2.1 .2Chủ trương, chính sách đào tạo của Nhà nước
3.3. Nhóm giải pháp thúc đẩy CGCN
3.3.1. Các loại hình CGCN
- Có 3 hình thức hàm chứa công nghệ:
Thứ nhất, công nghệ được hàm chứa trong máy móc, thiết bị. Loại công nghệ này có thể được chuyển giao thông qua nhiều kênh khác nhau như thông qua các hoạt động mậu dịch, xuất khẩu nhà máy, thỏa thuận về cấp giấy phép, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Thứ hai, công nghệ được hàm chứa trong các tài liệu, văn bản viết tay. Đây là loại thông tin về cách vận hành máy móc, thiết bị (hoạt động của công nghệ) và phương thức điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, công nghệ được hàm chứa trong chính con người (chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý doanh nghiệp…).
- Có 3 cấp độ CGCN:
CGCN sản xuất (cấp độ tác nghiệp)
CGCN điều hành (cấp độ quản lý và kỹ thuật bậc trung)
Chuyển giao bí quyết quản lý (cấp độ điều hành toàn bộ, quản lý cao cấp và bộ máy nghiên cứu và phát triển).
- Hai dòng CGCN:
CGCN dọc (thường diễn ra trong nội bộ) thể hiện dòng công nghệ từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm qua các giai đoạn triển khai và cuối cùng là thương mại hóa.
CGCN ngang thực chất là việc CGCN đã hoàn chỉnh từ một môi trường hoạt động này tới một môi trường khác. Những môi trường này có thể là quốc tế cũng như quốc gia.
3.3.2. Ưu tiên cho nghiệp vụ
Là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. - Bảo vệ an ninh kinh tế.
- Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng.
- Bảo vệ an ninh xã hội (an ninh nông thôn, đô thị; an ninh dân tộc, tôn giáo...) - Bảo vệ an ninh biên giới.
- Bảo vệ an ninh thông tin
Nội dung giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh).
81 - Giữ gìn trật tự nơi công cộng. - Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông.
- Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh. - Bài trừ các tệ nạn xã hội.
- Bảo vệ môi trường.
Và với chức năng nhiệm vụ được Bộ Công an giao, cùng với những cơ chế chính sách cho sản xuất, kinh doanh, phục vụ công tác của Ngành, Tổng công ty là mạng di động thứ 7 với đầu số 0199, 099.
Bên cạnh đó Tổng công ty Gtel hiện đang thực hiện rất nhiều dự án liên quan đến công nghệ thông tin, viễn thông phục vụ những nhiệm vụ chính trị của Ngành:
- Hạ tầng cáp quang toàn quốc, kết nối các trạm thu phát sóng, đường trục Bắc Nam dung lượng lớn.
- Thiết kế, xây lắp, triển khai hệ thống cáp quang (FTTH), cung cấp băng thông theo yêu cầu, dịch vụ đa phương tiện, truyền hình IP,…
- Cung cấp các đường thuê kênh riêng (Leased Line), kết nối Internet trực tiếp. - Cung cấp dịch vụ hỗ trợ CNTT trọn gói cho khách hàng.
- Cung cấp các phầm mềm chuyên dụng.
- Các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet và mạng di động.
- Tư vấn, thiết kế và xây lắp các công trình viễn thông, công nghệ thông tin, các hệ thống thông tin chuyên dụng, các hệ thống an ninh bảo vệ cho các công trình xây dụng dân dụng và công nghiệp.
- Cung cấp dịch vụ Số hóa và giải pháp quản lý Dữ liệu số. - Cung cấp dịch vụ giám sát an ninh.
- Cung cấp dịch vụ định vị.
- Giải pháp hệ thống mạng IT cho doanh nghiệp. - Giải pháp hệ thống quản lý tòa nhà thông minh. - Giải pháp hệ thống giám sát giao thông thông minh. - Giải pháp hệ thống thông tin trung tâm chỉ huy.
là khả quan: Tổng công ty Gtel đã và đang khẳng định với các đơn vị quản lý trong Ngành về khả năng đảm nhiệm các công trình nghiên cứu, ứng dụng, CGCN phục vụ chuyên môn nghiệp vụ của Ngành Công an, được Lãnh đạo Bộ tin tưởng giao nhiệm vụ, trọng trách lớn liên quan đến an ninh quốc gia. Thành công này của Tổng công ty là do chính những nỗ lực của đội ngũ làm KH & CN đang công tác tại Tổng công ty cũng như các công tác viên, các chuyên gia được Tổng công ty tuyển chọn tham gia cho các dự án.
3.3.3. Công nghệ lưỡng dụng
Công nghệ lưỡng dụng đang trở thành một lĩnh vực đem lại lợi ích kinh tế rất lớn. Nhiều nước công nghiệp phát triển cao như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Nga, đến các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc... đều xây dựng và phát triển các tập đoàn công nghiệp an ninh quốc phòng làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế và có nhiều công ty hoặc tập đoàn đó đã trở thành các công ty xuyên quốc gia, có chi nhánh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở hàng chục nước trên thế giới. Mặt khác, toàn cầu hoá công nghệ quân sự còn nằm trong xu thế chung của một quá trình toàn cầu hoá lớn hơn, đó là toàn cầu hoá về KH&CN, vốn được coi là thứ "tài nguyên chiến lược”.
Vậy nên công nghiệp an ninh quốc phòng ở Việt Nam hiện cũng đang là một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp quốc gia, thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Và đa số các quốc gia trên thế giới đều gắn công nghiệp an ninh với công nghiệp quốc gia. Nền kinh tế nước ta đang thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình này làm cho nền công nghiệp dân dụng nước ta phát triển nhanh chóng cả về quy mô và trình độ công nghệ. Đây là cơ hội tốt để các nhà hoạch định chiến lược triển khai kết hợp phát triển công nghiệp an ninh quốc phòng với công nghiệp dân dụng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Có thể nói, tiến hành phát triển sản xuất theo hướng hiện đại hóa kết hợp với lưỡng dụng hóa của các nhà máy cùng một lúc đạt được nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia. Trước hết, quá trình này đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, giữ vững và phát triển lực lượng lao động có trình độ
83
chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong điều kiện thời bình, nhu cầu về các sản phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là hết sức cần thiết. Quá trình hiện đại hóa kết hợp với lưỡng dụng hóa của các nhà máy an ninh quốc phòng góp phần quan trọng vào việc phát triển công nghệ tiên tiến, phục vụ sản xuất các loại vũ khí phương tiện công nghệ cao. Và khu công nghiệp an ninh của Bộ Công an, những nhà máy thực hiện lưỡng dụng hóa đang được triển khai thành công ( ở Láng-Hòa Lạc – Hà Nội, Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh) đã có đóng góp quan trọng cho phát triển công nghiệp an ninh nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.
Sự kết hợp công nghiệp an ninh với công nghiệp dân dụng về thực chất là quá trình lưỡng dụng hóa nền công nghiệp an ninh và một bộ phận nền công nghiệp quốc gia. Mục đích của quá trình này là đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền an ninh và nền kinh tế nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.3.4. Giải pháp đầu tư và CGCN
Đối với Tổng công ty với gần 5 năm hoạt động đã thực hiện nhiều dự án phối hợp với doanh nghiệp nước ngoài CGCN phục vụ chuyên môn của Ngành cũng như đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty như:
- Năm 2008 Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu phối hợp với công ty SOMA Networks khảo sát, nghiên cứu công nghệ, dịch vụ trong việc triển khai thử nghiệm Mobile Wimax chuẩn 802.16e tại Hải Phòng.
- Năm 2009 Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu phối hợp với công ty SAMSUNG Viet Nam nghiên cứu giải pháp triển khai thử nghiệm hệ thống mạng Mobile Wimax tại Hà Nội.
- Năm 2009 Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu phối hợp với Công ty Huawei (Văn phòng tại Hà Nội) thử nghiệm thiết bị báo hiệu (STP) và phương án giám sát mạng 2G cho tổng đài di động mạng Gtel Mobile.
thành công giải pháp định vị thuê bao mạng di động trên mạng Beeline là kết quả trực tiếp của đề tài “Nghiên cứu giải pháp định vị thuê bao qua mạng điện thoại di động không có GPS và thiết bị chuyên dụng hỗ trợ phục vụ công tác nghiệp vụ Công an”, việc thử nghiệm thành công cho phép Gtel sẵn sàng triển khai hệ thống định vị các thuê bao di động mạng Beeline, đây là một phần trong các yêu cầu giám sát mạng 2G của Bộ Công an hiện nay.
Qua quá trình triển khai các dự án thấy rõ để đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ đạt hiệu quả thì phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nội sinh để có đội ngũ nhân viên công nghệ chất lượng cao, ngoại ngữ giỏi, có các kỹ năng chuyên môn phù hợp. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn, thủ tục thuận lợi, các chính sách ưu đãi rõ ràng, trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghệ cao, cũng như bảo đảm hạ tầng kỹ thuật (gồm đường giao thông, điện, nước…) cho các khu vực này; hoàn thiện môi trường pháp lý và bảo đảm việc thực thi pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực như bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, an toàn bảo mật thông tin. Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư cả trong nước và nước ngoài, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng internet.
Đồng thời Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan chủ quản lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông đã, đang tích cực phối hợp với các ngành liên quan và địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có các dự án đầu tư vào Việt Nam; Tổng công ty xây dựng cơ chế CGCN trên lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và công nghệ lưỡng dụng làm nòng cốt nhằm tăng cường hiệu quả và thúc đẩy phát triển công nghệ nội sinh.