Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 45 - 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Cách tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận có sự tham gia

Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia của các bên: nông hộ được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Cán bộ phụ trách Nông nghiệp của xã; cán bộ trạm Bảo vệ thực vật huyện; cán bộ phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện, tham mưu giúp UBND huyện quản lý cơ chế chính sách, hồ sơ hỗ trợ giống khoai tây và trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tới nông hộ.

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào mơ hình mở rộng ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu của huyện trong vụ đông năm 2015 - 2016, chúng tôi tiến hành chọn 2 xã để nghiên cứu, đó là xã Cương Chính, xã Lệ Xá. Đây là 2 xã có đầy đủ các tính chất đại diện về: Quy mơ, tính chất đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất như: thuỷ lợi, cung ứng vật tư, thị trường…

Xã Cương Chính: Nằm ở phía Nam huyện, trụ sở UBND xã cách trung tâm huyện Tiên Lữ 12,5 km, diện tích hành chính là 6.36 km2, diện tích đất trồng lúa 2 vụ là: 355 ha, diện tích đất trồng mầu, cây vụ đông là 195 ha. Đây là một trong những xã có phong trào trồng cây hàng năm, rau mầu lớn nhất của huyện. Nơng dân ở xã Cương Chính chịu khó học hỏi và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất trên một ha canh tác.

Xã Lệ xá: xã nằm ở phía Đơng nam huyện có diện tích hành chính là 6,35 km2, xã có tuyến đường liên huyện 203 chạy qua nối giữa hai tuyến đường huyết mạch của tỉnh Hưng Yên đó là quốc lộ 39A và quốc lộ 39B. Xã cách trung tâm huyện Tiên Lữ khoảng 5 km. Diện tích đất trồng lúa 2 vụ của xã là 358 ha, diện tích trồng mầu, cây vụ đơng hàng năm của xã 185 ha. Xã là một trong những xã đi đầu về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh trong trồng trọt và chăn nuôi của huyện.

Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên, trong đó số mẫu điều tra tại các xã được chọn làm điểm nghiên cứu được chọn theo số lượng mẫu đảm bảo ý nghĩa thông kê như sau:

n = N/(1+N*e2)

n: Số lượng mẫu điều tra N: Tổng thể mẫu

E: Mức ý thức thống kê (trong nghiên cứu này chọn mức ý thức thống kê là 90% hay e=0,1)

Đối với cán bộ quản lý, điều tra 5 cán bộ phụ trách Nông nghiệp của các xã; điều tra 3 cán bộ trạm Bảo vệ thực vật huyện; điều tra 5 cán bộ phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện.

Đối với nông hộ, điều tra mỗi xã 35 hộ trồng khoai tây bằng phương pháp đất tối thiểu, 35 hộ trồng khoai tây bằng phương pháp trồng truyền thống.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp thu thập từ sách, giáo trình, bài báo khoa học, khóa luận, luận văn, luận án, các trang web về nơng nghiệp có nội dung liên quan tới trồng khoai tây bằng phương pháp đất tối thiểu đã được cơng bố trong vịng 3-5 năm ngần nhất.

3.2.3.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là số liệu điều tra từ các nông hộ trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu, nông hộ trồng khoai tây bằng phương pháp truyền thống, cán bộ phụ trách Nơng nghiệp các xã, chun viên phịng Nông nghiệp & PTNT huyện, cán bộ trạm Bảo vệ thực vật, số liệu sơ cấp thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.3. Hệ thống số liệu sơ cấp thu thập theo bảng

Đối tượng thu thập Số mẫu Phương pháp thu thập

Nông hộ - 70 nông hộ trồng khoai tây bằng PP.ĐTT - 70 nông hộ trồng khoai tây bằng PP. TT

Điều tra trực tiếp dựa trên bảng hỏi

Cán bộ quản lý 13

Điều tra trực tiếp dựa trên bảng hỏi Phỏng vấn sâu

Ngoài ra nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn được thực hiện bằng cách quan sát, phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng khoai tây ở các xã chọn làm điểm nghiên cứu. Sau đó, tất cả những thơng tin trong quá trình quan sát, phỏng vấn trên được tập hợp lại để tiến hành phân tích, cho ra những nhận định ban đầu về thực trạng phát triển sản xuất khoai tây của các nông hộ trên địa bàn huyên Tiên Lữ.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở tài liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện sắp xếp lại, phân loại, chọn lọc và tổng hợp sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Đối với tài liệu sơ cấp: dùng phần mềm Excel và phần mềm Word trên máy để tính tốn và tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phân tổ thống kê

Phương pháp này chủ yếu phân loại tài liệu, tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn. Các tiêu thức sử dụng phân tổ dựa vào tính chất, nội dung mỗi loại tài liệu yêu cầu cung cấp, trích rút thơng tin phục vụ từng mục tiêu cụ thể của đề tài.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng để mô tả các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Sử dụng phương pháp thống kê như số bình qn, bảng biểu, đồ thị, hình ảnh để tính tốn các chỉ tiêu, kết quả nghiên cứu.

3.2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xếp hạng các ý kiến đánh giá của chuyên gia

Trong q trình nghiên cứu chúng tơi xin ý kiến của các cán bộ phụ trách nơng nghiệp xã, cán bộ phịng nơng nghiệp và PTNT, cán bộ trạm Bảo vệ thực vật huyện, các hộ nông dân trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu và trồng khoai tây băng phương pháp truyền thống, về các thuận lợi, khó khăn và kiến nghị, sau đó tổng hợp và xếp hạng các ý kiến.

3.2.4.4. Phương pháp so sánh

Dựa trên các chỉ tiêu đã tính tốn cho từng phương thức trồng, từ đó so sánh với các chỉ tiêu từng phần để xem hình thức canh tác nào đạt hiệu quả kinh tế cao.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu tính tốn

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng

- Diện tích, năng suất, sản lượng/1ha;

- Thực trạng, Kế hoạch, Quy hoạch trồng khoai tây; - Công tác chuyển giao kỹ thuật trồng mới;

- Vai trị của HTXDVNN, tổ hợp tác và nơng hộ trong kỹ thuật trồng mới.

3.2.5.2. Chỉ tiêu hiệu quả

+ Hiệu quả chi phí

- Doanh thu (GO)/1 đồng chi phí (IC) - Thu nhập (MI)/1 đồng chi phí (IC)

- Giá trị gia tăng (VA)/1 đồng chi phí (IC). + Hiệu quả sử dụng lao động

- Doanh thu (GO)/ 1 cơng lao động gia đình (L) - Thu nhập (MI)/1 cơng lao động gia đình (L)

3.2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

- Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của một loại mơ hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích.

Cơng thức tính là: GO = ΣQi*Pi,

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.

- Chi phí trung gian (IC), cịn được gọi là chi phí sản xuất: là chi phí cho một mơ hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, khơng bao gồm công lao động, khấu hao.

IC = ∑ ij * cj ; ( j = 1, m) Trong đó: ij : số đơn vị đầu vào thứ j đã sử dụng

cj : giá bình quân đơn vị đầu vào thứ j đã sử dụng m : số đầu vào sử dụng

- Chi phí lao động (L): Chi phí số ngày cơng lao động cho một chu kỳ sản xuất hoặc một thời gian cụ thể.

- Thu nhập (MI) = Tổng thu từ bán sản phẩm (GO) - tổng chi phí bằng tiền (IC)

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng được tính theo cơng thức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 45 - 50)