Đối với khu vực Mỹ La Tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 67 - 74)

1.1 .Tình hình quốc tế

2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ

2.2.5. Đối với khu vực Mỹ La Tinh

Trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, các nước Mỹ La Tinh có vị trí rất đặc biệt. Trên cùng lục địa Châu Mỹ, từ lâu Hoa Kỳ luôn coi khu vực Mỹ La Tinh là "sân sau", thuộc quyền kiếm sốt và ảnh hưởng của riêng mình. Năm 1823 chủ nghĩa Mônrô ra đời với chủ trương "Châu Mỹ là của người Mỹ"

mục đích của Mỹ là tân thế giới trong đó có Châu Mỹ Latinh thuộc phạm vi ảnh hưởng và dưới quyền kiểm sốt của Mỹ.

Tình trạng đói nghèo đang là vấn đề cấp thiết đối với khu vực Châu Mỹ La Tinh. Mơ hình chủ nghĩa tự do đang ngự trị ở khu vực này làm cho người giàu càng giàu thêm, phân hóa giầu nghèo ngày càng sâu sắc. Từ những đặc điểm và vị trí của khu vực Châu Mỹ La Tinh Mỹ đã hoạch định chính sách đối ngoại đối với khu vực này và một số nội dung sau :

Thứ nhất, về kinh tế, mở rộng đầu tư, buôn bán của Hoa Kỳ với các

nước Mỹ La Tinh. Thúc đẩy các nền kinh tế thị trường và thương mại tự do trên toàn cầu.

Thứ hai thực hiện liên kết kinh tế giữa Mỹ và các nước trong khu vực

thông qua tổ chức khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và thúc đẩy hình thành khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) trong cả hai tổ chức này Hoa Kỳ đóng vai trị chi phối, lãnh đạo.

Chính quyền Clinton vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh của mình ở khu vực này như việc duy trì quan hệ chặt chẽ với chính quyền Colombia và Peru. Ở Trung Mỹ duy trì quan hệ với Mehico thơng qua tổ chức các quốc gia Châu Mỹ để khống chế các nước Mỹ La Tinh.

Về kinh tế : Một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách đối

ngoại của Mỹ tại khu vực Châu Mỹ La Tinh là xây dựng khu mậu dịch tự do Tây bán cầu. Tổng thống Bill Clinton coi Mỹ La Tinh là bạn hàng được ưu tiên và nền kinh tế Mỹ không thể thiếu Mỹ La Tinh và vùng Caribe. Nhà Trắng đã vạch ra chiến lược để thiết lập khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu. Trong thập niên 90 chính quyền Bill Clinton đã thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế với các quốc gia ở Mỹ La Tinh nhằm xác lập mơ hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế ở các nước này. Ví dụ, ở Brazil chính quyền Tổng thống Cadoso trong giai đoạn 1994 – 2002, đã xây dựng mơ hình tự do mới ở nước này theo mơ hình của Mỹ đưa ra. Ở Aghentina chính quyền Tổng thống Melem (1990 – 1998) cũng thực hiện mơ hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh

tế theo Mỹ. Ở Peru (1990 – 1998) chính quyền Tổng thống Ferimory cũng thực hiện mơ hình kinh tế này của Mỹ.[92]

Thơng qua tổ chức các nước Châu Mỹ OAS để khống chế các nước Mỹ La Tinh về kinh tế, áp đặt mơ hình chủ nghĩa tự do mới về kinh tế cho các quốc gia này, nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực thường vốn được coi là "sân sau" của Mỹ về kinh tế.

Chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng đã thúc đẩy mối quan hệ song phương và đa phương trong khuôn khổ học thuyết "chủ nghĩa tự do mới

trong kinh tế" nhằm xác lập và duy trì sự thống trị của Mỹ ở khu vực này như sau: Đối với khu vực Trung Mỹ và Caribe, Mỹ tăng cường hợp tác với tổ

chức CARICOM "Diễn đàn kinh tế Trung Mỹ và Caribe", nhằm xác lập chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế như Mehico, trong thời kỳ của Tổng thống Cezero (1994 – 2002) đã xây dựng mơ hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế theo quan điểm cảu Mỹ. Đồng thời, Mỹ ký các Hiệp đinh song phương FTA với hàng loạt các quốc gia trong khu vực như Nicaragoa, Panama, Costa Rica... nhằm duy trì lợi ích của Mỹ trong khu vực và biến các nước này thành thị trường nơng sản và khống sản cho Mỹ, Costa Rica và Panama là nước cung cấp các sản phẩm như chuối, cafe, điều...cho Mỹ.

Thông qua ngân hàng phát triển Liên Mỹ, Hoa Kỳ cho các quốc gia trong khu vực vay các khoản vay có điều kiện nhằm duy trì mơ hình chủ nghĩa tự do mới ở khu vực này. Sau khi Mexico lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong những năm 1997 – 1998, Mỹ đã cho Mexico vay 58,5 tỷ USD, nhằm mục tiêu cứu nền kinh tế lớn nhất ở khu vực này thoát khỏi khủng hoảng nhưng đi đơi với nó là những điều kiện đi kèm khắt khe về chính trị và kinh tế như việc thắt chặt chi tiêu, giảm đầu tư cơng, ủng hộ Mỹ trong những chính sách liên quan đến các vấn đề quốc tế và khu vực. Tình hình này cũng tương tự diễn ra ở các quốc gia khác như ở Haiti Mỹ cho chính phủ Haiti vay những khoản vay có điều kiện về kinh tế với trị giá 1 tỷ USD, nhằm duy trì mơ hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế cho chính quyền của Tổng thống Aristide.

Đối với các quốc gia ở khu vực Nam Mỹ, Chính quyền Clinton tăng cường hợp tác với các nước trong khối ANDES gồm các nước như Colombia, Ecuado, Venezuela, Peru, Bolivia, Chi Lê. Nhằm mục tiêu thúc đẩy chủ nghĩa tự do mới đối với những quốc gia này. Mỹ cũng đã tiến hành những Hội nghị thường niên với các quốc gia này, viện trợ kinh tế mỗi năm cho các nước trong khu vực này hàng tỷ USD mỗi năm đặc biệt là Colombia với danh nghĩa là chống lại tình trạng bn lậu ma túy, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền Tổng thống Sambe hàng tỷ USD mỗi năm. Hoa Kỳ muốn biến các quốc gia ở khu vực này thành thị trường cung cấp khống sản và nơng sản nhiệt đới cho Mỹ. Như Venezuela là quốc gia cung cấp dầu mỏ số 1 ở khu vực Châu Mỹ La Tinh cho Mỹ, với số lượng khoảng 50 -60 triệu tấn/năm chiếm 10% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ, Colombia là thị trường cung cấp cafe số 2 cho Mỹ ở khu vực. Ecuado là thị trường cung cấp chuối, cafe, ca cao. Bolivia cung cấp khí đốt cho Mỹ. Peru cung cấp cafe và thủy sản cho thị trường Mỹ.[94, 5]

Chính quyền Clinton cũng đã ký với các nước này Hiệp định thương mại tự do FTA. Nhằm thắt chặt ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở khu vực này. Đồng thời thông qua ngân hàng liên Mỹ cho các nước này các khoản vay có điều kiện về kinh tế. Mỹ ký hiệp đinh FTA với Peru, Colombia, Ecuado...

Đối với các nước trong khối thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR,

khối này bao gồm các nước thành viên: Brazil, Aghentina, Paragoay, Urugoay, đây là khối kinh tế tập trung những nền kinh tế hàng đầu của các quốc gia Nam Mỹ, nên chính quyền Clinton rất chú trọng hợp tác với các quốc gia này. Trong giai đoạn này Mỹ luôn là đối tác thương mại hàng đầu của các nước trong khối MERCOSUR đặc biệt là các nước Brazil và Aghentina. Brazil là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm nông sản nhiệt đới, tài nguyên thiên nhiên... Kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 100 tỷ USD vào năm 2000. Với Aghentina, nước này là nguồn cung cấp sản phẩm về len, sữa, bạc hàng đầu cho Mỹ. Kim ngạch thương mại hai nước đạt 50 tỷ USD. Do vậy, Mỹ luôn muốn thúc đẩy mơ hình chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế tại các nước này.[102]

Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã thúc đẩy các quốc gia trong khối đẩy mạnh mơ hình chủ nghĩa tự do mới cho các chính quyền Tổng thống ở Brazil là Cadorso, Mêlem ở Aghentina, Ricardo Lagos ở Chi Lê. Đồng thời, Mỹ cũng thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước đồng minh này. Bên cạnh đó, Mỹ đã ký hiệp định thương mại tự do FTA với các quốc gia trong khối này. Biến các nước thành thị trường cung câp và tiêu thụ hàng hóa cho Mỹ. Như Brazil là thị trường cung cấp dầu thô lớn thứ hai ở Mỹ La Tinh cho Mỹ sau Venezuela. Quốc gia này cũng là thị trường cung cấp các sản phẩm nông sản số 1 cho Mỹ như cafe, ngô, chuối, bông, thuốc lá. Aghentina là thị trường cung cấp bạc, lông cừu lớn nhất cho Mỹ. Chile là thị trường cung cấp đồng số 1 cho Mỹ trên thế giới. Thông qua ngân hàng liên Mỹ, Hoa kỳ cũng cho các quốc gia này vay những khoản vay có điều kiện, dẫn đến vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX Brazil, Aghentina, Chile rơi vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.

Về chính trị, an ninh: Chính sách của Mỹ về chính trị và an ninh ở khu

vực Mỹ La Tinh được coi là quan trọng nhằm thiết lập một khu vực có các chính quyền "thân Mỹ", nhằm duy trì an ninh theo hướng có lợi cho Mỹ ở khu vực chiến lược này. Chính quyền Clinton coi Tây bán cầu là vùng đất thuận lợi để thực hiện chiến lược của mình. Việc cải thiện tình hình khu vực này bằng các động thái của Mỹ trong việc giải quyết các xung đột biên giới, thiết lập kiểm soát đối với các phong trào nổi loạn, phổ biến vũ khí hạt nhân. Đây chính là cơ sở để đạt được những mục tiêu về kinh tế và an ninh chính trị tại khu vực Tây bán cầu này.

Tình hình an ninh ở khu vực này cho thấy Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước tại khu vực như việc Mỹ can thiệp vào các vấn đề của Cuba trong suốt 35 năm qua, Mỹ áp lệnh cấm vận về chính trị, kinh tế và thương mại nhằm làm cho Cuba khơng được độc lập, làm cho tình hình an ninh chính trị tại khu vực Caribe phức tạp và căng thẳng.

Đây chính là một đạo luật được Tổng thống Bill Clinton đưa ra năm 1996, mang tên "Luật vì tự do và dân chủ ở Cuba" [21]. Đạo luật này yêu cầu

Tổng thống Mỹ thúc ép Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành bao vây chống Cuba và đặt điều kiện cho các nước trước đây là XHCN phải buôn bán với Cuba theo cơ chế thị trường; không cấp thị thực nhập cảnh vào Mỹ cho các cá nhân hay doanh nghiệp nào mua bán hay thuê tài sản của các cơng dân Mỹ, hoặc người Mỹ gốc Cuba bị chính phủ Cuba quốc hữu hóa từ năm 1959; bảo đảm cho các cơng dân Mỹ có quyền được kiện trước tịa án Mỹ bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào được hưởng lợi từ tài sản của mình bị chính phủ Cuba quốc hữu hóa năm 1959. Hành động phi lý này của chính quyền Washington đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ ở khu vực Mỹ La Tinh, trên thế giới và ngay cả các nước đồng minh thân cận của Mỹ có làm ăn bn bán với Cuba. Liên minh Châu Âu (EU) trong đó có Canada đã lên tiếng phản đối kịch liệt những động thái trên của chính quyền Clinton, thậm chí cịn có những kế hoạch trả đũa cho những hành động này của Mỹ.[67, 8]

Đứng trước tình hình đó, chính quyền Bill Clinton phải hoãn thi hành 3 điều khoản trên của đạo luật, cùng với luật hạn chế thương gia nước ngoài đầu tư vào Libi và Iran. Những đạo luật trên cho thấy một thực tế là chính quyền Washington đã đi ngược lại công ước quốc tế và vi phạm những nguyên tắc tự do thương mại trên thế giới.

Mặc dù gặp rất nhiều sự phản đối và lên tiếng của các nước trong khu vực Mỹ Latinh, các nước đồng minh của Mỹ và các tổ chức quốc tế nhưng có một điều Mỹ khơng bao giờ phủ nhận và từ bỏ đó là Tây bán cầu là một mảnh đất rất màu mỡ và là mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ trước đến nay. Mỹ Latinh vẫn là mục tiêu chiến lược cho Mỹ thực hiện chiến lược "Cam kết và mở rộng" của mình. Mỹ có thể sãn sàng đưa ra các

biện pháp tháo gỡ căng thẳng, kiểm soát các phong trào nổi dậy và kiềm chế việc phổ biến vũ khí để có được khu vực này.

Thơng qua Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ OAS, Washington muốn duy trì sự thống trị về chính trị, qn sự ở khu vực thường vốn được coi là "sân sau" của Mỹ. Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ đồng minh với các đồng

minh truyền thống trong khu vực như Colombia, Peru, Goatemala, Honduras....

Đối với Colombia, chính quyền Clinton vẫn duy trì ở nước này một lực lượng quân đội và các căn cứ quân sự hùng hậu, với danh nghĩa là chống buôn lậu ma túy, nhưng thực chất là duy trì và xác lập ảnh hưởng của Mỹ ở quốc gia Nam Mỹ này. Nhằm mục tiêu chống lại lực lượng vũ trang cách mạng Colombia FARC (lực lượng cánh tả), nắm giữ tới 70% đất đai ở Colombia. Đồng thời, Mỹ dùng Colombia để khống chế các quốc gia có tư tưởng chống Mỹ như Venezuela. Ngồi ra, chính quyền Clinton cịn duy trì mối quan hệ chính trị, qn sự, an ninh hết sức thân mật với chính quyền của Tổng thống Erlesto Sambe dùng lực lượng vũ trang cánh hữu để chống lại FARC.[106]

Mỹ cũng tăng cường mối quan hệ đồng minh thân cận với chính phủ Honduras, Goatenama và Panama, nhằm mục tiêu xác lập ảnh hưởng của Mỹ chống lại phong trào Sadinô ở Nicaragoa, mặt trận giải phóng dân tộc Pharabudo Masty ở Ensambado. Chính quyền Clinton thực hiện chính sách duy trì ảnh hưởng của mình ở kênh đào Parnama, một trong 3 tuyến đường biển lớn nhất thế giới. Nhà Trắng cịn lập ra các chính phủ thân Mỹ và phục vụ lợi ích cho Mỹ ở các nước này.

Mặt khác, Mỹ duy trì ở Haiti các chính phủ tham nhũng thân phương Tây, nhằm xác lập ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ ở đây. Coi Haiti là "bức bình phong" để chống Cuba, trục xuất Aristide ra sống lưu vong ở nước ngồi

với lí do vị Tổng thống này khơng thực hiện theo Mỹ, cấm đảng Lavilas của ông hoạt động.

Bên cạnh đó, Mỹ tăng cường mối quan hệ với chính phủ của Tổng thống Phorimori của Peru, hợp tác về quân sự và an ninh với nước này. Nhằm mục tiêu đàn áp mặt trận "con đường sáng" theo khuynh hướng cánh tả, chống lại Mỹ và chính phủ Peru và liệt tổ chức này vào tổ chức khủng bố. Washington đưa ra chính sách chống lại nhà nước Cuba XHCN và các quốc gia có khunh hướng cánh tả như Nicaragoa, Venezuela, Bolivia...

Tóm lại, trong qua trình triển khai chính sách đối ngoại của Tổng thống

Bill Clinton "Chiến lược cam kết và mở rộng" cũng gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc Washington thừa nhận khơng có mối đe dọa nào tiềm ẩn. Tuy nhiên, việc đối phó với những mối đe dọa, thách thức đó là rất khó khăn và phức tạp. Một trong mối quan tâm lớn nhất của Mỹ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của mình là giải quyết các cuộc xung đột, khủng hoảng ở khu vực và thế giới từ Bosnia đến Trung Đông và Vịnh Pecxich, từ Somali đến Bắc Ireland. Nhưng với quan điểm đó làm cho Mỹ phải đối mặt với rất nhiều các cuộc xung đột và buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược. Việc triển khai chiến lược "Cam kết và mở rộng" của chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)