Tiểu kết 36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ trong hồi đáp lời khen của giới trẻ hiện nay trong tiếng hán và tiếng việt (qua tư liệu các trang mạng) (Trang 43 - 51)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 5-

1.3 Tiểu kết 36

Chương này tổng kết những phân tích của các nhà nghiên cứu phương Tây, Trung Quốc và Việt Nam có quan điểm như thế nào về lời khen trong xã hội cũng nhưtập trung giới thiệu, tổng hợp một số vấn đề về lí thuyết có liên quan trực tiếp đếnchủ đề, đó là: ngôn ngữ và giới; hành vi ngôn ngữ và giới; hành vi ngôn ngữ và hành vi tiếp nhận lời khen trong giao tiếp. Đồng thời, ở mỗi nội dung cụ thể đó, luận vănhệ thống hóa l ại và nêu lên những nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu.

Vấn đề hành vi khen và tiếp nhận lời khen nói chung đã được nghiên cứu khá nhiều, trong tư liệu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nh ận th ấy hành vi khen và

tiếp nhận lời khen từ góc độ giới có nhiều khác biệt.Giới tính là một nhân tố quan trọng trong nghiên cứu hành vi khen và tiếp nhận lời khen, do đó tôi tập trung chủ yếu phân tích về giới tính, hành vi ngôn ngữ, tiếp nhận lời khen vàchiến lược tiếp nhận lời khen chủ yếu theo quan điểm của Herbert.

VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG TIẾNG HÁN TIẾNG VIỆT 2.1.Một số loại hình của chiến lƣợc hồi đáp lời khen của giới trẻ Trung Quốc và Việt Nam trong tiếng Hán và tiếng Việt

2.1.1.Hồi đáp lời khencủa giới trẻ Trung Quốc trong tiếng Hán

Hồi đáp lời khen của giới trẻ Trung Quốc được thể hiện bằng các chiến lược như sau:( câu ví dụ từ tư liệu trên mạng)

(i) Tiếp nhận

(1) Biểu thị cảm ơn. Ví dụ:

-你女朋友长得真漂亮!

-谢谢。

-Người yêu của em thật đẹp! -Cảm ơn.

(2) Biểu thị đồng ý. Ví dụ:

-你新买的衣服真好看!

-是的,我也挺喜欢的。

-Áo này chị mới mua đẹp quá nhỉ! -Ự, chị cũng rất thích.

(3) Biểu thị hài lòng. Ví dụ:

-这幅画真漂亮。

-恩,没白费我这一天。

-Bức tranh này đẹp quá.

(4) Biểu thịvui vẻ. Ví dụ:

-你的法语成绩这学期很有进步。

-我听了很高兴。

-Thành tích tiếng Pháp học kỳ này của em có nhiều tiến bộ. -Em rất vui vẻ nghe được đấy.

(ii) Tiếp nhận + đính chính (5) Khen lại. Ví dụ: -你今天真漂亮。 -你也很漂亮。 -Chị hôm nay rất đẹp. -Em cũng là đẹp mà. (6) Biểu thị tự hạ mình. Ví dụ: -你舞跳得真好。 -不足挂齿。/不值得说。/马马虎虎。/见笑了。/笨鸟先飞。/没你的好。/才 疏学浅。

-Em múa giỏi quá.

-Không đáng nhắc đến./Không đáng nói đến./Xấu hổ./Bị chê cười./Sức yếu phải lo trước./Không có chị giỏi./Tài sơ học thiển.

(7) Biểu thị tự khen. Ví dụ:

-阿明字写的不错。

-肯定的,你也不看是谁写的。

-Chắc chắn mà, em chưa thấy là ai viết à. (8) Biểu thị nghi ngờ. Ví dụ:

-这次考试,你名列第一。

-真的吗?/是吗?/不要逗我。/那真是太好了。/我不信。

-Thi lần này anh thi đỗ hạng nhất.

-Chính xác không?/Thế ạ?/Không tin anh./Thì là rất tốt./Anh không tin, (9) Đề nghị. Ví dụ:

-阿雄,你这双Nike真酷。

-你也买一双。

-Hùng ơi, đôiNike này cool quá. -Em mua đi.

(10) Giải thích. Ví dụ: -新电话真棒。

-这是我老公给我的生日礼物。

-Điện thoại mới rất tốt.

-Đây làquà tặng sinh nhật của chồng em.

(iii) Không tiếp nhận hoặc từ chối

(11) Phủ định. Ví dụ:

-阿光,你的书法写得很棒。

-写得不好。

-Anh Quang viết thư pháp tốt quá. -Viết không tốt.

(12) Nhún nhường. Ví dụ:

-你女儿是这些孩子中的佼佼者。

-老师您太过奖了。/哪里哪里。/这些孩子都很好。

-Cô gái chị là tốt nhất trong những trẻ con.

-Thầy quá khen con./Ở đâu, ở đâu./Những trẻ con đều tốt. (13) Nói lảng sang chuyện khác. Ví dụ:

-你真是个热心人。 -你还有事吗? -Chị thật là người rất nhiệt tình. -Còn có gì khác không? (14) Quở trách -你像西施一样美。 -去你的。/胡说。

-Chị là người xinh giống Tây Thi. -Đi đi./Nói giả.

(iv) Không hồi đáp

(15) Im lặng, không phản hồi.

-你老婆可真爱你。

-...

-Vợ anh thật sự yêu anh. -...

-姐,你今天真漂亮。

-是吗?谢谢你。

-Hôm nay chị rất đẹp. -Thế ạ?Cảm ơn em.

2.1.2.Hồi đáp lời khencủa giới trẻ Việt Nam trong tiếng Việt

( câu ví dụ từ tư liệu trên mạng)

(i) Tiếp nhận

1) Sử dụng từ “cảm ơn/cám ơn” để tạo cấu trúc lời hồi đáp khen ở dạng đầy đủ hoặc khuyết thiếu. Ví dụ:

-Em cảm ơn anh! -Em cảm ơn! -Cảm ơn anh! -Cảm ơn!

2) Khẳng định nội dung khen hoặc nâng mức độ khen. Ví dụ: -Em hoàn thành công việc thật tuyệt vời!

-Trên cả tuyệt vời chứ anh! Anh biết không, để có được như vậy em phải tốn bao nhiêu tiền cà phê cho buổi tối đấy!

(ii) Tiếp nhận + đính chính

3) Khen lại người vừa khen mình. Ví dụ: -Trông chị hôm nay xinh quá!

-Chị cũng đang “phấn đấu” để mong bằng một phần của em thôi! 4) Chia sẻ thông tin về nội dung được khen. Ví dụ:

-Chị tài thật, kiếm đâu ra bộ đẹp thế!

-Em biết không, hàng độc đấy, cả Hà Nội này chắc gì đã có bộ thứ hai. 5) Hỏi lại về nội dung khen.Ví dụ:

-Xinh thật đấy!

-Xinh thật à? Gần bằng hoa hậu chưa? 6) Bộc lộ cảm xúc. Ví dụ:

-Giỏi thế!

-Ôi! (Ôi!Em cảm ơn anh nhiều nhé!)

(iii) Không tiếp nhận hoặc từ chối

7) Phủ nhận lời khen. Ví dụ: -Trông em hôm nay xinh quá!

-Lấy đâu ra! Em mà xinh thì Việt Nam ta hết phụ nữ xấu à? 8) Giảm bớt mức độ khen. Ví dụ:

-Em giỏi thật đấy!

-Đâu có! Anh cứ quá lời! Em còn phải cố gắng nhiều. 9) Nói lảng sang chuyện khác.Ví dụ:

-Em rất có khả năng, nhiều triển vọng lắm… -Hôm nay, trời dịu hơn hôm qua anh nhỉ?

(iv) Không hồi đáp

10) Im lặng. Ví dụ:

-Thấy em càng ngày càng trẻ ra! -(im lặng).

(v) Kết hợp các chiến lược.

Việc tách ra như trên nhằm phân loại và chỉ ra tính điển hình của mỗi cấu trúc lời khen.Thực tế, lời khen có khi là phối hợp của các cấu trúc khen với nhau.Chẳng hạn, cấu trúc của mỗi lời khen từ (2) đến (9) có thể có cả cấu trúc (1), có thể có cấu trúc (6), thậm chí có cả cấu trúc (9) xen vào. Ví dụ ở (3) có thể là: “Ôi! Cám ơn em! Chị cũng đang “phấn đấu” để mong bằng một phần của em thôi!”

2.2Những khảo sát cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ trong hồi đáp lời khen của giới trẻ hiện nay trong tiếng hán và tiếng việt (qua tư liệu các trang mạng) (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)