6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 5-
3.2. Những nguyên nhân về văn hóa xã hội tác động đến lời hồi đáp
giới trẻ Trung Quốc và Việt Nam
3.2.1. Về tính lịch sự trong hồi đáp
Khi bàn về lịch sự trong giao tiếp, Leech (1983) [54] đưa ra các nguyên tắc lịch sự (Politeness Principle) như sau:
A. Quy tắc khéo léo (Tact Maxim)
a. Cố gắng hết sức ít cho người chịu thiệt b. Cố gắng hết sức nhiều cho người có lợi B. Quy tắc vô tư (Generosity Maxim) a. Cố gắng hết sức ít cho mình có lợi
b. Cố gắng hết sức nhiều cho mình chịu thiệt C. Quy tắc khen ngợi (Approbation Maxim) a. Cố gắng hết sức ít hạ thấp người
b. Cố gắng hết sức nhiều khen người D. Quy tắc khiêm tốn (Modesty Maxim) a. Cố gắng hết sức ít khen mình
b. Cố gắng hết sức nhiều hạ thấp mình E. Quy tắc nhất trí (Agreement Maxim) a. Cố gắng hết sức giảm bớt bất đồng b. Cố gắng hết sức nâng cao nhất trí F. Quy tắc thông cảm (Sympathy Maxim)
a. Cố gắng hết sức giảm bớt phản cảm b. Cố gắng hết sức nâng cao thông cảm
Trong những quy tắc lễ phép trên đó, hồi đáp lời khen tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu theo quy tắc khen ngợi và quy tắc khiêm tốn.Trong hồi đáp lời khen tiếng Hán và tiếng Việt, chiến lược tiếp nhận tiêu cực và từ chối có thể thuộc vào quy tắc khen ngợi và quy tắc khiêm tốn, ví dụ giải thích chia sẻ thông tin khen, giảm bớt mức độ khen, hỏi lại, chuyển đổichủ đề, tiếp nhận không đề ý, phủ định lời khen, khen phản hồi.Đây cũng mang tính chất khiêm tốn, có thái độ cố gắng hết sức cho mình chịu thiệt, thậm chí là hạ thấp mình.Cũng phù hợp quy tắc thông cảm, khi được khen, cũng khen lại người khen.Đặc biệt là người Việt khi hồi đáp lời khen, ưu tiên lựa chọn chiến lược giảm bớt mức độ.
Qua tư liệu trên luận văn, chúng ta có thể thấy được:
Chúng ta đã bị văn hóa phương Tây ảnh hưởng trong sựphát triển xã hội,câu nói cảm ơn càng ngày càng phổ biến hơn để chúng ta sử dụng, trong đó bất cứ là người Hán hay là người Việt thì giới nữ sử dụng tiếp nhận lời khen nhiều hơn giớinam còn giớinam sử dụng chiến lược nhiều là không hồi đáp và phủ định lời khen.
Điều này có quan hệ mật thiết tới hai giới đời sống trong khác môi trường Á văn hóa, giới nữ hồi đáp lời khen càng tích cực, càng thích biểu đạt tư tưởng chân thực.Nhưng giớinam thường che đậy tư tưởng chân thực, thích dụng chiến lược tiêu cực và trốn tránh để giữ gìn tự tôn và độc lập của bản thân.
Trung Quốc có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), cá hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý,…ảnh hưởng sâu sắc tới Vi ệt Nam, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước,.. Nho giáo ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào Vi ệt Nam từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.Tư tưởng Nho giáo cho rằng “lễ” là một tính cách cơ bản của con người, “lễ” là người khiêm tốn, hướng thiện, tôn kính. “lễ” là một quy tắc hành vi của con người, phải tuân theo quy chế giai cấp, đối bề trên phải khiêm tốn, lễ phép.
Quan sát thực tế là giới nữ, bởi, theo lí lẽ mà suy, trong văn hóa Trung Quốc và Việt Nam nói riêng, văn hóa phương Đông nói chung, “trọng nam” vì “nam là sức mạnh (với cấu trúc của chữ Hán 男 có bộ lực ở trên và bộ điền ở dưới) nên họ
ít khen nhau, và cũng vì vậy họ cũng ít nhận được lời khen của nhau. Nhưng họ lại dành nhiều lời khen cho người khác giới được coi là “phái yếu” (giới nữ với chữ Hán 女 có hình người con gái ngồi quỳ, hai tay chắp nhẹ nhàng trước ngực).
Trong khi đó, nữ lại dành cho nhau lời khen nhiều hơn để động viên nhau và cũng theo đó mà họ nhận được lời khen nhiều hơn. Còn đối với giớinam, giới nữ cũng dành lời khen nhưng họ thận trọng theo nếp nghĩ của văn hóa truyền thống Việt “để tránh hiểu nhầm”, vì thế, giớinam cũng không nhận được nhiều lời khen từ giới nữ.
Do những ảnh hưởng về tư tưởng “lễ”, người Trung Quốc và người Việt cũng biểu hiện thái độ khiêm tốn trong hồi đáp ngôn ngữ.
Từ bao đời nay, dáng vẻ bề ngoài của mỗi người luôn được mọi người chú ý đầu tiên và không thể phủ nhận rằng, hình thức bên ngoài là sự thể hiện nội dung bên trong. Nhất là phương Đông với sự phát triển của nhân tướng học, người ta càng chú chú trọng tới hình thức bên ngoài. Vì thế, nếu như trong tiếng Hán có dĩ mạo thủ nhân (nhận người thông qua hình dáng) thì trong tiếng Việt có trông mặt mà bắt hình dong, cái răng cái tóc là góc con người. Do đó, ngoài ra chiến lược của hồi đáp lời khen, em cũng làmchủ đề bên ngoài của hồi đáp lời khen.
Đối với tiếp nhận lời khen, giới nữ sử dụng chiến lược nhiều để hồi đáp lời khen, đây là đa dạng hóa.Trong khi đó, giớinam sử dụng ít hơn và nhiều khi lấy sự im lặng để thay cho trả lời.