Thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 36 - 40)

Chƣơng 2 : HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

2.1. Các giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển các tổ chức kiểm định của

2.1.2 Thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế từ 1986 đến nay

Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế theo hướng thị trường; xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần mở cửa để hội nhập với kinh tế thế giới.

2.1.2.1 Pháp lệnh đo lường năm 1990

Để đáp ứng các yêu cầu mới về QLĐL trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, đồng thời để phù hợp với tình hình phát triển KH-KT đo lường trên thế giới, ngày 06/07/1990 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh đo lường thay thế điều lệ QLĐL chung và Điều lệ QLĐL trong các xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh ban hành từ năm 1971.

Pháp lệnh đo lường được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 06/07/1990 và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 16/07/1990 đã thể hiện cơ chế QLNN về đo lường theo đường lối đổi mới KT-XH. Theo đó, Danh mục PTĐ phải được kiểm định nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 2537/1998/QĐ- BKHCN&MT ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã quy định 36 chủng loại PTĐ bắt buộc phải kiểm định nhà nước. Hoạt động kiểm định đã được coi trọng, đề cao và bước đầu đổi mới. Việc kiểm định PTĐ chủ yếu diễn ra tại cơ quan quản lý nhà nước về đo lường các cấp từ trung ương đến địa phương, một số các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sử dụng PTĐ lớn đã được uỷ quyền kiểm định nhưng theo hướng hạn chế.

2.1.2.2 Pháp lệnh Đo lường năm 1999

Pháp lệnh Đo lường 1990 đã dần dần đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, sau 9 năm thực hiện, quan niệm về tổ chức, kinh tế, xã hội nước ta đã có nhiều thay đổi cùng với yêu cầu về hội nhập trên phạm vi quốc tế và khu vực về đo lường đã có sự phát

Pháp lệnh đo lường mới phản ánh được đầy đủ yêu cầu của tình hình trong nước và quốc tế làm cơ sở để quản lý và phát triển đo lường ở nước ta trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước hiện nay và sắp tới là rất cần thiết. Đây cũng là sự chuẩn bị, là cơ sở để đo lường nước ta bước vào thế kỷ XXI.

Ngày 06/10/1999, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Đo lường (sửa đổi) và ngày 18/10/1999 Chủ tịch nước đã đọc lệnh công bố Pháp lệnh này. Pháp lệnh đo lường 1999 các Nghị định của Chính phủ (Nghị định 65/2001/NĐ- CP ngày 28/09/2001 ban hành hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 06/2002/NĐ-CP ngày 14/01/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh đo lường cùng các văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể việc thi hành Pháp lệnh này do Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Cơng nghệ) và Tổng cục TCĐLCL ban hành chính là cơ sở pháp lý của QLNN về đo lường ở nước ta hiện nay; hiện nay đang và đã hoàn thiện dự thảo luật đo lường, dự kiến trình thơng qua Quốc hội vào năm 2010.

a) Hệ thống văn bản pháp quy:

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy về đo lường gồm có: Pháp lệnh Đo lường 1999, 02 Nghị định của Chính phủ, 10 Quyết định Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và ban hành gần 200 văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ĐLVN) về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phê duyệt mẫu phương tiện đo và các vấn đề đo lường chung;

b) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường

Theo Pháp lệnh đo lường 1999 và Nghị định 06/2002/NĐ-CP, hệ thống cơ quan QLNN về đo lường được quy định rõ như sau:

- Chính phủ thống nhất QLĐL trên phạm vi cả nước. Bộ KHCN&MT (nay là Bộ KH&CN) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất QLNN về đo lường. Tổng cục TCĐLCL thuộc Bộ KHCN&MT là cơ quan trực tiếp thực hiện QLNN về đo lường có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch chương trình dự án thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn về đo lường trình cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành; tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ và cơ quan quản lý cấp trên về đo lường.

+ Thiết lập, duy trì, bảo quản và khai thác chuẩn đo lường quốc gia của các lĩnh vực đo.

+ Tổ chức hoạt động kiểm định, tiến hành kiểm định công nhận khả năng kiểm định và uỷ quyền kiểm định PTĐ; chứng nhận kiểm định viên đo lường.

+ Hướng dẫn tổ chức và phát triển hoạt động hiệu chuẩn PTĐ, tổ chức việc cơng nhận các phịng hiệu chuẩn và chứng nhận mẫu chuẩn.

+ Tổ chức và quản lý việc phê duyệt mẫu PTĐ trong sản xuất và nhập khẩu PTĐ.

+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật đo lường.

+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan, các địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về đo lường.

+ Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra tổ chức và cá nhân trong việc thi hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý các vi phạm pháp luật về đo lường trong phạm vi thẩm quyền.

+ Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đo lường theo thẩm quyền được phân cấp.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ KHCN&MT trong việc QLNN về đo lường.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện QLNN về đo lường tại địa phương. Sở KHCN&MT giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện chức năng QLNN về đo lường. Chi cục TCĐLCL thuộc Sở KHCN&MT là cơ quan trực tiếp QLNN về đo lường ở địa phương.

Hệ thống các tổ chức kiểm định phương tiện đo chính là các phịng kiểm định được trang bị chuẩn đo lường và các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết khác để kiểm định PTĐ. Các phòng kiểm định này là bộ phận kỹ thuật hợp thành cơ cấu tổ chức đầy đủ của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường các cấp. Sự hình thành hệ thống kiểm định gắn liền với sự hình thành cơ quan QLNN về đo lường, cũng gắn liền với sự hình thành và phân bố hệ thống chuẩn đo lường trên địa bàn cả nước. Hợp thành hệ thống kiểm định phương tiện đo, ngồi các phịng kiểm định trực thuộc cơ quan QLNN về đo lường cịn có hệ thống các đơn vị được uỷ quyền kiểm định (nay gọi chung là được công nhận khả năng kiểm định) thuộc các ngành, cơ sở.

Đánh giá chung

Các tổ chức kiểm định thuộc cơ quan quản lý nhà nước về đo lường ở trung ương và địa phương hiện nay gồm : 4 Trung tâm (Trung tâm ĐL Việt Nam ; Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL 1, 2, 3) thuộc Tổng cục TCĐLCL ; 63 Phòng /Trung tâm kiểm định thuộc Sở KH&CN/ Chi cục TCĐLCL địa phương. Các đơn vị này hầu như được Nhà nước bao cấp, có trang thiết bị chuẩn và phương tiện kiểm định khá đầy đủ, với số lượng kiểm định viên trên 600 người được đào tạo cơ bản cả về lý thuyết và thực hành kiểm định đối với từng chủng loại phương tiện đo cụ thể. Tuy nhiên, hiệu quả

Ban Quản lý đo lường (Tổng cục TCĐLCL) năm 2007 hệ thống này chỉ kiểm định được khoảng 10% số phương tiện đo cần kiểm định, tức được khoảng 1,6 triệu phương tiện đo/ năm, so với số PTĐ cần kiểm định là hơn 16 triệu. Hệ thống này được trang bị chuẩn và phương tiện kiểm định khá đầy đủ nhưng có trường hợp chỉ sử dụng “theo mùa” hoặc định kỳ, khơng phát huy được hiệu quả đầu tư. Ví dụ các trạm kiểm định xi téc ôtô, hệ thống kiểm định đồng hồ đo nước được trang bị ở nhiều Chi cục TCĐLCL địa phương chỉ mới sử dụng một phần nhỏ công suất của thiết bị.

Các Chi cục TCĐLCL tại các tỉnh, thành phố là các đơn vị trực tiếp giúp các Sở KHCN&MT về mọi mặt trong lĩnh vực QLĐL bao gồm cả hoạt động kiểm định tại địa phương.

Các ngành và thành phần kinh tế khác trong xã hội sẽ được huy động vào hoạt động kiểm định PTĐ theo cơ chế uỷ quyền kiểm định.

Tuy nhiên, tổ chức hoạt động kiểm định và tiến hành kiểm định của các tổ chức công nhận kiểm định, của các tổ chức uỷ quyền kiểm định như thế nào? với khuôn khổ đề tài này, tác giả đã chọn Chi cục TC ĐL CL các tỉnh, thành phố, một số cơ sở uỷ quyền kiểm đinh và một số cơ sở chưa được uỷ quyền kiểm định làm đối tượng khảo sát hiện trạng hoạt động kiểm định PTĐ ở Việt Nam.

Mạng lưới kiểm định phương tiện đo, vấn đề công nhận và uỷ quyền kiểm định:

+ Xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật chung cho đo lường.

Từ đó đưa đến những thành tựu nổi bật của đo lường pháp quyền nước ta cho tới hiện nay là :

+ Đã hình thành được một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đo lường từ Trung ương tới 63 tỉnh và thành phố trong cả nước;

+ Tổ chức một mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo rộng rãi trong các cơ quan đo lường nhà nước trung ương, địa phương, ngành, doanh nghiệp với những cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng;

+ Thiết lập được các đơn vị đo lường hợp pháp phù hợp với Hệ đơn vị quốc tế SI;

+ Hình thành và phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, trong đó có 10 chuẩn quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

+ Xây dựng , ban hành gần 200 văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ĐLVN) về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phê duyệt mẫu phương tiện đo và các vấn đề đo lường chung;

+ Đối tượng kiểm định đã được xác định cụ thể và từng bước mở rộng theo các khuyến nghị của OIML;

+ Khái niệm quản lý nhà nước về đo lường đã có những đổi mới theo hướng cơ chế thị trường;

+ Đã từng bước tiếp cận chủ trương xã hội hoá trong hoạt động đo lường, trước tiên là các hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)