Nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (Trang 74 - 89)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Đề xuất phƣơng án đảm bảo kết quả nghiên cứu khoa học của giảng

3.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng nghiên cứu

a) Để đảm bảo chất lượng nghiên cứu, giải pháp đầu tiên là cần nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên trong Trường thông qua hình thức liên kết nghiên cứu và làm việc theo nhóm.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, thực hiện các hợp đồng khoa học và công nghệ, nghiên cứu để phục vụ viết giáo trình, sách tham khảo, chuyên

khảo, công bố các kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học và chuyên ngành, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết luận văn… Tất cả những hoạt động này đều là cơ hội tốt để giảng viên tự hoàn thiện năng lực nghiên cứu của bản thân và phục vụ nhiệm vụ giảng dạy. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, đa số giảng viên của Nhà trường trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề thì hoạt động liên kết nghiên cứu và làm việc theo nhóm tỏ ra là hữu hiệu nhất trong mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu.

Liên kết nghiên cứu có thể thực hiện giữa các giảng viên trong trường và với những giảng viên ngoài trường. Với những đề tài lớn, giảng viên trong trường có thể mời một số giảng viên, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về vấn đề nghiên cứu để cùng hợp tác thực hiện. Giảng viên của Trường có thể thực hiện một phần việc của chương trình nghiên cứu hoặc giúp việc cho nhà nghiên cứu ngoài trường thực hiện một vấn đề cụ thể. Khi tiến hành nghiên cứu song song (độc lập thực hiện một phần việc cụ thể trong đề tài lớn), giảng viên của Trường có thể nâng cao năng lực của mình qua các hội thảo, seminar nhóm và học tập phương pháp, cách tư duy giải quyết vấn đề từ những nhà khoa học khác. Mặt khác, kết quả tổng hợp của liên kết nghiên cứu theo dạng này sẽ là sản phẩm tri thức mà toàn thể thành viên tham gia nghiên cứu được thụ hưởng. Học thuật và chuyên môn của các thành viên vì thế mà được nâng cao.

Đối với hình thức tham gia cùng nghiên cứu với chuyên gia để thực hiện một nhiệm vụ khoa học cụ thể, giảng viên sẽ học hỏi trực tiếp được nhiều điều trong cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề. Cách liên kết này qua đánh giá bước đầu đã chứng minh được hiệu quả tốt hơn những hình thức khác. Bởi vì, quá trình làm việc cùng nhau là quá trình học hỏi tốt nhất và hiệu quả nhất, có khả năng giúp giảng viên trẻ tích luỹ thêm được nhiều điều bổ ích.

Trong quá trình liên kết nghiên cứu có thể tiến hành luôn hình thức làm việc theo nhóm. Một nhóm nghiên cứu có thể gồm một số giảng viên, nghiên cứu viên có kinh nghiệm, chuyên môn tốt để “kèm cặp” thêm cho các giảng viên khác. Nhóm nghiên cứu cũng có thể chỉ gồm các giảng viên trẻ, lập ra để cùng trao đổi, tranh luận về học thuật, vấn đề khoa học. Quá trình trao đổi như vậy có tác dụng kích thích niềm đam mê trong nghiên cứu của các giảng viên, cùng nhau tư duy, gợi mở về những vấn đề cần nghiên cứu.

Tuy nhiên, khi tiến hành liên kết nghiên cứu hay làm việc theo nhóm vẫn nên tạo cơ hội nhất định cho sự sáng tạo của cá nhân. Các nhà nghiên cứu có thể tiến hành nghiên cứu độc lập trong một khoảng thời gian định trước, sau đó hội thảo để tranh luận, trao đổi kết quả trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Hiện nay vấn đề lập nhóm nghiên cứu chưa được chú trọng ở Trường đại học Lao động – Xã hội. Các hình thức trao đổi học thuật mới dừng lại ở sinh hoạt tổ chuyên môn. Tuy nhiên, hiệu quả của các buổi sinh hoạt đem lại chưa được như mong muốn, nhiều khi chỉ là họp thống nhất chương trình bài giảng hay phân công nhiệm vụ giữa các giảng viên trong tổ.

Về phía Nhà trường, để khuyến khích hình thức liên kết nghiên cứu và làm việc nhóm cần có cơ chế ưu tiên cấp kinh phí cho những nghiên cứu tập thể, động viên bằng vật chất và thời gian cho việc hình thành các nhóm nghiên cứu. Nhà trường và bản thân các giảng viên cũng cần chủ động xõy dựng một hệ thống kết nối giảng viờn giữa các trường đại học, viện nghiờn cứu nhằm tạo sự hợp tỏc, hỗ trợ và trao đổi lẫn nhau về cỏc lĩnh vực dạy, học và nghiờn cứu khoa học.

Nói tóm lại, chất lượng của kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào năng lực nghiên cứu của tác giả. Năng lực nghiên cứu có thể được tích luỹ theo nhiều cách thức khác nhau, tuy nhiên người nghiên cứu cần đạt được một số tiêu chí sau:

Tiêu chí quan trọng nhất là trình độ chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu và nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học. Muốn chất lượng nghiên cứu tốt thì trước hết giảng viên cần có một nền tảng kiến thức, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực đó. Những kiến thức đó sẽ được phát huy tối đa để phục vụ nghiên cứu khi người thực hiện có đầy đủ kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, biết được cần tiến hành nghiên cứu như thế nào. Đó chính là khả năng tiến hành, tổ chức nghiên cứu. Khả năng đó cũng đòi hỏi ở người nghiên cứu kỹ năng tìm kiếm, thu thập thông tin trong các cuộc điều tra và kết nối các nguồn lực cần thiết phục vụ nghiên cứu.

Thứ hai là động cơ nghiên cứu phải xuất phát từ mục đích khoa học, niềm đam mê với vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay hầu hết các giảng viên khi tiến hành nghiên cứu đều có những mục đích khác ngoài mục đích khám phá khoa học. Điều tác giả muốn nói ở đây là trách nhiệm, đạo đức trong nghiên cứu. Có thể mục đích nghiên cứu của mỗi người là khác nhau nhưng khi đã tiến hành nghiên cứu thì bắt buộc phải có trách nhiệm, có cái “tâm” với công việc của mình.

Tiêu chí thứ ba là thời gian nghiên cứu. Hiện nay định mức giờ giảng cho giảng viên còn cao, nhiều người, kể cả cán bộ quản lý kiêm giảng dạy đều dành chủ yếu thời gian của mình cho việc lên lớp. Thời gian để tiến hành nghiên cứu khoa học dường như chỉ là “làm ngoài giờ”. Trong khi đó, để tiến hành nghiên cứu có hiệu quả thì người nghiên cứu phải dành toàn bộ tâm trí, thời gian cho nó một cách nghiêm túc chứ không thể chỉ “tranh thủ”, “làm thêm”. Vấn đề tạo quỹ thời gian cho nghiên cứu sẽ được luận văn nói tới trong phần giải pháp sau.

Một tiêu chí để đảm bảo chất lượng nghiên cứu cũng như là một điều kiện mà người nghiên cứu cần đảm bảo là kinh phí để tiến hành. Tuy nhiên, vấn đề kinh phí lại không do người nghiên cứu quyết định. Trong điều kiện kinh phí cấp cho đề tài chỉ trong khoảng cho phép của Nhà trường, người nghiên cứu có

thể tìm thêm các nguồn khác từ bên ngoài để phục vụ đề tài của mình. Ví dụ như liên kết, ký hợp đồng với các doanh nghiệp có quan tâm đến đề tài, tìm sự hỗ trợ từ các dự án trong và ngoài nước…

Bên cạnh liên kết nghiên cứu và làm việc theo nhóm, năng lực nghiên cứu của giảng viên còn được nâng cao thông qua các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp nghiên cứu khoa học, đi thực tế, thực hành về giải quyết một vấn đề bức xúc ở cộng đồng, doanh nghiệp, tự học tập…

b) Giải pháp thứ hai để đảm bảo chất lượng nghiên cứu là tạo quỹ thời gian nghiên cứu phù hợp cho giảng viên.

Vấn đề này không phải là mới song cho đến nay Trường đại học Lao động – Xã hội nói riêng và hầu hết các trường đại học khác của Việt Nam đều chưa tìm được lời giải. Bởi vì, thời gian nghiên cứu liên quan trực tiếp đến định mức giờ chuẩn của giảng viên đại học. Định mức giờ chuẩn được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra từ năm 1978 và áp dụng suốt hơn 20 năm. Đến ngày 28 tháng 11 năm 2008, quy định về chế độ làm việc của giảng viên đã được thay thế bằng Quyết định số 64/2008-QĐ/GDĐT. Tuy nhiên, theo quy định mới này thì định mức giờ giảng của giảng viên đại học, cao đẳng trong một năm sẽ tăng lên hơn 100 tiết so với trước đây.

Căn cứ vào quyết định cũ của Bộ Giáo dục & Đào tạo (quyết định 1712/1978), Trường đại học Lao động – Xã hội đã ban hành định mức giờ giảng cho một giảng viên trong một năm (xem bảng 1.3).

Qua bảng định mức giờ giảng được tính quy ra giờ chuẩn như trên có thể thấy khoảng thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của giảng viên từ 5 năm trở lên và giảng viên chính, giảng viên cao cấp là khá cao. Tuy nhiên, nếu so sánh với định mức giờ giảng thì còn thấp (lần lượt là 57/260, 80/270, 89/290). Trên thực tế, số giờ lên lớp mà cán bộ phải thực hiện còn cao hơn nhiều vì bao gồm cả thời gian lao động nghĩa vụ, luyện tập quân sự được quy đổi ra giờ

giảng. Thậm chí, có nhiều giảng viên không nghiên cứu khoa học nên thời gian dành cho nghiên cứu cũng được quy đổi thành giờ giảng. Thời gian tự bồi dưỡng kiến thức và sinh hoạt chuyên môn, hội nghị khoa học không được tính vào định mức giờ chuẩn của giảng viên Trường đại học Lao động – Xã hội.

Để hoàn thành định mức giảng dạy như quy định, khoảng thời gian mà giảng viên thực hiện sẽ được phân bố dàn trải trong suốt hai học kỳ. Hơn thế nữa, hầu hết các giảng viên đều vượt mức giờ giảng quy định, và thậm chí phần đông còn vượt nhiều. Điều này được phản ánh rõ qua bảng thanh toán vượt giờ hàng năm của Nhà trường. Phần lớn các giảng viên thực hiện vượt mức giờ giảng quy định từ 100 đến 300 tiết học. Khoảng 5% có số giờ vượt định mức từ

800 đến 1200 tiết [42;tr.3]. Con số trên cho thấy phần lớn quỹ thời gian của

giảng viên là dành cho việc lên lớp giảng bài. Trong khi đó, quỹ thời gian dành cho nghiên cứu khoa học được thống kê tại Trường là rất thấp, chỉ khoảng 2,5% trong tổng số giờ chuẩn thực hiện của một giảng viên.

Với các số liệu trên, có thể thấy hầu hết giảng viên muốn tập trung vào việc lên lớp hơn là nghiên cứu khoa học. Do đó, mặc dù mức giờ giảng quy định hiện nay là khá cao song hầu hết giảng viên của Trường đại học Lao động – Xã hội vẫn có giờ giảng vượt mức. Nguyên nhân xuất phát từ việc giảng vượt giờ sẽ được thanh toán. Nghiên cứu khoa học cũng được cấp kinh phí nhưng ngoài những chi phí cần thiết phục vụ nghiên cứu, khoản dành cho công sức của người tiến hành là rất thấp, thậm chí có thể nói là không tương xứng. Hơn thế nữa, nghiên cứu khoa học đòi hỏi giảng viên phải đầu tư nhiều về thời gian và công sức, là một hoạt động khó khăn, tìm tòi khám phá những điều chưa biết. Như vậy, nếu so sánh với đi giảng trên lớp thì nghiên cứu khoa học vừa “mất công” hơn và vừa có kinh phí thấp hơn.

Vì vậy, để khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, Nhà trường cần có những biện pháp thiết thực về cả vật chất và tinh thần. Vấn đề

này sẽ được nói tới trong phần sau. Một trong những sự khuyến khích đầu tiên đối với công tác nghiên cứu là phải tạo quỹ thời gian phù hợp cần thiết. Trên thực tế hiện nay, việc giảng dạy dàn trải trong suốt năm học làm hạn chế về thời gian và sự tập trung của giảng viên cho công tác nghiên cứu.

Trên thực tế, quỹ thời gian của một giảng viên Trường đại học Lao động – Xã hội được phân bổ cho: Thời gian lên lớp, thời gian học tập nâng cao trình độ, thời gian soạn bài và làm các công việc liên quan đến giảng dạy (chấm thi, coi thi, soạn đề và đáp án thi, chấm điểm các bài kiểm tra giữa kỳ), thời gian đi công tác ở tỉnh ngoài và thời gian dành cho gia đình, các công việc cá nhân. Đối với các giảng viên nam, thời gian dành cho công việc tuy có nhiều hơn giảng viên nữ song họ lại dành thời gian nhiều hơn cho việc đi giảng, đi công tác ở tỉnh ngoài. Mặt khác, số lượng giảng viên nữ trong trường chiếm tỷ lệ cao, đa số là trẻ nên quỹ thời gian dành cho học tập nâng cao trình độ và gia đình chiếm một phần đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ thời gian nghiên cứu khoa học.

Nếu giảm định mức giảng dạy, Nhà trường sẽ phải nhận thêm các giảng viên mới để hoàn thành công tác đào tạo. Điều này khó thực hiện vì liên quan tới chính sách biên chế cán bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Nhà trường. Nếu giảm số lượng sinh viên, điều này đi ngược lại với xu thế phát triển của Trường, đồng thời ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ trong tài chính của Trường. Vì vậy, tạo quỹ thời gian cho nghiên cứu không thể bằng cách giảm định mức giảng dạy hay giảm sinh viên, giảm lớp học.

Do đặc thù của nghiên cứu khoa học là cần được tập trung trong một khoảng thời gian nhất định, do đó việc tạo quỹ thời gian cho nghiên cứu có thể được thực hiện nếu có sự cố gắng từ cả hai phía, Nhà trường và giảng viên. Về giảng viên, khi dự định tiến hành nghiên cứu thì cần sắp xếp thời gian đi công tác và giảng dạy không trùng với thời gian nghiên cứu. Ví dụ nhiệm vụ giảng

dạy có thể thực hiện vào học kỳ I của năm học. Học kỳ II và nghỉ hè dành cho nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, giảng viên vẫn có thể thực hiện những công việc liên quan đến giảng dạy như coi thi, chấm thi, ôn tập cho học sinh... song những nhiệm vụ này không chiếm nhiều thời gian. Muốn làm được như vậy, giảng viên cần có sự thông cảm và tạo điều kiện từ phía Nhà trường, cụ thể là các khoa, tổ bộ môn. Giảng viên phải đề xuất kế hoạch công tác của mình từ đầu năm học để đơn vị quản lý trực tiếp có thể phân công, bố trí nhiệm vụ cho giảng viên vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, vừa có thể tạo thời gian cho họ nghiên cứu và làm các công việc chuyên môn khác.

Bên cạnh sự cố gắng của giảng viên và sự tạo điều kiện của tổ bộ môn trong việc phân công giờ giảng, Nhà trường cũng cần xem xét để tạo quỹ thời gian nghiên cứu cho giảng viên. Có như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường mới có thể phát triển bền vững.

Một biện pháp giảm giờ lên lớp cho giảng viên mà Nhà trường có thể xem xét là đổi mới phương pháp giảng dạy. Mỗi giờ lên lớp giảng viên phải tìm phương pháp để truyền đạt kiến thức được nhiều nhất mà sinh viên dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất. Một số nội dung trong bài giảng có thể hướng dẫn để sinh viên tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như vậy, tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đại học được phát huy và giảng viên cũng giảm được thời gian lên lớp. Tuy nhiên, đặc điểm của sinh viên hiện nay hầu hết chưa thực sự chủ động, say mê trong học tập. Vì vậy Nhà trường và giảng viên cần có những biện pháp quản lý sinh viên hữu hiệu để việc tự học thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

c) Giải phỏp thứ ba để đảm bảo chất lượng nghiờn cứu là tạo động cơ nghiên cứu cho giảng viờn.

Cú thể hiểu “động cơ” là yếu tố thúc đẩy người lao động làm việc, điều chỉnh hành vi của họ. Động cơ làm việc hay nghiờn cứu cũng được phõn biệt làm hai loại: động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên ngoài là

những tác động đến từ bờn ngoài, đó là khi người ta làm một việc gỡ đó nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (Trang 74 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)