Điều này cho thấy, khi các files được đưa vào hệ thống MAM phải có các bước thực hiện đồng bộ biến chúng thành tài sản truyền thông giá trị hơn rất nhiều so với chính bản thân file được lưu trữ vì nó sẽ chứa thêm các thơng tin chỉ mục (index) như : nội dung hình ảnh là gì, được thực hiện do ai, ngày tháng năm thực hiện, ai sẽ được quyền truy cập, chất lượng file, định dạng file, bình luận của đạo diễn…
Sau khi trở thành tài sản vơ hình có giá trị, đài truyền hình sẽ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như : phân phối qua các hệ thống hạ tầng số hóa truyền hình, viễn thơng; chuyển vào lưu trữ sâu hay đem làm dịch vụ như chép ra ổ cứng, dĩa DVD để bán.
Như vậy, 2 giai đoạn hoạt động thơng thường của một đài truyền hình là sản xuất và phân phối có sự chen giữa của một quy trình quản lý lưu trữ thơng minh mới là MAM.
Sơ đồ hoạt động của một đài truyền hình khi có MAM làm thực thể quản lý, phủ lên cả giai đoạn sản xuất và phân phối sản phẩm như sau :
Bảng 3.2 : Sơ đồ tổ chức, vận hành của MAM
Trong đó :
Chuyển mã (Transcode/Encode) : chuyển định dạng files phù hợp với MAM.
Mua lại (aquisition) : là hoạt động mua lại các chương trình truyền hình nơi khác sản xuất đưa vào MAM.
Tìm kiếm (search) : cơng cụ tìm kiếm thơng minh do MAM cung cấp, hoạt động tương tự trang tìm kiếm google search, nếu công tác metadata được thực hiện tốt.
Chỉnh sửa (Edit) : files được đem đi chỉnh sửa theo nhu cầu sử dụng. Sao lưu (save) : sao lưu files sau khi đã chỉnh sửa.
Trình duyệt (browse) : đây là giao thức tương tác cho những người được truy xuất vào MAM, một số MAM có trình duyệt riêng, một số MAM cho phép kết nối bằng trình duyệt thông thường như internet explorer, safari, crome,…
CMS : đây là một cơng cụ phần mềm kiểm sốt quyền truy xuất của người dùng vào MAM, gọi là public control (kiểm sốt cơng khai). Nó cho
phép người dùng ở bất kỳ đâu có thể vào mạng, truy xuất file ở dạng chất lượng thấp để tham khảo (nếu được cấp quyền) trước khi làm việc trên file gốc chất lượng cao tại các phòng dựng của đài (CMS làm tốt chức năng kiểm soát bản quyền file)
Lưu trữ (Archive) : các file đã được liên kết chỉ mục thành asset được lưu trữ sâu vào hệ thống.
Thiết bị thích ứng (Device adaptation) : sản phẩm khi được phân phối trực tuyến on-air sẽ được gắn thêm đồ họa, chèn văn bản, chèn thêm quảng cáo hoặc chuyển mã tương thích các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh, IP TV,…
Dịch vụ (Playout) : cung ứng off-air các nội dung, chương trình truyền hình cho các đối tác có yêu cầu mua, trao đổi (có thể dưới dạng dĩa CD, DVD, …)
Các MAM trên thế giới có nguyên lý hoạt động giống nhau, nhưng mỗi MAM có tính đặc trưng riêng biệt. Sự khác nhau của các MAM thể hiện qua metadata với các cách lưu thơng số chú thích, biên mục khác nhau theo quan điểm quản lý và sử dụng của các đài. Bí quyết thành công của một MAM không phụ thuộc vào hệ thống thiết bị mà phụ thuộc vào metadata. Dù cho MAM có lưu trữ hàng trăm ngàn gigabyte nội dung, nhưng không làm tốt công tác metadata, MAM sẽ không đủ thông minh để hỗ trợ cho người dùng tìm kiếm, tác nghiệp trên đúng nội dung mong muốn. Các dữ liệu chiếm dung lượng lớn như video, audio, đồ họa… sẽ được xếp vào loại “media”. Các dữ liệu chiếm dung lượng bé hơn, phần lớn ở dạng text sẽ được xếp vào “metadata”. Mặc dù metadata theo định nghĩa là dữ liệu về dữ liệu, mọi dữ liệu khác với Media đều có thể hiểu cách này hay cách khác theo nghĩa này.Phương án phân loại này sẽ mặc định tạo ra phương án lưu trữ đại trà. Theo đó media sẽ được lưu trữ ở các bộ lưu trữ trung tâm dung lượng lớn mà không phân mục chi tiết. Ngược lại, metadata sẽ được tổ chức ở máy tính riêng với đầy đủ thông tin về chỉ mục và đường dẫn đến các media liên quan.Phương án tổ chức này chỉ có thế được thực hiện khi sử dụng các hệ
thống quản lý được tổ chức theo cơ sở dữ liệu.
Phương án này giống với việc tổ chức thư viện theo số sách (số chỉ mục). Các cuốn sách được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn theo trật tự nhất định. Cơ sở dữ liệu trong máy tính sẽ cung cấp cho bạn đọc chi tiết cuốn sách nào ở tầng nào, phòng nào, ngăn số mấy. Việc lựa chọn sách sẽ gói gọn lại chỉ cịn là việc lọc các tiêu chí về cuốn sách mình cần để có được nơi lưu trữ và tìm đến địa chỉ của cuốn sách để lấy sách. Theo phương án này, toàn bộ dữ liệu Metadata sẽ được lưu trữ ở cơ sở dữ liệu. Toàn bộ Media sẽ được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ trung tâm và trong các vật liệu mang thông tin khác như đĩa cứng offline, đĩa quang, băng LTO hoặc các băng ghi video và thẻ nhớ.
Các câu hỏi sau đây sẽ xuất hiện khi định hướng cấu trúc cho metadata: cái gì hữu ích cho chúng ta sử dụng trong tương lai ? Từ đó, sinh ra các câu hỏi chi tiết hơn : Nội dung này là gì ? Phần nào của nội dung đó cần lưu trữ ? Ai đã tạo/làm ra nó ? Nó được sản xuất khi nào ? Thời lượng nội dung cần lưu trữ ? Nguồn gốc của nội dung cần lưu trữ ? Tại sao nó cần được lưu trữ ? Nội dung này cần duy trì trong MAM như thế nào ?...
Có nhiều hệ thống metadata chỉ mục rất đơn giản (khoảng 5-7 thơng tin), nhưng cũng có hệ thống metadata lưu lại rất nhiều thông số.
Một số dạng thông tin trong cấu trúc của metadata :
Định dạng nội dung (là clip hay footage ?, đã hồn chỉnh để phát sóng chưa ? có nên bỏ ra khỏi hệ thống ?...);
Thông số kỹ thuật (định dạng đồ họa, thời lượng nội dung, chất lượng kỹ thuật của nội dung, bình luận của đạo diễn/nhà sản xuất…);
Thơng tin quản trị và tính hợp pháp (kiểm sốt bản quyền, giá trị của nội dung, bình luận của người quản trị/kế tốn…) ;
…
Quá trình làm metadata là một q trình khó khăn. Bàn bạc, chọn lựa những thơng tin nào hữu ích để gắn vào nội dung thực sự là một chính sách cần phải có sự hợp tác từ nhiều bộ phận của đài truyền hình, đi đến thống nhất
với một cấu trúc nhất định cho mọi nội dung lưu trữ vào MAM, giúp nó trở thành một tài sản đa truyền thơng, đa phương tiện có giá trị.
Tóm lại, giải quyết bài tốn “số hóa” triệt để chỉ có thể bằng cách đầu tư, xây dựng và hoàn thiện dần MAM. Người ta hay nói về MAM như sau :
Tốn kém và khơng có lợi lúc đầu, nhưng có giá trị cao và sinh lời lớn về sau.
Theo kinh nghiệm thực tế diễn ra tại các đơn vị truyền thông Thái Lan, MAM chỉ thực sự hiệu quả khi có một metadata tốt và có khối lượng lưu trữ nội dung tương đối lớn, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất, phân phối về sau.
Ví dụ, khi một biên tập viên có ý tưởng sản xuất một chương trình, anh ta sẽ lên kịch bản và tìm hiểu xem cần phải đi quay thêm những hình ảnh gì. Anh ta khơng cần phải đi đâu xa. Chỉ cần mở thiết bị có thể vào internet và truy xuất với quyền đăng nhập vào hệ thống MAM của đài và tìm kiếm nội dung mong muốn. Anh ta chỉ còn lên kế hoạch đi quay cho những hình ảnh cịn thiếu, chưa có trong MAM.
MAM được coi là sự hội tụ đạt được ở mức cao nhất về mặt công nghệ số trong truyền hình vì mọi hoạt động của đài đều liên quan ít nhiều đến MAM. Để đáp ứng MAM hiệu quả, các đài truyền hình phải mua sắm thiết bị kỹ thuật số, đội ngũ nhân viên phải có kiến thức tin học, làm việc thường xuyên trên máy tính và mạng. MAM giúp giải quyết bài tốn lưu trữ phân mãnh, khơng tập trung. MAM là một hệ thống mở. Khi nhu cầu lưu trữ tăng cao, các đài dễ dàng nâng cấp bằng cách gắn thêm ổ cứng. Một MAM được coi là thành cơng phải tốn thời gian hình thành, xây dựng, hồn thiện dần nó (do cơng tác metadata các files cần phải làm việc khoa học, chính xác). MAM phải dễ truy xuất, đúng file mong muốn, phải kiểm soát được quyền truy xuất của người dùng. MAM cũng phải trang bị các công cụ phát hiện và chống virus cho các files được đem vào MAM, nếu không cả hệ thống sẽ bị sụp đổ.
Như vậy, xét về tính chất và trình độ đội ngũ lao động cũng như những trang thiết bị hiện có, các đài truyền hình ở các thành phố/tỉnh lớn cần phải gấp rút thực hiện MAM. Nó sẽ là công cụ đắc lực để lưu trữ, sản xuất, đặc biệt khâu phân phối được thực hiện dễ dàng khi có sự hội tụ cơng nghệ số
giữa truyền hình và internet, thiết bị di động, … Nhờ có MAM các đài sẽ rút ngắn được thời gian quản lý bởi MAM là một giải pháp tồn diện về cơng nghệ. MAM cũng đề ra các tiêu chuẩn làm việc cho con người đối với nó từ khâu sản xuất đến phân phối ra sóng truyền hình hay trên các hạ tầng viễn thông IP TV, OTT. Hệ thống MAM được mọi người quan tâm sử dụng nhiều nhất nhờ tính thơng dụng trong việc giao tiếp, tìm kiếm và đọc thơng tin bằng tính năng ưu việt của các phần mềm ứng dụng về quản lý, số hóa tài liệu. Trong hệ thống lưu trữ tập trung MAM sẽ được xây dựng, tất cả những máy chủ hiện có cũng như những máy chủ dự kiến tăng cường có nhu cầu về chia sẻ dữ liệu tài nguyên thông tin cũng như các dữ liệu ứng dụng đang hoạt động sẽ được kết nối vào hệ thống mạng MAM. Khả năng mở rộng lớn cấu trúc module sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo vệ đầu tư bằng cách chỉ đầu tư những hạng mục thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu trước mắt nhưng vẫn cho phép mở rộng nâng cấp trong tương lai phục vụ nhu cầu mở rộng phát triển của hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin mà không phải bỏ đi những khoản đã đầu tư. Toàn bộ cơ sở dữ liệu các ứng dụng sẽ được lưu trữ và quản lý tập trung, tất cả ứng dụng trên các máy chủ riêng lẻ sẽ truy xuất đến một cơ sở dữ liệu duy nhất trong hệ thống MAM. Thông qua việc tập trung các cơ sở dữ liệu riêng lẻ trên từng máy chủ vào một máy chủ cơ sở dữ liệu duy nhất và lưu trữ trên hệ thống MAM, hệ thống sẽ có khả năng dễ dàng phát triển các ứng dụng trong tương lai mà không bị ràng buộc các cơ sở dữ liệu riêng lẻ.
Đối với HTV, Đài hồn tồn có thể phát triển hệ thống hiện hữu thành một MAM nếu thực hiện việc rà soát lại trang thiết bị kỹ thuật từ khâu sản xuất đến phân phối. HTV có thể sử dụng hệ thống phát sóng Etere làm cơ sở phần cứng cho MAM lưu trữ và phân phối. Nhiệm vụ tiếp theo là xây dựng hệ thống mạng liên kết các máy đang phục vụ sản xuất vào Etere và phát triển các phần mềm làm metadata cho hệ thống lưu trữ và chức năng tìm kiếm thơng minh, chức năng duyệt trước nội dung, chức năng dựng phim low-res... Phần mềm kiểm soát bản quyền CMS cần phải xây dựng phù hợp với yêu cầu sử dụng MAM.
Như vậy, giải pháp hợp lý, phù hợp xu hướng chung của thế giới và hồn tồn có thể khắc phục triệt để được các các mặt hạn chế của các đài truyền hình ở Việt Nam như phân tích trong chương 2, đó là lập kế hoạch xây dựng hệ thống MAM.
Hiện trạng THVN cho thấy sự thiếu liên kết giữa các đài truyền hình về mặt cơng nghệ. Mỗi đài tùy hồn cảnh có những cải tiến kỹ thuật theo hướng số hóa. Hồn tồn khả thi nếu từng đài có kế hoạch xây dựng cho mình hệ thống MAM, giúp thống nhất quy trình làm việc, lưu trữ, sản xuất, phân phối. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh kinh tế hồn tồn khơng có lợi nếu tất cả 67 đài PTTH cả nước cùng xây dựng MAM cho riêng mình. Giải pháp hợp lý theo tác giả luận văn, kế hoạch xây dựng MAM cho các đài có thể thực hiện theo 2 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : các đài truyền hình lớn ở trung ương và thành phố/tỉnh
lớn xây dựng các MAM cho mình để đáp ứng nhu cầu hoạt động theo kịp sự phát triển của đài và hội nhập thế giới. Nguồn vốn có thể từ chính quỹ hoạt động của các đài hoặc sự hỗ trợ từ nhà nước thơng qua các chính sách cho phép hợp tác, liên kết đầu tư. Ví dụ : giai đoạn 1 các đài truyền hình ở các địa phương sau có thể tự xây dựng MAM : Hà Nội, Huế, TP.HCM, Cần Thơ/ Vĩnh Long.
Giai đoạn 2 : các đài truyền hình ở các địa phương khác tham gia một
cách tự nguyện vào hệ thống MAM với tư cách như một người dùng đầu cuối hoặc như một đối tác tin cậy, có thể đóng góp vào kho lưu trữ để chia sẻ dùng chung cơ sở dữ liệu. Các nội dung chương trình được nạp vào MAM sẽ được kiểm soát chặt chẽ và xác định bản quyền chính xác thuộc đài, dơn vị nào nhờ vào các metadata đi kèm và phần mềm an ninh kiểm soát quyền truy xuất.
HTV đang triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm lưu trữ và kỹ thuật đến năm 2015 đặt tại Bình Dương. Nguồn vốn đầu tư vào Trung tâm dự kiến là 150 - 200 tỷ đồng từ nguồn Quỹ phát triển vì sự nghiệp của chính HTV. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ có chức năng lưu trữ thơng minh, cung cấp nội dung chương trình cho HTV hoạt động sản xuất và đồng
thời cung cấp sản phẩm ra bên ngoài cho các đối tác là các đài truyền hình khác, các đơn vị sản xuất, truyền thơng khác. HTV hồn tồn có thể biến Trung tâm này trở thành nơi lưu trữ của một MAM chung cho khu vực phía Nam nếu có sự hợp tác về đầu tư, hợp tác về lưu trữ và chia sẻ tài nguyên số, tạo dựng được các quy trình làm việc, quyền truy xuất vào hệ thống MAM cho các đài, đơn vị khi tham gia tự nguyện vào MAM.
Bảng 3.3 : Mơ hình mạng liên kết khai thác chung hệ thống MAM
Mạng liên kết trên, về mặt kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau :
* Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống mạng : do quy mô lớn, mạng phải tuân
thủ các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt. Tuân theo 1 kiến trúc chuẩn cho toàn bộ hệ thống theo chuẩn quốc tế. Điều này giúp mơ hình có tính chất mở rộng, nâng cấp các dịch vụ trong tương lai, khơng gây lãng phí; độ tin cậy cao; có tính module hóa, dễ nâng cấp, bảo dưỡng các bộ phận khơng ảnh hưởng tồn hệ thống; hỗ trợ nhanh chóng việc quản trị tập trung.
* Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống máy chủ : đảm bảo hiệu năng xử lý các
chức năng nghiệp vụ theo yêu cầu của hệ thống quản lý các cơ sở dữ liệu đa dạng, đáp ứng các nhu cầu của các đài, các đơn vị; tính năng RAS đảm bảo hệ
thống hoạt động ổn định, tin cậy; hệ thống máy chủ có thể mở rộng, tăng khả năng xử lý mà không hề ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày.
* Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống sao lưu : dung lượng lưu trữ lớn, đáp
ứng sao lưu dài hạn, việc trao đổi các files video thuận tiện. Sao lưu phải bảo đảm thời gian download, upload tối thiểu; khả năng khơi phục dữ liệu nhanh chóng; thuận lợi trong quản trị, báo cáo chi tiết.
3.2.2. Giải pháp tài chính
Cơ chế tự chủ tài chính HTV đang áp dụng theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã phát huy tốt trong thời gian vừa qua, tạo nguồn thu ổn