CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Kết luận Chƣơng 1
Khoa học và nghiờn cứu khoa học đóng vai trũ quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xó hội. Đặc biệt, trong cụng tỏc giảng dạy ở các trường đại học, nghiờn cứu khoa học được đặt ngang với đào tạo - một trong hai nhiệm vụ chớnh yếu của bất kỳ một cơ sở giỏo dục nào. Sở dĩ như vậy vỡ nghiờn cứu khoa học cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận, những tri thức hữu ớch phục vụ hoạt động giảng dạy. Việc triển khai ứng dụng kết quả nghiờn cứu khoa học cũn mang lại nguồn thu cho nhà trường để phỏt triển cỏc hoạt động chuyờn mụn khỏc.
Xét về bản chất, hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm tập hợp các yếu tố và tương tác giữa các yếu tố, các hoạt động, tổ chức và thiết chế liên quan trong
quá trình tạo ra, áp dụng và phổ biến các tri thức mới trong một quốc gia. Hệ
thống KH&CN (trong đó có các trường đại học) là bộ phận hợp thành của hệ thống đổi mới quốc gia, yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng cho đổi mới. Với ý nghĩa đó, không thể xem xét phân hệ các trường đại học bên ngoài hệ thống đổi mới quốc gia với các tương tác nhân quả chặt chẽ.
Theo cách tiếp cận mới này, đầu ra của hoạt động KH&CN là các sản phẩm mới, dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Như vậy, trong lĩnh vực KH&CN, hệ thống đổi mới quốc gia đòi hỏi hệ thống KH&CN phải gắn kết với hệ thống các doanh nghiệp để các tri thức về KH&CN được hiện thực hoá thành sản phẩm, dịch vụ hữu ích mang tính thương mại, có thể trao đổi trên thị trường và phục vụ xã hội.
Chính sách đổi mới là “phần mềm” vận hành hệ thống đổi mới. Đó là tập hợp có hệ thống các chính sách để điều hành hoạt động đổi mới nhằm tạo ra các tri thức, kỹ năng – công cụ quan trọng để đổi mới kinh tế – xã hội. Đó là mục tiêu cao nhất của chính sách đổi mới. Trường đại học là tác nhân quan trọng để tạo ra các công cụ đó.
Theo quan điểm của chính sách đổi mới, để các trường đại học tạo ra những sản phẩm khoa học có chất lượng, đến được tay “người tiêu dùng” thì đồng thời với việc nâng cao chất lượng đào tạo cần có một hệ thống các chính sách tạo ra năng lực nghiên cứu, đảm bảo chất lượng kết quả nghiên cứu, liên kết trường đại học và doanh nghiệp (nơi tiêu thụ sản phẩm). Những phân tích trong các chương sau đều được thực hiện theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới và quan điểm của chính sách đổi mới nói trên.
Kinh nghiệm của các trường đại học (có lĩnh vực đào tạo gần giống với Trường đại học Lao động – Xã hội) cho thấy việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu (hướng nghiên cứu), củng cố các quan hệ với doanh nghiệp (nơi tiêu thụ) và với các viện nghiên cứu khác là rất cần thiết để đẩy nhanh các kết quả vào thực tế.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng đã nói tới xác định hướng nghiên cứu như là một hoạt động thiết thực để nâng cao tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng định hướng nghiên cứu dựa trên định hướng do Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra. Tuy nhiên, Đại học Đà Nẵng chưa tìm được định hướng nghiên cứu cho Trường mình.
Bên cạnh giải pháp trên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn thực hiện những hoạt động sau để phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn: Nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và các tổ chức kinh tế – xã hội nói riêng về vai trò, ý nghĩa của khoa học xã hội trong sản xuất và đời sống; Đổi mới công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu; Tăng cường công tác liên kết nghiên cứu và hợp tác quốc tế.
Đại học Đà Nẵng cũng thực hiện các biện pháp khác như trang bị phương pháp nghiên cứu, quan tâm động cơ nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu cho giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với đặc thù về chuyên ngành đào tạo đã tiến hành thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp để tìm nguồn cầu về sản phẩm nghiên cứu và tăng cường quảng bá về trường.
Chƣơng 2. Thực trạng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên vào thực tiễn
ở Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội