CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Kết luận chƣơng 2
Qua những nghiên cứu về thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên và tình hình ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học tại Trường đại học Lao động – Xã hội, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:
2.4.1. Về cơ cấu tổ chức nói chung và cách thức tổ chức, hoạt động của Hội đồng Khoa học và Đào tạo nói riêng của trường là hợp lý, có khả năng Hội đồng Khoa học và Đào tạo nói riêng của trường là hợp lý, có khả năng
hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Về đội ngũ cán bộ giảng viên, đa phần là trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề (có tới 53% giảng viên trong độ tuổi từ 23 đến 30).
Thâm niên công tác của giảng viên không đồng đều giữa các khoa và bộ môn. Những khoa có lịch sử phát triển gắn với sự hình thành và phát triển của trường (từ đầu những năm 60) thì số lượng giảng viên có thâm niêm công tác lâu năm rất đông (ví dụ như khoa Công tác xã hội, Quản lý lao động). Ngược lại, ở một số khoa, bộ môn mới thành lập thì hầu hết giảng viên là trẻ, có thâm niên công tác dưới 5 năm.
Giới tính cũng là vấn đề đáng quan tâm và có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, nhất là trong môi trường hầu hết cán bộ là trẻ. Tỷ lệ giảng viên nữ của các khoa cũng như toàn trường thường đông gấp 3 đến 5 lần so với nam giới.
Học hàm, học vị của đội ngũ giảng viên Trường đại học Lao động – Xã hội còn chưa cao so với những trường đại học danh tiếng và lâu đời khác. Mặc dù vậy, đa số giảng viên đều nghiên cứu, giảng dạy đúng với lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo.
2.4.2. Về mức độ ứng dụng của các kết quả nghiên cứu, qua khảo sát của tác giả và việc lấy ý kiến đánh giá từ các nhà quản lý khoa học, có thể thấy của tác giả và việc lấy ý kiến đánh giá từ các nhà quản lý khoa học, có thể thấy các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trong trường ít được ứng dụng phục vụ đời sống xã hội. Các đề tài có kết quả được sử dụng tập trung vào giải quyết nhu cầu nội tại của trường. Những đề tài giải quyết nhu cầu của xã hội thì tỷ lệ kết quả nghiên cứu được sử dụng là rất thấp, thậm chí không được ứng dụng.
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng mức độ ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trong trường thấp là vì: nghiên cứu khoa học của giảng viên trong trường thấp là vì:
- Chất lượng nghiên cứu chưa cao. Nội dung một số công trình khoa học còn ít tính sáng tạo, việc ứng dụng thực tiễn của một số nghiên cứu trong đào
tạo và quản lý còn có khoảng cách. Điều này có xuất phát từ năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa đồng đều và còn hạn chế, quỹ thời gian nghiên cứu còn ít, các biện pháp tạo động cơ nghiên cứu chưa được chú trọng, kinh phí nghiên cứu còn hạn chế, việc quản lý quá trình nghiên cứu chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa có quy định chặt chẽ về yêu cầu trong hoạt động nghiên cứu khoa học và các chế tài khen thưởng. Bên cạnh đó, điều kiện cho nghiên cứu khoa học như tài liệu, thư viện, mạng internet v.v... chưa được đáp ứng đầy đủ. Thông tin khoa học của nhà trường, hội thảo toạ đàm chuyên môn học thuật tại một số đơn vị chưa thực hiện thường xuyên.
- Công tác xây dựng định hướng nghiên cứu hay xác định vấn đề nghiên cứu chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng các kết quả nghiên cứu ra xã hội chưa hoặc không có nhu cầu sử dụng. Việc chủ động đề xuất và tham gia nghiên cứu mới chỉ tập trung ở một số cán bộ, giảng viên. Hoạt động xây dựng chiến lược và kế hoạch nghiên cứu khoa học của mỗi cá nhân, đơn vị cũng như của Nhà trường chưa được phối hợp đồng bộ. Giảng viên còn chú trọng đến việc giảng dạy hơn là nghiên cứu khoa học (làm đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài báo khoa học, đặc biệt là bài để gửi các báo, tạp chí quốc tế).
- Sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu khác để tìm đầu ra cho sản phẩm chưa được chú trọng và thúc đẩy. Hoạt động giới thiệu, quảng bá về sản phẩm nghiên cứu mới dừng lại ở phạm vi trong trường.
- Các điều kiện để chuyển kết quả nghiên cứu thành sản phẩm có thể ứng dụng được chưa có. Đối với các đề tài hướng đến việc phục vụ nhu cầu xã hội, vấn đề là sản phẩm nghiên cứu phải “thuyết phục” về chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Đối với các đề tài phục vụ nhu cầu của nhà trường, nếu được đánh giá là cần thiết thì Trường đại học Lao động – Xã hội cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đưa kết quả đó áp dụng vào thực tế.
Theo cách tiếp cận của chính sách đổi mới, để giải quyết những hạn chế trên cần có sự can thiệp một cách hệ thống, nghĩa là có liên hệ, quan hệ nhân quả hay tương tác giữa các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chung là nâng cao chất lượng nghiên cứu, đưa kết quả nghiên cứu nhanh vào sản xuất và phục vụ đời sống. Chính sách giáo dục, chính sách phát triển khoa học và công nghệ là những bộ phận hợp thành của chính sách đổi mới. Đổi mới giáo dục, đổi mới trong hoạt động khoa học là giảm giờ lên lớp để tăng thời gian nghiên cứu đồng thời thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, đưa kết quả nghiên cứu nhanh chóng phục vụ nhu cầu của nhà trường và xã hội.
Chƣơng 3. đề xuất Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên
đƣợc ứng dụng vào thực tiễn