2.1 .2Chủ trương, chính sách đào tạo của Nhà nước
3.1. Quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện dự án CGCN
3.1.2. thực hiện dự án CGCN yêu cầu nguồn nhân lực phải có chất lượng
Như chúng ta biết không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả công nghệ cần thiết một cách kinh tế, và muốn có công nghệ họ cũng thường phải cân nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm. Và CGCN như một tất yếu khách quan của quy luật phát triển nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ, hoạt động CGCN cũng trở nên phong phú.
Sự phát triển nhanh của công nghệ kéo theo chu trình sống của công nghệ rất ngắn, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ ngày càng tăng, những người đi sau trong công nghệ muốn có công nghệ đã xuất hiện trên thị trường thì cách nhanh nhất là thông qua chuyển giao thay vì bắt đầu từ việc nghiên cứu – triển khai.
Một điều kiện thuận lợi cho việc CGCN đó chính là tự do hóa thương mại quốc tế, nó đã mở rộng hợp tác, khuyến khích việc mua, bán công nghệ được thuận tiện.
Như vậy để phát triển, Tổng công ty ngoài những công nghệ nội sinh, đã và đang hướng tới việc CGCN ngoại sinh (công nghệ có từ nước ngoài), như vậy những công nghệ Tổng công ty cần cho sản xuất kinh doanh phải được chuyển và nhận thông qua con đường thương mại quốc tế, qua các dự án đầu tư, hội thảo công nghệ,… Theo một nhà nghiên cứu của Nhật Bản ông Prayyoon shiowana: “CGCN là một quá trình học tập trong đó tri thức về công nghệ được tích lũy một cách liên tục và nguồn tài nguyên con người đang được thu hút vào các hoạt động sản xuất, một sự CGCN thành công cuối cùng sẽ đưa tới sự tích lũy sâu hơn và rộng hơn”. Cách nhìn nhận mới về CGCN cho ta thấy sự đánh giá về CGCN đặc biệt là liên quan đến nhân tố con người.
Như vậy để triển khai việc CGCN thì nhân lực Tổng công ty phải đảm bảo chất lượng với trình độ cao để tiếp nhận việc chuyển giao, đây là điều kiện đủ để việc CGCN thành công. Và đây cũng là thử thách với người tham gia dự án và đỏi hỏi họ tự nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu dự án.
3.1.3. Thông qua thực hiện dự án CGCN nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở Việt Nam thấp tương đối so với các nước trong khu vực, chính vì vậy để có công nghệ tiến tiến đáp ứng sức cạnh tranh trên thị trường tạo hiệu quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng công tác nghiệp vụ hiện đại, Tổng công ty đã và đang thực hiện các dự án nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển như:
- Trung tâm điều hành mạng di động Beeline tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng.
75
- Dự án triển khai hạ tầng viễn thông tin học, trung tâm thông tin chỉ huy ngành Công an tại Trụ sở mới của Bộ Công an tại Đường Phạm Văn Đồng, tổng giá trị dự án khoảng 300 tỷ đồng.
- Dự án “Xây dựng hệ thống giám sát, xử phạt bằng hình ảnh trên các quốc lộ trọng điểm” của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ, Tổng cục Cảnh sát Hành chính và Trật tự xã hội. Đây là một hệ thống phức tạp, cần điều khiển, chỉ huy và cần có cả giám sát mạng di động.
- Dự án : Xây dựng Trung tâm dữ liệu nghiệp vụ Bộ Công an, có tổng mức đầu tư trên 400 tỷ, áp dụng công nghệ quản lý nghiệp vụ hành chính của Hungary.
Qua thực hiện các dự án thành công, Tổng công ty đã từng bước tạo lập đội ngũ nhân lực có chất lượng, tự tin triển khai những dự án tiếp theo. Với các dự án CGCN có mức đầu tư lớn đòi hỏi nguồn lực Tổng công ty phải mạnh, Tổng công ty thực hiện phương án thuê khoán chuyên môn đối với các chuyên gia cao cấp nên chi phí rất cao.
Tổng công ty hiện có nhân lực trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt nhưng vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận với các thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại bởi họ thiếu những cơ hội tiếp xúc, học tập công nghệ mới. Tổng công ty cần thông qua thực hiện dự án để đào tạo một đội ngũ cán bộ tại chỗ (cán bộ điều hành, kỹ thuật viên), hình thành năng lực nội sinh, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn để triển khai, áp dụng công nghệ mới.
3.1.4. Giải quyết mâu thuẫn của vòng xoáy
Bật cứ một công nghệ nào từ đơn giản tới phức tạp đều bao gồm bốn thành phần: trang thiết bị, con người, thông tin, tổ chức. Các thành phần này có mối liên hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau.
Về thương mại công nghệ gồm 2 phần: phần cứng (máy móc, thiết bị), phần mềm (quy trình công nghệ, công thức, know-how).
Phạm trù CGCN chủ yếu thuộc phần mềm vì phần mềm là một quá trình gồm có tri thức cần để thiết kế, sản xuất, lựa chọn, chuyển giao, sử dụng, nâng cấp hoặc
bảo dưỡng phần cứng. Và sự phức tạp hay khó khăn tập trung ở phần mềm vì phần mềm rất trìu tượng, bí ẩn và giá cả không ổn định. Phần cứng là vật thực tế được sản xuất (đôi khi được xem như chế tác) có giá cả ấn định được mua, bán trên cơ sở các quan hệ thương mại thông thường.
Như vậy CGCN đòi hỏi phải có con người đáp ứng được việc chuyển giao đó. Thực trạng nhân lực có trình độ để tiếp nhận công nghệ mới ở Tổng công ty hiện tại còn mỏng nên gặp khó khăn khi thực hiện dự án CGCN là không tránh khỏi.
CGCN sẽ nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao năng suất lao động. Việc trao cho nhân viên những cơ hội học tập qua CGCN sẽ tạo kỹ năng, kiến thức mới giúp họ hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn và còn nâng cao mức độ thỏa mãn của họ trong công việc, có động lực để họ tự gia tăng hiệu suất làm việc. Nhân viên sẽ có thái độ tự tin, làm việc một cách độc lập và chủ động hơn.