6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 5-
1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận văn 1 7-
1.2.3 Hành vi ngôn ngữ và hành vi tiếp nhận lời khen 2 9-
1.2.3.1 Khái niệm “hành vi ngôn ngữ”
Hành vi ngôn ngữ (speech act; còn gọi là: hành động ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói,...) được hiểu là hành vi được thực hiện bằng phương tiện
ngôn ngữ. Theo J. Austin (1962) khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng là đồng thời thực hiện 3 hành vi: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi mượn lời (perlocutionary act) và hành vi tại lời (illoccutionary act). Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ (như ngữ âm, từ,...), các quy tắc của ngôn ngữ (như các kiểu kết hợp từ thành câu, v.v) để tạo ra các phát ngôn có ý nghĩa trong ngôn ngữ. Hành vi mượn lời là hành vi sử dụng (có thể coi là “mượn”) phương tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe, người nhận, có khi ở chính người nói. Hành vi ở lời là hành vi người phát ngôn thực hiện ngay trong phát ngôn của mình và tạo ra những hiệu quả thuộc ngôn ngữ (phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận).
Ngữ dụng học chú trọng tới hành vi ở lời, theo đó, J. Austin đã chia hành vi ngôn ngữ thành 5 nhóm: 1) Phán xử: là hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hay một giá trị nào đó dựa trên chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc, như: tính toán, miêu tả, đánh giá, phân loại,...; 2) Hành xử: là hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó, như: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khẩn cầu, van xin, giới thiệu, bổ nhiệm, khuyến cáo,... ; 3) Cam kết: là hành vi ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định, như: bảo đảm, giao ước, hứa hẹn, thề nguyền,...; 4) Trình bày: là hành vi dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng từ, như trả lời, khẳng định, phủ định, phản bác, nhượng bộ,...; 5) Ứng xử: là hành vi phản ứng đối với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan; là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác:khen ngợi, cám ơn,
xin lỗi, chào mừng, phê phán, chia buồn,...
Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J. Austin (chỉ phân loại các động từ ngôn hành, không có tiêu chí phân loại rõ ràng), J. Searle đã tiến hành phân loại hành vi ngôn ngữ như sau: quan điểm phân loại là phải phân loại hành vi ngôn ngữ chứ không phải chỉ phân loại các động từ ngôn hành; cơ sở phân loại là bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ; kết quả là phân ra thành 5 nhóm:
a. Tái hiện:mục đích của lời nói là miêu tả một sự tình nào đó đang được nói đến; hướng khớp ghép là lời - thực tại; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai logic; trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều được xác tín; các hành động của nhóm này gồm: xác nhận, thông tin, giải thích, khẳng định, tán thành,...
b. Điều khiển: đích ở lời là đặt người tiếp nhận (nghe) vào trách nhiệm thực hiện hành vi nào đó trong tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực - lời; nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người tiếp nhận; trạng thái tâm lí là sự mong muốn của người phát ngôn; các hành động của nhóm này gồm: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, cho phép, cấm, chỉ thị, khuyên,...
c. Cam kết: đích ở lời là trách nhiệm thực hiện một hành vi nào đó trong tương lai mà người nói bị ràng buộc; hướng khớp ghép là thực tại - lời; nội dung mệnh đề là một hành động tương lai của người nói; trạng thái tâm lí là ý định của người nói; các hành động của nhóm này gồm: cam đoan, thề, hứa hẹn, tặng, biếu,...
d. Biểu cảm: đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời; hướng khớp ghép là thực tại - lời; nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của người nói hay người nghe; trạng thái tâm lí là sự thay đổi tùy theo từng loại hành vi; các hành động của nhóm này gồm: xin lỗi, chúc mừng, tán thưởng, khen ngợi, cảm ơn,...
e. Tuyên bố: đích ở lời là mang lại sự thay đổi nào đó trong thực tại; hướng khớp ghép là lời - hiện thực, hiện thực - lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các hành động của nhóm này gồm: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ,...
1.2.3.2. Hành vi tiếp nhận lời khen
Tiếp nhận lời khen, hiểu một cách đơn giản là hành động phản ứng lại đối với hành vi khen của một người nào đó trong quá trình giao tiếp. Những người tham gia giao tiếp có thể tiếp nhận lời khen bằng lời, bằng các yếu tố phi lời (còn gọi là ngôn ngữ cử chỉ) hoặc kết hợp cả hai, hoặc có thể là “khoảng trống” (im lặng),...[51]. Nhìn từ góc độ hội thoại, khen và hồi đáp khen được coi là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên.
Nếu khen đóng vai trò là hành vi dẫn nhập thì tiếp nhận lời khen đóng vai trò là hành vi hồi đáp, tạo thành một cặp kế cận trong hội thoại. Vì thế, nhìn từ góc độ tương tác hội thoại, hành vi khen được coi là “chủ động” còn hành vi tiếp nhận lời khen thuộc về "bị động". Chủ động bởi vì người khen có quyền đưa ra một lời khen theo cách nhìn của mình, theo đó, lời khen này đã đặt người được khen vào quá trình tương tác giữa người khen và bản thân mình với các biến tương đồng hoặc không tương đồng như giới, tuổi tác, nghề nghiệp, giáo dục, kinh tế,...và
“ràng buộc” người được khen với trách nhiệm phải hồi đáp sao cho thoả đáng. Pomerantz (1978) có lí khi cho rằng, người khen đã “đặt” người được khen (người tiếp nhận lời khen) vào tình huống khó xử: phải làm sao để vừa tránh sự xung đột, bất đồng ý kiến với lời khen, vừa tránh s ự tự ca ngợi bản thân. Có lẽ ý kiến của Pomerantz đúng nhưng chưa đủ, bởi đằng sau mỗi lời khen còn có thể có ý đồ riêng của người đưa ra lời khen, người tiếp nhận lời khen không chỉ căn cứ vào lời khen mà phải đặt lời khen trong bối cảnh phát ngôn chung để đưa ra được lời hồi đáp thoả đáng. Vì thế, hành vi tiếp nhận lời khen một mặt phụ thuộc vào hành động khen, mặt khác phụ thuộc vào các nhân tố văn hoá xã hội và cuối cùng là phụ thuộc vào cách tổ chức ngôn từ tiếp nhận lời khen ở mỗi ngôn ngữ.
1.2.4Cấu trúc và loại hình tiếp nhận lời khen.
Những người nghiên cứu đã làm ra hồi đáp khen thích hợp với ngữ cảnh đặc định.Holmes (1988) và Herbert (1989) đã chỉ ra “tiếp nhận lời khen thanh nhã” bị cho rằng là tiêu chuẩn cách hồi đáp lời khen trong tiếng Anh.Pomerantz (1978) có thể được coi là người đầu tiên quan tâm đến các biểu hiện của hành vi tiếp nhận lời khen, sau khi phân tích tiếp nhận lời khen với người Mỹ, thống kế 5 cách hồi đáp khác nhau: Nâng mức độ lời khen, Hạ giảmlời khen, Giảm mức độlời khen,Chuyển đổi tình thếlời khen, Khen phản hồi, người Mỹ dùng cả 5 loại để thể hiện đồng ý, tiếp nhận và không đồng ý.Còn chị cho rằng, người ta hồi đáp lời khen thường phải tuân theo hai nguyên tắc: đồng ý với người nói (agree with the speakers) và tránh tự khen mình (avoid self-praise). Ví dụ:
[Hồi đáp]: Yes, I think she’s a pretty girl. (Ừ, mình cũng nghĩ cô ta là cô gái dễ thương)
– [Khen]: Good shot! (Một cú đánh hay)
[Hồi đáp]: Not very solid though (Cũng vừa phải thôi/ không hay lắm đâu) Ủng hộ cách nhìn này, Herbertsau khi khảo sát hành vi hồi đáp khen trong tiếng Anh Mỹ, đã đưa ra nhận xét rằng, mặc dù người Mỹ ưa dùng “thankyou” để đáp lại nhưng họ vẫn thường hạ giảm mức độ lời khen hoặc khen trở lại. Theo cách phân tích định lượng, Herbert chia hình thức tiếp nhận lời khen trong tiếng Anh ở Mỹ thành các mức độ như đồng tình, không tình và cách ứng xử khác. Trong ba loại này, theo Herbert [51,48], hồi đáp đồng tình chỉ chiếm 36%, còn lại 64% là hồi đáp không đồng tình và hồi đáp khác. Cụ thể:
(1) Chấp nhận lời khen (Apprecation taken). Ví dụ: [Khen]: Your hair looks so nice! (Tóc chị đẹp quá!) [Hồi đáp]: Thanks/ thank you. (Cảm ơn em)
(2) Chấp nhận có bình luận (Comment acceptance). Ví dụ: [Khen]: The food is very delicious! (Món này ngon quá!)
[Hồi đáp]: Yeah, it’s my favorite, too. (Đúng rồi, nó là món sở trường của mình mà!)
(3) Nâng mức độ lời khen (Praise upgrade). Ví dụ:
[Khen]: How beautiful your blue eyes! (Đôi mắt xanh của em mới đẹp làm sao!) [Hồi đáp]: Really brings out the blue in my eyes, doesn’t it? (Đúng là màu xanh của mắt em rất đẹp mà!)
(4) Chia sẻ thông tin mang tính lịch sử/Giải thích thêm (Comment history). Ví dụ:
[Khen]: I like your coat so much! (Mình rất thích cái áo khoác của cậu) [Hồi đáp]: I bought it for the trip to Arizona (Tớ mua nó cho lần đi Arizona đấy)
(5) Phân bổ lại/Chuyển đổi tình thế (Reassignment). Ví dụ:
[Khen]: What a lovely watch you have! (Bạn có chiếc đồng hồ trông yêu quá!) [Hồi đáp]: My brother gave it to me (Anh mình cho đấy!)
(6) Khen phản hồi (Return). Ví dụ:
[Khen]: Your car is so wonderful! (Xe của bạn tuyệt lắm!) [Hồi đáp]: So’s yours. (Xe của bạn cũng vậy mà!)
(7) Hạ giảm/Giảm mức độ/Nói giảm (Scale down). Ví dụ: [Khen]: Your car is so wonderful! (Xe của bạn tuyệt lắm!) [Hồi đáp]: It’s really quite old. (Nó cũ mèm rồi)
(8) Đặt câu hỏi/ Hỏi lại (Question). Ví dụ:
Do you really think so? (Có đúng là bạn nghĩ như vậy không?) (9) Không đồng tình (Disagreement). Ví dụ:
I hate it (Mình chán nó rồi!)
(10) Đề cập đến chất lượng. Ví dụ:
It’s all right, but Len’s is nicer. (Nó cũng còn được, nhưng xe của anh Len ngon hơn.)
(11)Không có sự thừa nhận/Tỏ ra không hiểu(No acknowledgement). Ví dụ: Why? (Sao?)
(12) Hiểu lời khen là một yêu cầu. Ví dụ:
[Khen]: Your pen looks very nice! (Bút của bạn rất đẹp!)
[Hồi đáp]: You wanna borrow this one too? (Bạn muốn mượn nó à?)
Với cách nhìn một lời khen không chỉ là một lời khẳng định tích cực mà nó còn làm cho người được khen cảm thấy sự khẳng định tích cực ấy có liên quan đến mình, Holmes đã đưa ra ba kiểu hồi đáp khen như sau:
a. Chấp nhận, gồm 4 kiểu nhỏ: đánh giá cao lời khen; đồng tình với lời khen; hạ giảm lời khen; khen lại.
b. Phản đối, gồm 3 kiểu nhỏ: không đồng tình; xác định lại tính chân thực của lời khen; nghi ngờ sự chân thành.
c. Lảng tránh, gồm 5 kiểu nhỏ: khen lặp lại; nhận xét các thông tin trong lời khen; lờ đi; né tránh lời khen; đề nghị nhắc lại.