Xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 77 - 80)

Chƣơng 2 : HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

3.4.1. xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động kiểm

kiểm định phương tiện đo

Mục tiêu của đo lường pháp quyền cổ điển là đảm bảo sự công bằng giữa người mua và người bán. Vì vậy, đối tượng quản lý tương ứng là các PTĐ sử dụng trong mua bán, giao nhận, đặc biệt là trong thương mại, bán lẻ. Đây là yêu cầu bức xúc và thường xuyên của xã hội và cũng là đối tượng thường xuyên của đo lường pháp quyền từ trước tới nay.

Tuy nhiên, xã hội phát triển, khoa học và kỹ thuật phát triển, nhu cầu cuộc sống đa dạng hơn. Nếu như trước kia mâu thuẫn quyền lợi của công dân chủ yếu là trong mua, bán thì nay mâu thuẫn cũng đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như cần được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ; nhu cầu về an toàn trong sản xuất và đi lại; nhu cầu cần được bình đẳng lợi ích trong giao nhận và kinh doanh; thậm chí gần đây nhu cầu được sống trong mơi trường trong sạch, v.v.

Vì vậy, đối tượng quản lý của đo lường pháp quyền không chỉ hạn chế trong PTĐ, trong giao nhận, mua bán mà đã mở rộng sang các PTĐ sử dụng trong các lĩnh vực an toàn, sức khoẻ, lĩnh vực môi trường.

Cùng với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật điện tử và tin học dẫn đến về kết cấu, về tính năng kỹ thuật và đo lường của PTĐ hiện nay đã vơ cùng đa dạng. Để quản lý nó, để kiểm định được về kỹ thuật đã phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau; về đối tượng sử dụng và phương thức sử dụng cũng khác nhau; vì vậy, khơng thể sử dụng một vài mơ hình kiểm định (thường là mơ hình KĐ truyền thống: duy nhất chỉ có cơ quan kiểm định Nhà nước làm hết và quản lý toàn bộ) để áp dụng cho mọi đối tượng PTĐ được.

Căn cứ vào kinh nghiệm quốc tế như đã phân tích ở phần trên.Và từ thực trạng, những đánh giá, nhận xét về hoạt động kiểm định PTĐ nêu trên, đề xuất một số biện pháp sau đây để hoàn thiện và phát triển lĩnh vực hoạt động quan trọng này của ĐLPQ nước ta:

3.4.1.1 Đổi mới khái niệm về kiểm định phương tiện đo

Cập nhật khái niệm về kiểm định phương tiện đo đã được OIML trình bày trong OIML VIML : 2000, không gắn công việc này với những tổ chức có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền xác định có tính chất hành chính như truớc đây. Theo đó, kiểm định phƣơng tiện đo là q trình bao gồm việc xem xét và đóng dấu và/hoặc cấp một giấy chứng nhận nhằm khẳng định và xác nhận phƣơng tiện đo phù hợp với các yêu cầu pháp định. Khái niệm kiểm định phương tiện đo như vậy tạo ra sự linh hoạt

và cởi mở trong việc hình thành hệ thống tổ chức kiểm định phương tiện đo.

3.4.1.2 Xác định một cách khoa học và thực tiễn các phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định

PLĐL 1999 đã quy định các PTĐ phải kiểm định dựa vào mục đích sử dụng như vậy về nguyên tắc là đúng đắn và chính xác, phù hợp với những khuyến nghị của Tổ chức đo lường pháp quyền quốc tế OIML, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo vệ an toàn và quyền lợi chung của người tiêu dùng, của toàn xã hội. Từ những nguyên tắc đó, Bộ KHCN đã ban hành Danh mục phương tiện đo phải kiểm định gồm 39 loại PTĐ cụ thể thuộc 8 lĩnh vực như đã trình bày ở trên. Danh mục này đã bao gồm được hết những loại PTĐ cần phải kiểm định trong giai đoạn hiện nay của nước ta chưa? Những hướng dẫn của OIML về các phương tiện và quá trình phải kiểm định dưới đây là những gợi ý tốt để xem xét hoàn thiện Danh mục

a) Kiểm định sau phê duyệt mẫu: Hầu hết các loại PTĐ chịu sự kiểm soát đo lường pháp quyền là đối tượng của phê duyệt mẫu. Tương tự, hầu hết PTĐ được sản xuất, chế tạo theo mẫu đã được phê duyệt là đối tượng của kiểm định. Có các ngoại lệ sau :

+ Kiểm định khơng có phê duyệt mẫu : Theo quy định của ĐLPQ, có những loại PTĐ

được miễn phê duyệt mẫu. Các loại miễn phê duyệt mẫu thường được xác định trong quy định cùng với các yêu cầu chi tiết về những đặc trưng kỹ thuật và đo lường của chúng. Các PTĐ được miễn phê duyệt cũng là đối tượng của kiểm định và nó đương nhiên được chấp nhận cho kiểm định ban đầu. Những PTĐ này thường có thiết kế và cấu tạo đơn giản và có thể kiểm định dễ dàng.

+ Phê duyệt mẫu khơng có kiểm định : Có trường hợp Cơ quan ĐLPQ có thể quyết

định ngay từ lúc phê duyệt mẫu là các PTĐ định chế tạo theo mẫu không cần phải kiểm định ban đầu hoặc kiểm định tiếp theo. Điều kiện chung cho việc miễn trừ kiểm định ban đầu là độ chính xác hiện đại nhất của mẫu, là sự sản xuất tin cậy trong phạm vi năng lực của nhà sản xuất, là q trình kiểm sốt chất lượng tin cậy và có thể chấp nhận được đối với cơ quan ĐLPQ và thực sự khơng có khả năng sảy ra sự hư hại về độ chính xác, về chức năng của PTĐ trong quá trình vận chuyển hoặc lắp đặt.

b) Kiểm định phương tiện đo dùng trong thương mại

Những PTĐ có thể ưu tiên chọn lựa trước là những PTĐ sau đây:

- PTĐ để đo các đại lựơng: độ dài, diện tích, dung tích, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, áp suất, nhiệt năng hoặc điện năng, công suất nhiệt hoặc điện ; dung tích, lưu lượng và năng suất toả nhiệt của chất lỏng hay chất khí, tỷ trọng hay trọng lượng riêng được tính từ những phép đo tỷ trọng, hàm lượng nước của dầu mỡ, hàm lượng mỡ của sữa và của các sản phẩm bơ sữa khác, độ ẩm của ngũ cốc hay của những thực phẩm chứa dầu, hàm lượng mía đường.

- Phương tiện để tính cước vận chuyển của các xe khách.

c) Kiểm định trong lĩnh vực hành chính

PTĐ nêu ở trên phải kiểm định khi việc sử dụng có liên quan với những hoạt động hành chính như:

- Hải quan, xây dựng luật về thuế hoặc lệ phí cầu đường;

- Xác định cước vận chuyển của các cơ quan hành chính cơng (dịch vụ bưu điện); - Phép đo và các thiết bị đo các đại lượng đặc thù của tầu thuỷ, xà lan;

- Giám sát lợi ích cơng cộng;

- Chuẩn bị các báo cáo chuyên gia liên quan tới các vụ kiện do cơ quan pháp luật khởi tố hoặc hồ sơ luật pháp hoặc cho những mục đích hành chính khác;

- Những phép đo trắc địa.

Phương tiện, chất và thiết bị dùng để chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật , trong việc sản xuất thuốc và trong việc kiểm sốt mơi trường y tế (bệnh nhân và bệnh viện) phải được đưa vào diện kiểm định. Ví dụ:

- Phương tiện và thiết bị dùng để đo các đặc tính vật lý của người và động vật, bao gồm chiều cao, cân nặng, nhiệt độ, huyết áp và áp lực phổi, dung tích thở và các thơng số về nói, nghe, nhìn.

- Những phương tiện, chất và thiết bị dùng trong phân tích hố học, sinh học và sinh hoá (bao gồm cả việc đếm) để nhận biết các sinh chất, hố chất và các lồi và để xác định hàm lượng, mật độ, tỷ lệ và sự đếm.

- Mẫu chuẩn và thuốc (chất) thử sinh học và phóng xạ học dùng trong các phịng thí nghiệm bệnh viện để hiệu chuẩn phương tiện nêu ở trên hay để dùng cho các phân tích sinh hố.

e) Kiểm định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, an toàn lao động nghề nghiệp và phòng ngừa tai nạn

- Phương tiện đo tiếng ồn, rung động, bức xạ ion hoá và khơng ion hố, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nước, ơ nhiễm đất và sản phẩm thực phẩm.

- Phương tiện để xác định giá trị các đại lượng và để kiểm tra sự quan trắc các giới hạn cho phép của an tồn lao động và phịng ngừa tai nạn.

- Mâũ chuẩn và chuẩn dùng trong thử nghiệm và hiệu chuẩn những dụng cụ nêu ở trên phải được chứng nhận chính thức.

g) Phương tiện đo dùng trong việc giám sát giao thông đường bộ

PTĐ dùng trong việc giám sát hành chính giao thơng đường bộ góp phần đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông phải được kiểm định. Ví dụ : máy đo (bắn) tốc độ, côngtơmét, máy đo độ dừng (hãm phanh), máy đo áp lực của lốp xe ôtô, rađa kiểm sốt giao thơng, PTĐ tải trọng trục xe, máy đo khởi động/dừng, máy đo khoảng cách, máy kiểm tra hơi thở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)