Giai đoạn thành lập 1962 đến 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 33 - 36)

Chƣơng 2 : HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

2.1. Các giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển các tổ chức kiểm định của

2.1.1. Giai đoạn thành lập 1962 đến 1986

Ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, do nhu cầu tổng động viên sức người sức của, chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công tiến tới Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động toàn cầu, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 8/SL ngày 20/1/1950 quy định công tác đo lường và dùng hệ Mét làm đơn vị đo cho hoạt động đo lường ở Việt Nam. Ngày 20/1 này đã trở thành Ngày Đo lường Việt Nam theo Quyết định số 155/2001/QĐ - TTg ngày 11/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ để đồn kết, động viên những người làm công tác đo lường và liên quan không ngừng phấn đấu phát triển ngành đo lường phục vụ đất nước.

Ngày 04/04/1962 Viện Đo lường và Tiêu chuẩn trực thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước được thành lập theo Nghị đinh số 43/CP của Hội đồng Chính phủ. Cũng trong thời gian này một số Phòng đo lường ở các tỉnh và Thành phố lần lượt ra đời: Hà Nội năm 1963, Nam Hà năm 1964, Hải Phòng năm 1965... Viện đo lường và tiêu chuẩn đã bắt đầu tổ chức sản xuất các quả cân chuẩn, các bình chuẩn dung tích trang bị cho các Phòng đo lường địa phương để thực hiện việc kiểm định các PTĐ trong lưu thông, phân phối ở miền Bắc nước ta. Các PTĐ thông dụng được kiểm định nhiều nhất thuộc 3 lĩnh vực là độ dài, khối lượng và dung tích là thước thương nghiệp, cân treo, ca đong, bình đong.

Ngày 31/12/1970, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã ra Quyết định số 298/KHKT/QĐ tách Viện đo lường và tiêu chuẩn thành Viện đo lường và Viện tiêu chuẩn. Ngày 06/04/1971 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 61/CP thành lập Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá, trực thuộc Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Từ đó hình thành 3 tổ chức riêng biệt theo từng mặt công tác đo lường, tiêu chuẩn hoá kiểm tra và quản lý chất lượng. Một loạt các văn bản pháp quy của Nhà nước về đo lường được ban hành trong giai đoạn này như:

- Điều lệ quản lý đo lường (Nghị định 216/CP ngày 25/9/1974 của Hội đồng Chính phủ);

- Điều lệ quản lý đo lường trong các xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh (Nghị định 217/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 25/9/1974);

- Thông tư số 1153 và 1154 - KHKT/TT ngày 05/11/1974 của Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ quản lý đo lường (chung) và Điều lệ quản lý đo lường trong các xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh.

- Danh mục thiết bị, dụng cụ đo phải qua kiểm định và trách nhiệm đăng ký kiểm định (Quyết định số 421 và 713-KHKT/QĐ ngày 29/041975 và 22/05/1975 của Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước)...

Các văn bản trên đã đặt nền móng cho hoạt động QLNN về đo lường. Hệ thống cơ QLNN về đo lường được hình thành từ Trung ương (Viện đo lường) đến các tỉnh, Thành phố (các Phòng đo lường địa phương). Công tác kiểm định PTĐ, duyệt mẫu PTĐ sản xuất trong nước, hoạt động thanh tra giám sát và trọng tài về đo lường đã được khởi động và đi dần vào cuộc sống. Công tác QLĐL trong các xí nghiệp bắt đầu được coi trọng.

Sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, hoạt động đo lường cũng chuyển sang một giai đoạn mới. Ngày 03/10/1975, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 192/CP đổi tên Viện đo lường thành Cục đo lường Trung ương để tăng cường chức năng quản lý của cơ quan này. Chính phủ cũng đã ra các chỉ thị, Nghị quyết để chỉ đạo cụ thể công tác QLĐL: Chỉ thị 154/TTg về cân lớn; chỉ thị 279/TTg về tăng cường QLĐL.

Năm 1979 để đồng bộ và phối hợp chặt chẽ 3 mặt công tác đo lường, tiêu chuẩn hoá và chất lượng, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 325/CP ngày 13/09/1979 thành lập Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nhà nước trên cơ sở hợp nhất về tổ chức các cơ quan: Cục Đo lường trung ương, Cục tiêu chuẩn, Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá. Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1980.

Năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 22/HĐBT ngày 08/02/1984 thành lập Tổng cục TCĐLCL trên cơ sở Cục TCĐLCL Nhà nước. Cũng từ năm 1984 theo thông tư số 220/KHKT - TT ngày 28/02/1984 của chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, các Chi cục TCĐLCL trực thuộc các Ban Khoa học và Kỹ thuật lần lượt hình thành ở các tỉnh, Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ quản lý thống nhất hoạt động TCĐLCL ở địa phương.

Quá trình phát triển tổ chức đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng trên được tóm tắt trong Hình 2 dưới đây:

Ở Trung Ƣơng 1962 1970 1971 1976 1979 1984 đến nay Ở Địa phƣơng 1963 1984 đến nay Hình 2

Việc thành lập Cục TCĐLCL Nhà nước và sau này là Tổng cục TCĐLCL với các Trung tâm TCĐLCL ở 3 miền và các chi cục TCĐLCL ở các tỉnh và thành phố đã hình thành hệ thống các cơ quan quản lý TCĐLCL từ Trung ương đến địa phương gắn kết và đồng bộ hoá các mặt hoạt động về tiêu chuẩn hoá đo lường và chất lượng trong phạm vi cả nước. Hoạt động TCĐLCL đã có những chuyển biến mạnh mẽ.

Hệ thống chuẩn đo lường được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển thông qua các dự án viện trợ của Liên Xô, Thụy Điển, Liên Hiệp Quốc... Trung tâm Đo lường

Viện Đo lường và Tiêu chuẩn

Viện Đo lường Viện Tiêu chuẩn

Cục Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm và Hàng hoá

Cục Đo lường Trung ương Cục Tiêu chuẩn

Cục Tiêu chuẩn -Đo lường - Chất lượng Nhà nước

Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường - Chất lượng

Phòng đo lường địa phương

đã được trang bị các chuẩn có độ chính xác cao hơn. Năng lực biến động của các Chi cục TCĐLCL được mở rộng; đã hình thành hệ thống kiểm định PTĐ gồm Trung tâm đo lường, các Trung tâm TCĐLCL khu vực, các chi cục TCĐLCL ở địa phương và các cơ sở được uỷ quyền kiểm định (từ các Phòng đo lường của các ngành, các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu...). Một số loại PTĐ có trình độ kỹ thuật cao đã được nghiên cứu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước như cân đồng hồ, cân kỹ thuật, cân độ, panme, thước cặp, công tơ điện, dụng cụ dung tích thí nghiệm...

Tuy nhiên, cũng trong thời kỳ này, việc quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hố tập trung và hành chính bao cấp đã bộc lộ những bất hợp lý nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng. Hoạt động đo lường cũng trong tình trạng chung như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)