Đối với khu vực Trung Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 59 - 64)

1.1 .Tình hình quốc tế

2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ

2.2.3. Đối với khu vực Trung Đông

Nhìn từ lịch sử, chúng ta có thể thấy sự can thiệp của Mỹ vào khu vực Trung Đông diễn ra từ rất lâu vì Trung Đông với diện tích 10 triệu km2 và 250 triệu dân, là nơi chứa lượng vàng đen khổng lồ, chiếm hơn 60% trữ lượng vàng thế giới và 1/5 sản lượng dầu mỏ của thế giới. Đây là nguồn nguyên liệu cơ bản của các nước công nghiệp phương Tây. Hàng năm có khoảng 1 tỷ tấn dầu mỏ từ Trung Đông qua eo biển HonMus, vượt Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương cung cấp cho Mỹ và Nhật Bản...Các tập đoàn xuyên quốc gia của Mỹ (TNCs) thu lợi nhuận kếch xù từ việc khai thác dầu mỏ ở Trung Đông. Về mặt địa chính trị, Trung Đông là khu vực bản lề nối liền 3 châu lục Âu-Á- Phi, có kênh đào Xuye là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, chiếm 1/3 lượng hàng hóa vận chuyển của các nước trên thế giới, là cầu nối quan trọng giữa các nước Châu Âu, Châu Mỹ với khu vực Châu Phi và Châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là khu vực tiếp giáp với Liên Xô (cũ) và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNGs, cũng như tiếp giáp với khu vực Đông Nam Châu Âu, nơi Mỹ đã sử dụng làm bàn đạp để bao vây Liên Xô và các nước XHCN từ phía Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh.

Trung Đông cũng là điểm cuối của NATO với Thổ Nhĩ Kỳ thành viên phía Đông của liên minh quân sự này, đồng thời là điểm mở đầu vòng cung chiến lược Mỹ ở phương Đông, nối căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông, qua Vịnh Pécxich. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất các dân tộc của thế giới Hồi giáo Ả Rập ở hai đại lục Á- Phi.[78, 66-67] Trung Đông còn có một khu vực có vị trí quan trọng đối với Mỹ, đó là khu vực Vịnh Pécxich, nơi có những nước sản xuất dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới, như Ảrâp Xêut, Iran, Iraq

và Kuwait đất nước có hơn 1 triệu dân nhưng khai thác được 100 triệu tấn/năm. Từ Vịnh Pécxich, qua eo biển chiến lược Honmuz, trong thời kỳ thịnh vượng, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn dầu mỏ từ Trung Đông được chuyển qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đến Nhật Bản, Hoa Kỳ để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp. Chính sách của Mỹ đối với khu vực này là đảm bảo sự thâm nhập tự do tới các nguồn dầu mỏ của khu vực, duy trì dòng chảy tự do của dầu mỏ ở vùng giàu vàng đen nhất thế giới. Ở khu vực các nước ven Vùng Vịnh Pécxich, Mỹ có đồng minh chiến lược là Ảrâp Xêut, đây là nơi có hệ thống căn cứ quan trọng nhằm khống chế cả khu vực.

Chính quyền Clinton đã tích cực tham gia giải quyết cuộc xung đột giữ ở khu vực này như vấn đề hòa bình giữa nhà nước Palestine và Isarel tại Oslo vào 10/1993. Đồng thời, cùng với Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm “Vùng cấm bay” nhằm cấm vận chính quyền Hussen sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Mỹ gây căng thẳng với Iran và coi Iran là nước có hành động làm giầu Uranium tiến tới sản xuất hạt nhân, đe doạ lợi ích của Mỹ ở khu vực. Củng cố quan hệ đồng minh của Mỹ với các quốc gia Ảrập ở Trung Đông như Ả rập Xeut, Thổ Nhĩ Kỳ, Isarel.[42, 56]

Khu vực Trung Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ II luôn là địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, đây là địa bàn tranh giành ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô và Mỹ. Cuộc chiến ở kênh đào Xuyê năm 1956 giữa chính phủ Ai Cập với quân đội Anh và Pháp, nhằm giành quyền kiểm soát kênh đào quan trọng bậc nhất thế giới này. Đây cũng là kênh đào nằm trong sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc Xô-Mỹ ở khu vực này trong chiến tranh Lạnh. Cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran tháng 2/1979,và sự ra đời của nước CH Iraq năm 1968 cũng nằm trong sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc Xô- Mỹ.

Với tất cả những đặc điểm chiến lược đó của Trung Đông đã làm cho những tham vọng của Mỹ hơn bao giờ hết phải có được nơi này bằng mọi cách. Không chỉ vì lợi ích từ dầu mỏ, vàng đen mà Trung Đông còn là cửa ngõ của Địa Trung Hải vào Châu Phi, là chỗ dựa của NATO và là khu vực

quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, nơi mà Mỹ tìm mọi cách thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu.

Với những mong muốn đó, chính quyền Tổng thống Clinton đã đề ra những mục tiêu cho mình ở khu vực này như sau:

Mỹ vẫn tăng cường sự ổn định an ninh và duy trì dòng chảy tự do của dầu mỏ, ngăn chặn sự phổ biến của các vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo, ngăn chặn việc mua bán vũ khí thông thường gây bất ổn định. Những nguy cơ này theo Mỹ đến từ các quốc gia đối địch với Mỹ là Iraq, Iran và Syri.

Đẩy mạnh chống khủng bố và các lực lượng Hồi giáo cực đoan trong khu vực như Lực lượng Taliban và Alqueda của trùm khủng bố Bin Laden ở Afganistan, lực lượng Hecbola ở Li Băng, Hamas và Jihad ở Palestine, Đảng công nhân người Cuốc (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ... Đồng thời, Hoa Kỳ khuyến khích quá trình hòa giải giữa người Isarel và thế giới Ảrâp, giữa nhà nước Isarel với Palestine, thúc đẩy quá trình thống nhất hai miền Nam Bắc Yemem vào năm 1996 khi Mỹ ủng hộ lực lượng quân đội Bắc Yemem tấn công chiếm Nam Yemem.

Hoa Kỳ thấy rõ lợi ích của mình ở vùng Cận Đông, đề ra các chiến lược hòa giải cho cuộc xung đột giữa Palestine và Isarel. Đồng thời, tham ra vào việc hoạch định các chính sách về giá dầu mỏ cho khu vực Trung Đông.

Thực hiện chính sách kiềm chế Iraq và Iran khi hai nước này có nguy cơ giảm bớt lợi ích của Mỹ ở khu vực này.

Với Iran, Mỹ gây sức ép với nước này thông qua chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, nhằm tiến tới hủy bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này.

Với Iraq, Mỹ và phương Tây thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thực hiện "vùng cấm bay" ở quốc gia này, thi hành chính sách bao vây, cấm vận kinh tế, chính trị và dầu lửa với Iraq nhằm mục tiêu lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein, thiết lập ra một chính phủ thân phương Tây. Khi đó, lợi ích về chính trị và đặc biệt là dầu mỏ của Mỹ sẽ được đảm bảo.

Triển khai các chiến lược trên Mỹ đã đề tìm cách thúc đẩy nhà nước Isarel và thế giới Ả rập đi vào thương lượng nhằm đi tới một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Trung Đông. Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, ảnh hưởng và vị thế của Mỹ ở khu vực này được tăng lên, lập trường và quan điểm của thế giới Ảrâp có nhiều thay đổi. Nhà nước Isarel được coi là đồng minh duy nhất của Mỹ ở Trung Đông không còn được như trước nữa, khi mà Mỹ đã kết nạp thêm một số đồng minh mới là các nước Ảrâp. Trước tình hình này, chính quyền Bill Clinton đưa ra chính sách ngoại giao mới là ngoại giao "Con thoi" có nghĩa là Mỹ vừa tranh thủ lôi kéo vừa gây sức ép mạnh mẽ đối với nhà nước Isarel và thế giới Ảrập tham dự Hội nghị hòa bình về Trung Đông. Năm 1997, theo sáng kiến của Mỹ và Liên Hợp Quốc nhóm bộ tứ bảo trợ cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông giữa Palestine và Isarel đã được thành lập, bao gồm Nga, EU, Mỹ và Liên Hợp Quốc.[88, 56]

Sau chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ sẵn sàng đương đầu với một loạt đối thủ mới ở khu vực, trong đó ở vùng Vịnh Pécxich, Mỹ coi Iran và Iraq là hai nước có chính sách thù địch với Mỹ. Mỹ chia theo cường độ xung đột đối với những nước ở khu vực Trung Đông, nhằm đối phó với những nước cái mà Mỹ gọi là "Cường quốc dân sự" ở thế giới thứ ba được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân. Chiến dịch "Bão táp sa mạc" hay "cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1" đánh bại Iraq là một thí điểm của chiến lược quân sự xung đột với cường độ trung bình, đồng thời là chiến tranh kỹ thuật cao của Mỹ. Có thể nhận thấy thực chất trong chiến lược của Mỹ đối với khu vực Vùng Vịnh là một mũi tên nhằm vào hai mục tiêu. Thứ nhất, là Mỹ muốn cô lập Iran và Iraq; thứ hai, Mỹ muốn chia rẽ hai nước lớn ở khu vực này, tránh sự ảnh hưởng lan truyền lẫn nhau, tạo ra hiệu ứng bất lợi cho Mỹ.

Tuy nhiên, chiến lược đối ngoại mới của chính quyền Clinton được xác định là xa rời chiến lược cân bằng quyền lực để ngăn chăn Iran và Iraq. Nếu như trước kia là vai trò giữ cân bằng từ bên ngoài thì nay Mỹ lại chuyển sang vai trò người bảo hộ duy nhất cho an ninh Vùng Vịnh. Mục đích của Mỹ, một mặt Mỹ đưa các hạm đội có tàu sân bay và máy bay vào khu vực này, mặt khác Mỹ tiếp tục đưa ra lệnh cấm vận ngặt nghèo đối với Iraq, đẩy nhân dân

Iraq vào tình trạng đói kém nghiêm trọng. Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton đã ký sắc lệnh triển khai đưa thêm 3.500 quân vào Kuwait.

Với những chính sách trên của Mỹ, tình hình Trung Đông ngày càng phức tạp, mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực và Vùng Vịnh vẫn diễn biến phức tạp và khó giải quyết. Chỉ khi nào Mỹ đạt được và kiểm soát được lợi ích của mình ở khu vực này thì cơ hội cho một nền hòa bình ở khu vực Trung Đông có thể sẽ được giải quyết. Sự phụ thuộc nền kinh tế của Mỹ ở khu vực này quá lớn (nguồn dầu mỏ của Trung Đông phục vụ phát triển công nghiệp), theo sự tính toán của chính quyền Mỹ, đến năm 2015 nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 44% so với hiện nay. Khi đó các nước Vùng Vịnh Pécxich sẽ cung cấp hơn 40% và khả năng đạt được là 52% cho nhu cầu dầu mỏ thế giới, mà Hoa Kỳ lại là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy sự phụ thuộc và dính líu của Mỹ ở khu vực này là vẫn còn kéo dài và chưa có hồi kết [84,34]. Nó cũng đồng nghĩa với việc Trung Đông sẽ phải đối mặt với rất nhiều chính sách mà Mỹ áp dụng, thử nghiệm, cái mà Mỹ cho rằng sẽ là công cụ để Mỹ có thể đạt được mục tiêu và lợi ích của mình hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực này là nhằm chia rẽ các quốc gia Hồi giáo với các quốc gia Ả Rập, hoặc tạo ra mâu thuẫn giữa các nước Ả rập với nhau, nhằm mục tiêu làm suy yếu thế giới Hồi giáo, thúc đẩy việc Mỹ duy trì và xác lập vị trí của mình ở khu vực Trung Đông. Mỹ chia rẽ quan hệ giữa Iran quốc gia có tuyệt đại đa số người Shiai theo đạo Hồi với Iraq quốc gia có 33% người Ả rập, 50% người Shiai, nhưng người Ả rập lại lãnh đạo Iraq [77, 77-79]. Mỹ chia rẽ vai trò các nước lớn ở khu vực Trung Đông: giữa Iran với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran với Ả rập Xêut, Ai Cập với Iran. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng làm suy yếu tổ chức liên đoàn Ả rập đặc biệt là hai nước cầm đầu tổ chức này là Ai Cập và Ảrập Xêut.

Như vậy, khu vực Trung Đông vẫn là khu vực địa chính trị quan

trong trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ nói chung và chính quyền Tổng thống Bill Clinton nói riêng. Trung Đông vẫn còn lợi ích chiến lược đối với Mỹ, đó là ích lợi ích về an ninh, quân sự, kinh tế đặc biệt là vàng đen.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chính sách đối với khu vực này vẫn là ưu tiên hàng đầu và không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)