Đối với Châu Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 64 - 67)

1.1 .Tình hình quốc tế

2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ

2.2.4. Đối với Châu Phi

Chính quyền Clinton đã có những động thái tích cực trong việc tham gia thúc đẩy giải quyết các vấn đề ở khu vực Châu Phi như cuộc xung đột ở

vùng Hồ lớn Châu Phi thông qua tổ chức Liên Hợp Quốc, tham gia giải quyết cuộc xung đột ở Ăngôla. Đồng thời, Mỹ cũng đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố ở Xu Đăng khi Washington tố cáo chính quyền Tổng thống Al Baxia có liên hệ với lực lượng Alqueda của trùm khủng bố Bin Laden năm 1998. Hoa Kỳ đã xây dựng Bộ chỉ huy quân sự của Mỹ ở Ma Rốc nhằm mục tiêu khống chế khu vực Châu Phi.

Như vậy, có thể nhận thấy Châu Phi là một trong những khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng đối với Mỹ vì Đại lục Châu Phi là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, là nguồn nguyên liệu chiến lược đối với sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Châu Phi với diện tích 30 triệu km2, chiếm 20,2% diện tích thế giới, dân số hơn 600 triệu người chiếm 12% dân số thế giới. Châu Phi là lục địa lớn thứ 3 thế giới và có 58 quốc gia và lãnh thổ.

So với các cường quốc thực dân ở Châu Âu khác như Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ... ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Phi nói chung là muộn hơn. Chính vì vậy, "chính quyền Clinton đang có những nỗ lực về ngoại giao nhằm tranh

giành ảnh hưởng với các cường quốc ở Châu Âu ở Châu lục giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí địa chiến lược quan trọng này". [101, 57]

Các nước đế quốc thực dân mới coi Châu Phi là miếng bánh béo bở, là nơi có thể bịn rút tài ngun thiên nhiên tốt. Đây là lục địa có trữ lượng tài nguyên lớn nhất thế giới. Nam Phi là quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới, kim cương thứ hai thế giới, uranium thứ ba thế giới. Nigieria có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ tám thế giới, Namibia có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới. Phần lớn các kim loại màu, quý và hiếm trên thế giới đều do Châu Phi cung cấp và được sử dụng trong các ngành công nghiệp chế tạo cao như ngành hàng không vũ trụ, điện tử và các ngành công nghiệp mũi nhọn trên thế giới.

Về mặt địa chiến lược, Châu Phi có kênh đào Xuyê và biển Hồng Hải nối Châu Âu với các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ. Đây là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Châu Phi cịn có mũi Hảo Vọng, đây là tuyến đường hàng hải quan trọng nối các quốc gia Tây Phi - Châu Mỹ với khu vực Đơng Phi và Châu Á-Thái Bình Dương. Ngồi ra, vùng bờ biển Đơng Bắc Châu Phi có nhiều quốc đảo quan trọng như Ributi, Como, Xaysen...Là trạm trung chuyển hàng hóa từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi sang Châu Á-Thái Bình Dương.

Với những lợi ích như trên, từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thức, Hoa Kỳ tập trung vào khu vực Châu Phi nhiều hơn và coi đây là mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng đây cũng là những thách thức phức tạp nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Vì Châu Phi là lục địa nghèo đói nhất hành tinh. Trong số hơn 50 quốc gia Châu Phi, phần lớn là các quốc gia nghèo đói, đặc biệt là các nước nam sa mạc Sahara có tới 215 triệu người nghèo chiếm 35% dân số toàn Châu Phi. Nhiều quốc gia Châu Phi, đặc biệt là các nước ở khu vực Hồ lớn và vùng Sừng Châu Phi như Somali, Etiopia, Eriteria, Kenia, Tanzania, Ruanda, nạn đói xẩy ra kinh niên và đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển của các quốc gia này. Châu Phi hiện có khoảng 170 triệu người thiếu ăn, 120 triệu người mù chữ và hơn 80 triệu trẻ em không được đi học. Tình trạng đói nghèo cũng nẩy sinh ra nhiều vấn đề xã hội.

Ngoài ra, Châu Phi là khu vực mất an ninh trầm trọng nhất. Mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, mâu thuẫn giữa các quốc gia láng giềng rất gay gắt. Sự hình thành các quốc gia Châu Phi khác so với sự hình thành các quốc gia khác, sự hình thành này là do sự phân chia thuộc địa, quyết định của các cường quốc thực dân. Vì vậy, một quốc gia có nhiều dân tộc, bộ lạc, ngôn ngữ như Nigieria có 250 bộ tộc, Camaron có 200 bộ tộc với 100 ngôn ngữ khác nhau. Nên hậu quả của chính sách chia để trị trước đây của chủ nghĩa thực dân, cùng với tâm lý kỳ thị bộ tộc, và tình trạng khơng bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa là nguyên nhân gây ra những xung đột giữa các nước láng giềng với nhau. Ngồi ra, ở Châu Phi cịn xẩy ra những cuộc nội chiến đẫm máu

như Angola, là cuộc nội chiến giữa chính phủ Angola và lực lượng Unita từ năm 1975- 2000 làm hơn 3 triệu người chết, ở Mozambich cuộc nội chiến giữa chính phủ Mozambich với lực lượng nổi dậy từ năm 1975- 1990 làm hơn 1 triệu người chết, Xu Đăng cuộc nội chiến giữa chính phủ KhắcTum ở Miền Bắc với lực lượng quân giải phóng nhân dân Xu Đăng ở Miền Nam từ 1983 - 2000 làm hơn 1 triệu người chết.[77, 88]

Từ tất cả những nguyên nhân trên, Nhà Trắng đã hoạch định ra những chính sách cho khu vực Châu phi bao gồm những nội dung sau :

Về kinh tế : Thúc đẩy tự do hóa kinh tế ở khu vực Châu Phi, mở rộng

thị trường tự do, tạo điều kiện tăng cường đầu tư khai thác tài nguyên lao động rẻ và cho hàng hóa Mỹ xâm nhập vào nhiều thị trường Châu Phi với hơn 600 triệu dân này.

Mỹ đặt ra mục tiêu giảm các gánh nặng Nhà nước và khuyến khích kinh doanh bản xứ cùng tài năng con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Những bước đi quan trọng này phải do người Châu Phi tiến hành.

Thông qua cộng đồng người da trắng thiểu số ở các nước Miền Nam Châu Phi, Mỹ và phương Tây có ý định lợi dụng cộng đồng này để kiềm chế tiềm lực về kinh tế và chính trị của các quốc gia này theo ý muốn mà Mỹ đã đặt ra. Như Zimbabue có 1,2 triệu người da trắng trong tổng số 13 triệu dân, nhưng người da trắng thiểu số lại nắm 90% ruộng đất và 90% tài sản quốc gia. Bosxoana có hơn 100 nghìn người da trắng trong tổng số 7 triệu dân, năm 80% ruộng đất.[78, 77-78]

Về chính trị, an ninh : Chính quyền Bill Clinton thực hiện chính sách

thúc đẩy các nước Châu Phi đi vào thực hiện dân chủ theo quan điểm của phương Tây, theo chế độ đa nguyên, đa đảng.

Hoa Kỳ tìm cách thúc đẩy giải quyết các cuộc nội chiến đẫm máu ở khu vực này. Các cuộc xung đột đó đang đe dọa đến lợi ích chiến lược của Mỹ. Thách thức đối với Mỹ là thiết lập một trật tự quốc tế mới ở lục địa Châu Phi do Mỹ điều khiển.

Nhà Trắng đưa ra chủ trương thành lập một lực lượng quân sự liên Châu Phi để đối phó với các cuộc khủng hoảng trong khu vực. Lực lượng gìn giữ hịa bình đa quốc gia thường trực này có thể thành lập với những binh sĩ Châu Phi và 10 nghìn qn do Mỹ hậu thuẫn, cung cấp vũ khí và tiền bạc. Tuy nhiên, mục tiêu này của Mỹ có thực hiện được hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vì Mỹ chỉ muốn thành lập tổ chức này với những nước có tiềm lực kinh tế, quân sự phát triển nhưng Tổ chức OAU muốn sáng kiến này được thực hiện toàn Châu Phi.

Mỹ cùng với Anh và Pháp ra sức duy trì ảnh hưởng kinh tế và chính trị thơng qua khối thịnh vượng chung của Anh, cộng đồng pháp ngữ của Pháp. Xây dựng ở khu vực Châu Phi một lực lượng gìn giữ hịa bình có trách nhiệm duy trì ổn định hịa bình và an ninh ở khu vực. Lực lượng này mang danh Liên Hợp Quốc, nhưng thực chất là do Anh và Pháp chỉ đạo.

Với những chính sách trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" của

chính quyền Clinton đưa ra đối với khu vực Châu Phi cịn gặp nhiều khó khăn

trong việc thực hiện, điều này là do ý thức tự cường dân tộc và thúc đẩy liên

kết kinh tế giữa các nước Châu Phi đang tăng lên. Nam phi với trình độ cơng nghiệp hóa cao được coi là đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế khu vực này.

Những nước như Ăngôla, Namibia, Nigieria giàu tài nguyên thiên nhiên. Các nước Nam Châu Phi liên kết với nhau thông qua hệ thống dây điện, các tuyến đường bộ…Các nước này giúp đỡ nhau, liên kết hợp tác với nhau chống lại Mỹ.

Bên cạnh đó, Mỹ cịn gặp một số phản ứng của các nước Châu Âu có nhiều quyền lợi ở khu vực này, đặc biệt là Pháp, nước vốn có nhiều thuộc địa ở Châu lục này vẫn còn nhiều ảnh hưởng nhưng đang bị Mỹ tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)