1.2.2 .Nguồn nhân lực
2.1. Toàn cảnh hiện trạng truyền hình Việt Nam
Mô hình quản lý ngành Truyền hình hiện nay khá phức tạp, không theo phân cấp : Trung ương trực tiếp quản lý VTV, tỉnh/thành phố quản lý trực tiếp đài truyền hình địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý trực tiếp các đài về mặt chức năng và chuyên môn. Các kênh truyền hình của VTV đều phủ sóng toàn quốc. Việc tổ chức quản lý của VTV tương đối hiệu quả. Đối với mô hình các đài truyền hình tỉnh hầu hết là kênh tổng hợp bao gồm cả chức năng tuyên truyền và giải trí, các đài truyền hình tỉnh là một sự chênh lệch rất lớn so với VTV và các đài thành phố lớn như HTV về chất lượng sóng đến nội dung và hiệu quả tuyên truyền. Hầu hết các đài truyền hình tỉnh đang sống nhờ trợ cấp của ngân sách tỉnh. Số lượng quá lớn các đài truyền hình địa phương cũng đang đặt ra một câu hỏi lớn về tính thống nhất trong quan điểm tuyên truyền, sự lãng phí trong đầu tư công.
Cơ chế quản lý của ngành truyền hình hiện nay, ở trung ương là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - Cơ quan thuộc Chính phủ quản lý, ở địa phương có các đài tỉnh/thành thuộc UBND tỉnh/thành quản lý. Có những tỉnh/thành có cả đài VTV, cả đài tỉnh/thành cùng song song tồn tại với chức năng như nhau, dẫn đến tăng đầu tư và duy trì hệ thống.
Đối với các đài địa phương, công nghệ truyền hình lạc hậu, không có khả năng áp dụng công nghệ mới vào truyền hình (do yếu về công nghệ, nhân lực, tài chính,…); đối với các đài truyền hình lớn (Trung ương VTV, TP.HCM, Hà Nội,… ) đầu tư phát triển công nghệ nhiều nhưng chưa đồng bộ với nhau, chưa tập trung, gây khó khăn cho việc hợp tác sản xuất, trao đổi chương trình truyền hình.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng toàn quốc, gồm có Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài
Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương. Hiện tại, Việt Nam có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá, gồm 99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh. Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình được phát trực tuyến trên mạng internet đã phục vụ tốt công tác thông tin đối ngoại. Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta tiếp tục phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu áp dụng công nghệ IPTV. Cụ thể như sau :
* Mô hình tổ chức :
Hiện nay, cả nước có 67 Đài PTTH trung ương và địa phương, trong đó : 03 Đài phủ sóng toàn quốc : Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài
Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. 64 Đài PTTH địa phương gồm 63 Đài PTTH của các tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương [riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 02 đài là Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh(VOH)].
Cả nước có 47 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phục vụ cho trên 2,5 triệu thuê bao.
* Các kênh chương trình phát thanh, truyền hình :
Đài truyền hình quốc gia: sử dụng phương thức phát sóng mặt đất tương tự trên 90% diện tích lãnh thổ và phủ sóng trực tiếp qua vệ tinh DTH 100% diện tích.
Đài Phát thanh, Truyền hình địa phương: tiếp, phát sóng các chương trình PTTH quốc gia và các chương trình do địa phương sản xuất; các đài đều được cấp một kênh tần số để phát sóng truyền hình analog.
Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC: đã số hóa tín hiệu và khai thác hệ thống truyền hình số rất hiệu quả. Mạng truyền hình số đã phủ sóng trên 40 tỉnh, thành phố với trên 80 điểm phát sóng .
Đài Tiếng nói Việt Nam: 05 kênh quảng bá và 01 kênh phát thanh có hình.
* Thời lượng phát sóng :
Đài truyền hình quốc gia : hầu hết các kênh chương trình phát sóng với thời lượng trên 20 giờ/ngày, một số kênh phát 24/24 giờ.
Đài Phát thanh, Truyền hình địa phương : ngoài Đài PTTH Hà Nội và Đài Truyền hình TP. Hồ Chính Minh, phần lớn các Đài địa phương có thời lượng chương trình tự sản xuất không quá 3 giờ/ngày. Có 30 Đài truyền hình có thời lượng phát sóng trên 10 giờ/ngày.
* Công nghệ truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình:
Từ năm 1998, VTV đã nghiên cứu và thử nghiệm truyền hình số mặt đất, ngày 26/3/2001 VTV đã chọn truyền hình kỹ thuật số tiêu chuẩn Châu Âu (DVB-T) làm tiêu chuẩn chính thức, sau đó được VTC triển khai tại Việt Nam.
Hệ thống truyền hình quảng bá đang sử dụng chủ yếu là công nghệ tương tự. Công nghệ số mới được sử dụng tại VTV, VTC, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài PTTH Bình Dương.
Hệ thống truyền hình trả tiền sử dụng nhiều loại công nghệ truyền dẫn: cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang thử nghiệm IPTV.
* Đánh giá hiện trạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tại Việt Nam :
Bảng biểu 2.1 : Thống kê số kênh chƣơng trình truyền hình mặt đất quảng bá theo công nghệ
TT ĐƠN VỊ SỐ LƢỢNG KÊNH
CÔNG NGHỆ PHÁT SÓNG
1 VTV 11 Công nghệ tương tự
2 VOV 1 Công nghệ tương tự
3 63 địa phương 66 Công nghệ tương tự
5 VTC 16 Công nghệ số
6 HTV 6 Công nghệ số
7 Tổng (5+6) 22 Công nghệ số
8 Tổng (4+7) 100
Nhìn dưới góc độ kinh tế, mô hình tổ chức của hệ thống truyền hình Việt Nam dựa trên hai nhóm : hệ thống các đài truyền hình trung ương, địa phương và hệ thống doanh nghiệp xã hội.
Hệ thống truyền hình Việt Nam có những điểm khác biệt mang tính căn bản về nguồn thu, thông qua đó có thể để xác định sự khác biệt về chức năng nhiệm vụ mô hình tổ chức, định hướng hoạt động của loại hình truyền thông đặc biệt này. Bên cạnh rất nhiều kết quả đã đạt được trên nhiều phương diện, sự phát triển của ngành truyền hình Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập. Những thách thức lớn đối với Truyền hình Việt Nam được dự báo : chấm dứt phát sóng analog, sắp xếp lại cơ cấu các đài truyền hình, quy mô và chất lượng của thị trường, xây dựng thương hiệu quốc tế… Việc nắm bắt những tồn tại, yếu kém trong hoạt động truyền hình hiện nay là cơ sở quan trọng để xác định và triển khai những giải pháp phát triển trong thời gian tới. Kết nối các đài truyền hình nhỏ vào mạng lưới hệ thống quốc gia : giúp các kênh truyền hình vừa phát triển hướng tới toàn xã hội, vừa tạo được lượng khán giả đủ lớn để các nhà quảng cáo quan tâm.
Trên đây là vài nét về hiện trạng của THVN. Mức độ hội tụ công nghệ số hiện nay của ngành truyền hình là chưa cao : các đài truyền hình lớn VTV, HTV,… đã chuyển sang giai đoạn sử dụng công nghệ mới, số hóa cơ sở dữ liệu, số hóa quy trình sản xuất,…trong khi các đài địa phương hầu như vẫn sử dụng các thiết bị để lưu trữ và sản xuất theo công nghệ analog; không có mối liên hệ rõ ràng, chặt chẽ giữa các đài trong hợp tác sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nhân lực,… để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn ngành; không có định hướng chiến lược công nghệ đồng bộ cho ngành, mỗi đài theo
đuổi mục tiêu công nghệ riêng theo tiềm năng kinh tế của đài mình. Nhu cầu đặt ra là cần tổ chức thực hiện một mạng lưới liên kết hiệu quả giữa các đài trong vấn đề khắc phục các yếu kém ứng dụng công nghệ, số hóa.
Tuy có sự khác biệt về năng lực sản xuất, phân phối chương trình, nhiều đài ở các thành phố/tỉnh lớn ở Việt Nam cũng có những đặc điểm công nghệ giống nhau. Về công tác số hóa, tất cả các đài đều đang thực hiện, tùy theo tiềm năng kinh tế, vốn... mà việc thực hiện số hóa, tiến tới hội tụ công nghệ số đang diễn ra nhanh hay chậm, đang bước những bước đầu tiên thực hiện hay đã hoàn thành trọn vẹn. Do có sự giống nhau đó giữa các đài và như trong phạm vi nghiên cứu đã nêu, luận văn này chỉ mong muốn nghiên cứu, xem xét trường hợp điển hình là Đài Truyền hình TP.HCM. Bên cạnh đó là vài đặc điểm về hiện trạng ứng dụng công nghệ số của Đài Truyền hình Việt Nam tại Huế HVTV và Đài Truyền hình Việt Nam VTV để chứng minh giả thuyết nghiên cứu là đúng, là có cơ sở, từ đó đưa ra các giải pháp có thể áp dụng được rộng rãi cho các đài PTTH Việt Nam, tùy theo chiến lược phát triển công nghệ.