Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 88 - 92)

1.1 .Tình hình quốc tế

3.1. Một số đánh giá về việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ

3.1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành cơng, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton cũng gặp phải một số những khó khăn, hạn chế trong việc thực thi chính sách đối ngoại. Điều này được thể hiện trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị- an ninh, văn hóa- xã hội như sau:

Về Kinh tế

Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã xây dựng mơ hình "Chủ nghĩa

tự do mới trong kinh tế" theo quan điểm của Giáo sư Harvard Jorge

Domínguez

"... một hệ thống thị trường tự do sẽ tạo ra sự thịnh vượng và tiến bộ trên quy

mơ tồn cầu. "Làm thế nào để các nhà phân tích đánh giá chiến lược cụ thể

trong chính sách đối ngoại của Mỹ?..." [88, 23] trên thực tế mơ hình chủ nghĩa tự do mới trong chiến lược của Tổng thống Bill Clinton áp đặt vào các nước ở khu vực Mỹ Latinh, đã đẩy các nước này vào tình trạng sụp đổ và mất kiểm soát. Đánh giá về chiến lược này của Tổng thồng Bill Clinton theo tờ New York Time và một số quan điểm của những nhà phân tích là "Trơ ng khơng", "q thận trọng" và thiếu" tầm nhìn ".[81, 23]

Chính quyền Bill Clinton coi Tổ chức Thương mại thế giới WTO chỉ là cơng cụ cho nhóm "Nhóm bộ tứ phịng xanh" trong đó lợi ích chủ yếu thuộc về các nước như Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, các nước còn lại cơ hội chỉ là 50/50.

Từ nhưng chính sách trên mà nước Mỹ cũng gặp một số những hạn chế và khó khăn khi triển khai và thực hiện chiến lược của mình

Hàng hóa Mỹ gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ những hàng hóa từ các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICS và các nước đang phát triển. Tình

trạng thâm hụt bn bán thương mại trong buôn bán của Mỹ với các quốc gia trên thế giới gia tăng, đặc biệt trong buôn bán với Trung Quốc.

Tuy Mỹ chiếm ưu thế lớn trong nền kinh tế thế giới cũng như trong các tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ qc tế nhưng khơng vì thế Mỹ có thể áp đặt bất cứ giá trị kinh tế nào theo tiêu chuẩn của Mỹ vào các nước trên thế giới. Chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế của Mỹ áp đặt cho các nước Mỹ La Tinh trong thập niên 90 của thế kỷ XX thì đến đầu thể XXI bị phá sản. Tại Aghetina chính sách kinh tế mới của Tổng thống MeNem đã bị sụp đổ năm 1998, dẫn đến quốc gia này rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng trong suốt 5 năm (1998-2003). Nợ nước ngoài của Aghentina hơn 300 tỷ USD, lạm phát ln duy trì ở mức 300%, trong vịng 5 năm có 4 Tổng thống thay nhau cầm quyền.

Kinh tế Mỹ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, EU. Thêm vào đó, do nền kinh tế Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài, nên khi các quốc gia này có bất ổn về chính trị thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ.

Mặc dù, Mỹ là người ra "luật chơi" và có quyền điều hành tổ chức Thương mại thế giới WTO, nhưng việc Mỹ sử dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong kinh tế nhằm duy trì ưu thế của hàng hóa Mỹ đối với các thành viên khác của WTO đã gặp phải sự chống lại quyết liệt của các nước này. Như các vụ tranh chấp thương mại về các sản phẩm chuối với Costa Rica và Parama, tôm và thép với Brazil.

Về chính trị- an ninh

Có thể nói Chiến lược đối ngại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton cịn gặp mơt số hạn chế nhất định đó là "Lối tư duy chiến tranh Lạnh" vẫn còn tồn tại bởi lẽ sau chiến tranh Lạnh thế giới vẫn còn tồn tại nhiều xung đột, mâu thuẫn, lối tư duy chiến tranh Lạnh vẫn còn tồn tại trong giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ và lãnh đạo Mỹ. Minh chứng rõ nhất cho điều

này là mối quan hệ Nga – Mỹ, sau chiến tranh Lạnh nước Mỹ vẫn đối xử với Nga theo tư duy của "kẻ thắng trận" với nước "bị bại trận".

Ngân sách chi cho đối ngoại bị cắt giảm lớn gây khó khăn cho việc triển khai và thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ có 35 tịa đại sứ và tịa lãnh sự phải đóng cửa vì khơng có ngân sách để hoạt động. Chi phí chi cho các hoạt động ngoại giao giảm xuống còn 18,3 tỷ USD (giảm 20% so với năm 1990), trong khi ngân sách quân sự vẫn giữ ở mức cao là 80% so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Chi phí quốc phịng của Mỹ được so sánh bằng ngân sách của 10 quốc gia cộng lại của các nước có chi phí quốc phịng lớn trên thế giới.[41]

Tuy Mỹ chiếm ưu thế chiếm ưu thế tuyệt đối về chính trị và quân sự so với các nước khác trên thế giới nhưng khơng vì thế chính sách đối ngoại của Mỹ không phải tất cả đều thành công. Chiến lược can thiệp nhân đạo của Mỹ vào Somali bị thất bại hoàn toàn năm 1993, buộc quân đội Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi Somali. Đối với Haiti, Mỹ đã thất bại trong việc ra điều kiện đối với Tổng thống Aitsit trong việc thúc đẩy chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế ở quốc gia Vùng Caribe này. Mỹ thất bại trong việc giải quyết cuộc xung đột ở vùng Hồ lớn Châu Phi giữa người Hutu và người Tutsi ở Ruwanda vào năm 1994, làm 1 triệu người chết.

Cái được gọi là Học thuyết Clinton cho rằng “...Hoa Kỳ và các đồng

minh sẽ can thiệp khi cần thiết để ngăn chặn tội diệt chủng và các thảm họa nhân đạo khác, đại diện cho một sự khởi đầu táo bạo từ các nguyên lý chiến tranh lạnh hẹp, lợi ích chiến lược có thể biện minh cho cam kết quân sự ở nước ngồi của Mỹ...”.[98, 27]

Mỹ đã góp phần kéo dài cuộc nội chiến ở Nam Tư trong suốt 7 năm (1988 -1995) thông qua việc cùng với các cơ quan mật vụ của Đức, Pháp, Anh tài trợ cho người Croatia, Slovenia, Bosnia chiến đấu chống lại người Serbia. Mỹ tài trợ và nuôi dưỡng cho lực lượng KLA ở Kosovo chuyên tàn sát người Serbia và người thiểu số khác ở khu vực này, dẫn đến cuộc chiến tranh

giữa NATO và Nam Tư năm 1999. Đây chính là hành động Mỹ coi nhân quyền cao hơn chủ quyền.

Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh 1991, Mỹ đã tiến hành áp đặt Vùng cấm bay, cơ lập về chính trị, qn sự đối với chính quyền Tổng thống Hussein ở Iraq nhưng thất bại. Mỹ cũng đã thất bại trong việc lật đổ chính quyền Hồi giáo chống Mỹ ở Iran của Tổng thống Zatsanzani và giáo chủ Khơmeney.

Chính quyền Clinton đã bị thất bại trong việc nỗ lực xây dựng trật tự thế giới mới theo mơ hình của Mỹ. Đồng thời, ơng cũng đã thất bại trong việc không ngăn chặn được các vụ tấn công khủng bố ở Trung tâm Thương mại thế giới ở Okalahoma năm 1997, tấn công tầu chiếm hạm USS Cole ở cảng Aden (Yemen) năm 1997, tấn công khách sạn Nairubi (kennia) năm 1998. Không ngăn chặn được các hoạt động của mạng lưới Alqueda ở Cộng Hòa Sát, Xudang, tình hình hai miền Triều tiên vẫn trong tình trạng đối đầu và căng thẳng.

Về văn hóa-xã hội

Các giá trị dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo của Mỹ truyền bá ra thế giới đã gặp sự chống lại của các nước Hồi giáo và các quốc gia phương Đông. Trong cuốn " Sự va chạm giữa các nền văn minh" của Huntington đã nói đến sự va chạm giữa nền văn hóa Mỹ với văn hóa các nước Hồi giáo.

Các quốc gia Hồi giáo, đặc biệt là các nước Trung Đông ủng hộ Mỹ tiêu diệt lực lượng Taliban và Alqueda ở Afganistan, ủng hộ việc lật đổ chính quyền của Tổng thống Hussein ở Iraq. Nhưng lại phản đối Mỹ muốn áp đặt các quốc gia ở Trung Đông các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền theo kiểu Mỹ đối với người dân Hồi giáo các nước. Phản đối kế hoạch đại Trung Đông, muốn xây dựng các chính phủ ở Trung Đơng theo mơ hình chính trị của Mỹ và phương Tây.

Văn hóa Mỹ, bên cạnh những mặt tích cực có những điểm hạn chế không phù hợp với văn hóa các nước phương Đông và Hồi giáo. Đó là lối sống thực dụng, phóng khống đề cao giá trị vật chất. Không coi trọng các truyền thống lịch sử văn hóa của các dân tộc. Bản thân xã hội Mỹ có nhiều

yếu tố băng hoại về đạo đức trong xã hội như văn hóa súng đạn, ma túy, mại dâm, phân biệt chủng tộc, tơn giáo, sắc tộc.

Văn hóa Mỹ là văn hóa Anglosacxong, bắt nguồn từ Châu Âu, đây là nền văn hóa chịu ảnh hưởng của đạo Thiên chúa giáo. Trong khi nền văn hóa của các nước phương Đơng lại chịu ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo, Khổng giáo, phật giáo. Do đó, việc Mỹ áp đặt văn hóa của mình vào văn hóa các nước dẫn đến mâu thuẫn và chiến tranh xung đột.

Mỹ muốn gia tăng ảnh hưởng văn hóa của mình với các nước thơng qua phương tiện báo, đài, truyền thông, internet. Nhưng Mỹ đã gặp phải sự phản đối của các quốc gia trên thế giới bởi các nước cho rằng bên cạnh những mặt tích cực của các phương tiện quảng bá này, Mỹ muốn lợi dụng các phương tiện này để can thiệp vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội các nước gây diễn biên hịa bình, xung đột vũ trang, sắc tộc, gây ra bất ổn tình hình chính trị thế giới.

Tóm lại, bên cạnh những thành cơng, đất nước Hoa Kỳ dưới sự lãnh

đạo của chính quyền Tổng thống Bill Clinton vẫn cịn gặp khơng ít những khó khăn, hạn chế. Xã hội Mỹ vẫn còn tồn tại nhiều bất cơng, bất bình đẳng như nạn phân biệt chủng tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Chính sách đối ngoại vẫn còn nhiều vấn đề chưa thực hiện được. Mục tiêu quan trọng nhất là xây dựng một hệ thống đơn cực do Mỹ đứng đầu chưa thực hiện được. Những thành công và hạn chế trong chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton là những thách thức đối với chính quyền mới kế tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)