mở ra các chủ đề khác: pháp luật, đạo đức, tri thức, ý thức hệ. Cuộc gặp lại định mệnh giữa Michael và Hanna ở tòa án không chỉ là cuộc hội ngộ của hai người yêu nhau sau nhiều năm xa cách mà còn là ẩn dụ cho cuộc “đối mặt” giữa hai thế hệ người Đức mang những số phận khác nhau của lịch sử. Mối quan hệ giữa Michael và Hanna gần như là ẩn dụ cho sự hiện thân của Nazi và Holocaust, là mặc cảm tội lỗi, nỗi hổ thẹn của thế hệ thanh niên trưởng thành sau chiến tranh thế giới II phải đối diện với tội ác kinh hoàng của cha ông mình trong quá khứ. Tội ác và những mặc cảm giữa Hanna và Michael gần như không bao giờ có thể hòa giải, xóa bỏ được, nhưng sách và sự đọc vẫn là mối liên hệ thiêng liêng kết nối và cứu rỗi tình yêu giữa hai người, khai sáng cho Hanna và giúp Michael học cách tha thứ. Diễn ngôn tình yêu trong The reader vì vậy mang một sức ám ảnh ghê gớm cùng giá trị thức tỉnh, thanh lọc.

Từ trường hợp của The English patientThe rerder, chúng tôi nhận ra rằng, để có thể hình thành và sáng tạo nên một câu chuyện tình yêu bất hủ trong nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng, mối tình đó không chỉ chạm tới cảm xúc của

người xem mà còn phải góp phần phải khai sáng nhận thức, làm “hé lộ bản nguyên thần thánh trong mỗi chúng ta”.

3. Vấn đề nghiên cứu tình yêu như là diễn ngôn vẫn còn nhiều khía cạnh còn để ngỏ. Những kiến giải, phân tích của người viết về tình yêu và ý nghĩa, sự thể hiện của tình yêu trên văn bản điện ảnh chỉ là những nhận định ban đầu, sơ lược. Tiếp cận tình yêu từ góc độ diễn ngôn đồng thời gợi ra những vấn đề suy nghĩ xa hơn về bản chất, về nhân tính và ý nghĩa tồn tại của con người trên mặt đất này. Rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) diễn ngôn tình yêu từ văn học tới điện ảnh qua the english patient và the reader (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)