Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 38)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tiên Lữ là một trong 10 huyện, Thành phố của tỉnh Hưng Yên và nằm về phía Nam của tỉnh, trên trục Quốc lộ 39A, 38B và tỉnh lộ 200. Huyện có vị trí địa lý cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên;

- Phía Tây giáp Thành phố Hưng Yên và huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; - Phía Nam giáp huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình;

- Phía Bắc giáp huyện Ân Thi và huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên).

Hình 3.1 Bản đồ huyện Tiên Lữ

Nguồn: UBND huyện Tiên Lữ (2016)

Trên địa bàn huyện có các tuyến đường quốc lộ 39A, 38B, 200, huyện lộ 61, 201, 203B, 203C, đê 195 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại,

HÀ NAM THÁI BÌNH HUYỆN PHÙ CỪ HUYỆN ÂN THI HUYỆN KIM ĐỘNG THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

sản xuất và giao lưu hàng hoá đi Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh, huyện khác.

Với đặc điểm vị trí, địa lý thuận lợi của Tiên Lữ đã tạo nhiều lợi thế để huyện phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội phù hợp với tình hình phát triển của các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, với vị trí nêu trên cũng đem lại cho Tiên Lữ lợi thế có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

3.1.1.2. Đất đai

Huyện Tiên Lữ có 14 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.296,5 ha. Trong đó, tính đến năm 2014: đất dùng cho nông nghiệp là 6376,29 ha (chiếm 68,59% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện) được phân bố cho nhiều loại cây trồng khác nhau trong mùa vụ, tạo nên một cơ cấu cây trồng tương đối đa dạng, tuy nhiên là một vùng nông nghiệp thuần túy nên diện tích trồng cây hoa màu là tương đối cao; đất phi nông nghiệp là 2315,7 ha (chiếm 24,91% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện) và còn lại là đất chưa sử dụng 604,51 (chiếm 6,5% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện). Tình hình sử dụng đất của huyện giai đoạn 2012 - 2014 được thể hiện qua bảng 3.1.

Qua 3 năm ta thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm dần. Năm 2012, diện tích đất nông nhiệp là 6383,66 ha chiếm 68,66% trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của huyện, đến năm 2014 diện tích đất nông nghiệp giảm còn 6376,29 ha chiếm 68,59% trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên, bình quân giảm 0,06%/năm. Nguyên nhân do việc chuyển đổi một số diện tích đất sang xây dựng công trình đường giao thông, công trình Trường Đại học thuỷ lợi (thuộc khu Đại học Phố Hiến) và chuyển sang xây dựng phát triển nhà máy công nghiệp, quy hoạch đất đai.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Lữ trong 3 năm (2012 - 2014)

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh ( %)

DT(ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 13/12 14/13 BQ

A. Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 9296,5 100 9296,5 100 9296,5 100 100 100 100

1. Đất nông nghiệp Ha 6383,66 68,66 6380,29 68,63 6376,29 68,59 99,95 99,94 99,94

2. Đất phi nông nghiệp Ha 2308,33 24,83 2311,7 24,87 2315,7 24,91 100,15 100,17 100,16

3. Đất chưa sử dụng Ha 604,51 6,51 604,51 60,50 604,51 6,50 100 100 100 B. Một số chỉ tiêu BQ 1. Đất TN / khẩu 0,09 0,09 0,09 98,95 100 99,47 2. Đất NN/ khẩu 0,06 0,06 0,06 100 98,46 99,23 3. Đất NN/ lao động 0,12 0,12 0,11 99,15 99,14 99,14 4. Đất NN / lao động NN 0,30 0,33 0,38 110,10 115,29 112,67

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Lữ (2016)

Theo xu hướng chung nên diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người trên địa bàn huyện qua 3 năm cũng giảm. Năm 2012, diện tích đất nông nghiệp/người bình quân là 0,065 ha đến năm 2014 bình quân một người chỉ có 0,064 ha đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp/lao động giảm từ 0,117 ha/người năm 2012 xuống còn 0,115 ha/người năm 2014.

Do vậy, có thể thấy đang có sự dịch chuyển trong cơ cấu diện tích đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ, cụ thể là đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần cả diện tích và cơ cấu, thay vào đó là diện tích phi nông nghiệp đang tăng lên. Đây là sự thay đổi phù hợp với xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Huyện Tiên Lữ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 24 - 27 oC, đây là mùa có nhiều mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 24oC. Độ ẩm tương đối cao (hàng năm là 86%). Lượng mưa trung bình từ 1200 - 1300 mm.

Huyện nằm về phía Nam của tỉnh, bị chia cắt thành 2 phần bởi đê 195. Phía ngoài đê thường bị ngập kéo dài vào mùa lũ, địa hình đồng ruộng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Song, độ cao thấp của đất đan xen nhau gây khó khăn cho phát triển sản xuất. Đặc biệt khi có mưa lớn xảy ra gây ngập úng một số vùng có nhiều diện tích chân vàn trũng, trũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa và rau, màu.

3.1.1.4. Tài nguyên

Huyện Tiên Lữ có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.296,5 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2014 là 6.376,29 ha và diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện là 642 m2. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi. Đất phù sa được bồi phân bổ chủ yếu ở vùng ngoài đê ven sông Hồng, sông Luộc, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung, điều kiện khí hậu và đất đai của Tiên Lữ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng, với nhiều loại cây trồng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Huyện Tiên Lữ có 14 xã và 1 thị trấn, gồm 55 thôn và 2 khu dân cư. với tổng dân số tính đến năm 2014 khoảng 99.231 người, mật độ dân số là 1.153 người/km2. Tổng số lao động năm 2014 là 55.250 lao động.

Dân số toàn huyện năm 2012 có 98.176 người, năm 2014 là 99.231 người, tốc độ phát triển bình quân hằng năm là 0,53%.

Xét về giới tại địa phương thì nữ giới chiếm phần đông hơn. Năm 2012 có 51.073 nữ chiếm 52,02% trong cơ cấu dân số, năm 2014 có 51.540 nữ chiếm 51,9% trong cơ cấu dân số, bình quân tăng 0,45%/năm.

Xét về khu vực dân cư thì dân số ở thành thị luôn có xu hướng tăng. Năm 2012, có 4.448 người sống thành thị chiếm 4,53% dân số, năm 2014 thì có 4.525 người sống thành thị, chiếm 4,56 % dân số, bình quân tăng 0,86 %/năm. Còn dân số sống ở nông thôn thì có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2012 có 93.728 người sống ở vùng thôn, chiếm 95,47% dân số, đến năm 2014 thì có 94.706 người sống ở các vùng quê, chiếm 95,44% dân số.

Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Tiên Lữ

Chỉ tiêu ĐVT

2012 2013 2014 TĐPT (%)

SL CC SL CC SL CC 12/13 13/14 BQ

(% ) (% ) (% )

A. Tổng số nhân khẩu Người 98176 100 98631 100 99231 100 100,46 100,61 100,54

I. Phân theo giới tính

- Nam Người 47103 47,98 47341 48 47691 48,06 100,51 100,74 100,62

- Nữ Người 51073 52,02 51290 52 51540 51,94 100,42 100,49 100,46

II. Phân theo thành thị, nông thôn

1. Phân theo thành thị Người 4448 4,53 4475 4,54 4525 4,56 100,61 101,12 100,86

2. Phân theo nông thôn Người 93728 95,47 94156 95,46 94706 95,44 100,46 100,58 100,52

III. Tổng số lao động LĐ 54529 100 54850 100 55250 100 100,59 100,73 100,66

1. Lao động nông nghiệp LĐ 34069 62,48 33160 60,46 32250 58,37 97,33 97,26 97,29

2. Lao động phi nông nghiệp LĐ 20460 37,52 21690 39,54 23000 41,63 106,01 106,04 106,03

IV.Một số chỉ tiêu BQ

2. BQ lao động/ Khẩu LĐ/khẩu 0,55 0,56 0,56 100,18 100,18 100,18

3. BQ LĐ nông nghiệp / Khẩu LĐNN/khẩu 0,35 0,34 0,32 96,88 96,67 96,78

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Lữ (2016)

Hiện nay, lao động tại địa phương về nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2012 có 34.069 lao động nông nghiệp chiếm 62,48% trong tổng lao động, năm 2014 có 32.250 lao động nông nghiệp, chiếm 58,37% trong tổng lao động, giảm bình quân 2,71%/năm. Còn lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng và tăng mức bình quân là 6,03%/năm. Với sự chuyển biến cơ cấu giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp thì rất phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương. Về một số chỉ tiêu bình quân thì có thể cho ta thấy huyện Tiên Lữ có một lượng lao động dồi dào, và xu hướng lao động nông nghiệp đang giảm dần.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trong thời gian tới của huyện

Báo cáo chính trị trình đại hội Đảng bộ huyện Tiên Lữ lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu rõ mục tiêu chỉ tiêu của huyện đến năm 2020.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 10%, trong đó: Nông nghiệp - thủy sản tăng 3,7%, Công nghiệp xây dựng tăng 10%; Thương nghiệp, dịch vụ và ngành nghề khác tăng 12,6%. Cơ cấu kinh tế NN - CN, XD - TM, DV và ngành khác: 15,5% ; 37% ; 46,7%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đến năm 2020: 100 tỷ đồng (trong đó thu ngân sách huyện: 44,5 tỷ đồng).

Thu nhập bình quân 1 ha canh tác/năm: 150 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người: Trên 50 triệu đồng/năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.

Có 30/47 trường (64%) đạt chuẩn quốc gia.

100% làng, khu phố và 90% cơ quan, đơn vị văn hóa; 90% gia đình văn hóa. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,5% theo chỉ tiêu hiện nay.

15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Có 9/14 xã (64,3%) đạt chuẩn nông thôn mới.

Bình quân hàng năm có 50% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém; trên 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; kết nạp 100 đảng viên mới/năm.

Số đoàn thể cơ sở đạt vững mạnh đạt 85%; cấp huyện đạt 100%. Nhiện vụ và các nhóm giải pháp chủ yếu:

Phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tập trung phát triển hàng hóa toàn diện theo hướng CNH - HĐH. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng nhanh các biện pháp sản xuất thâm canh mới, tăng nhanh diện tích gieo cấy những giống cây trồng mới chất lượng và giá trị hiệu quả kinh tế cao. Phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn gắn với liên kết sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản xuất.

Nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ sạch, bioga, công nghệ bảo quản và chế biến đối với rau, củ, quả…, đề án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Xây dựng quy hoạch khu trồng trọt; nôi trồng thủy sản mang tính đặc thù và trở thành thương hiệu của huyện.

3.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận 3.2.1. Cách tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận có sự tham gia

Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia của các bên: nông hộ được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Cán bộ phụ trách Nông nghiệp của xã; cán bộ trạm Bảo vệ thực vật huyện; cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, tham mưu giúp UBND huyện quản lý cơ chế chính sách, hồ sơ hỗ trợ giống khoai tây và trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tới nông hộ.

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào mô hình mở rộng ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu của huyện trong vụ đông năm 2015 - 2016, chúng tôi tiến hành chọn 2 xã để nghiên cứu, đó là xã Cương Chính, xã Lệ Xá. Đây là 2 xã có đầy đủ các tính chất đại diện về: Quy mô, tính chất đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất như: thuỷ lợi, cung ứng vật tư, thị trường…

Xã Cương Chính: Nằm ở phía Nam huyện, trụ sở UBND xã cách trung tâm huyện Tiên Lữ 12,5 km, diện tích hành chính là 6.36 km2, diện tích đất trồng lúa 2 vụ là: 355 ha, diện tích đất trồng mầu, cây vụ đông là 195 ha. Đây là một trong những xã có phong trào trồng cây hàng năm, rau mầu lớn nhất của huyện. Nông dân ở xã Cương Chính chịu khó học hỏi và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất trên một ha canh tác.

Xã Lệ xá: xã nằm ở phía Đông nam huyện có diện tích hành chính là 6,35 km2, xã có tuyến đường liên huyện 203 chạy qua nối giữa hai tuyến đường huyết mạch của tỉnh Hưng Yên đó là quốc lộ 39A và quốc lộ 39B. Xã cách trung tâm huyện Tiên Lữ khoảng 5 km. Diện tích đất trồng lúa 2 vụ của xã là 358 ha, diện tích trồng mầu, cây vụ đông hàng năm của xã 185 ha. Xã là một trong những xã đi đầu về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh trong trồng trọt và chăn nuôi của huyện.

Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên, trong đó số mẫu điều tra tại các xã được chọn làm điểm nghiên cứu được chọn theo số lượng mẫu đảm bảo ý nghĩa thông kê như sau:

n = N/(1+N*e2)

n: Số lượng mẫu điều tra N: Tổng thể mẫu

E: Mức ý thức thống kê (trong nghiên cứu này chọn mức ý thức thống kê là 90% hay e=0,1)

Đối với cán bộ quản lý, điều tra 5 cán bộ phụ trách Nông nghiệp của các xã; điều tra 3 cán bộ trạm Bảo vệ thực vật huyện; điều tra 5 cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.

Đối với nông hộ, điều tra mỗi xã 35 hộ trồng khoai tây bằng phương pháp đất tối thiểu, 35 hộ trồng khoai tây bằng phương pháp trồng truyền thống.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp thu thập từ sách, giáo trình, bài báo khoa học, khóa luận, luận văn, luận án, các trang web về nông nghiệp có nội dung liên quan tới trồng khoai tây bằng phương pháp đất tối thiểu đã được công bố trong vòng 3-5 năm ngần nhất.

3.2.3.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là số liệu điều tra từ các nông hộ trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu, nông hộ trồng khoai tây bằng phương pháp truyền thống, cán bộ phụ trách Nông nghiệp các xã, chuyên viên phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, cán bộ trạm Bảo vệ thực vật, số liệu sơ cấp thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.3. Hệ thống số liệu sơ cấp thu thập theo bảng

Đối tượng thu thập Số mẫu Phương pháp thu thập

Nông hộ - 70 nông hộ trồng khoai tây bằng PP.ĐTT - 70 nông hộ trồng khoai tây bằng PP. TT

Điều tra trực tiếp dựa trên bảng hỏi

Cán bộ quản lý 13

Điều tra trực tiếp dựa trên bảng hỏi Phỏng vấn sâu

Ngoài ra nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn được thực hiện bằng cách quan sát, phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng khoai tây ở các xã chọn làm điểm nghiên cứu. Sau đó, tất cả những thông tin trong quá trình quan sát, phỏng vấn trên được tập hợp lại để tiến hành phân tích, cho ra những nhận định ban đầu về thực trạng phát triển sản xuất khoai tây của các nông hộ trên địa bàn huyên Tiên Lữ.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở tài liệu thu thập được tiến hành hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 38)