Những loại đất chính trên địa bàn huyện Yên Dũng năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng dòng vận chuyển chất thải chăn nuôi lợn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 48)

STT Tên nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa 14.172,76 74,23

2 Đất bạc màu 1.132,22 5,93

3 Đất đỏ vàng 3.505,48 18,36

4 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 101,19 0,53

5 Đất xói mịn 181,38 0,95

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Dũng (2017) Nhìn chung, đất đai huyện Yên Dũng khá đa dạng, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo. Các nhóm đất phù sa, bạc màu, dốc tụ, thích hợp

trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, ngơ, rau đậu, khoai tây, lạc... Nhóm đất đỏ vàng ở khu vực chân đồi, tầng dầy đất thích hợp trồng một số loại cây ăn quả như vải, na, hồng và một số loại cây lâm nghiệp.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất của huyện, tổng chiều dài trên phần lãnh thổ huyện Yên Dũng là 65,7 km, trữ lượng nước rất dồi dào. Ngồi ra, tồn huyện cịn khoảng 780 ha ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ.

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có nguồn tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 15-25 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

c. Tài nguyên rừng

Huyện Yên Dũng có trên 1.700 ha rừng sản xuất và gần 300 ha rừng phòng hộ. Rừng chủ yếu là rừng mới trồng theo chương trình 327 của Chính Phủ. Diện tích đất trống có thể phát triển trồng rừng cịn ít. Do vậy cần có những biện pháp bảo vệ và chăm sóc nguồn tài nguyên rừng hiện có, khai thác hiệu quả, hợp lý, đảm bảo mơi trường bền vững.

d. Tài ngun khống sản

Dọc theo sông Cầu và sơng Thương có khống sét chất lượng khá tốt là nguyên liệu sản xuất gạch ngói, gốm sứ. Nhờ vậy mà ở các xã ven bờ hai dịng sơng này nghề sản xuất vật liệu xây dựng rất phát triển, tiêu biểu nhất là xã Yên Lư, Thắng Cương, Đồng Việt... Ngồi khống sét, huyện Yên Dũng hầu như khơng có loại khống sản nào có giá trị và trữ lượng khai thác công nghiệp.

e. Tài nguyên nhân văn

Tồn huyện có 49 điểm di tích lịch sử, văn hố đã được xếp hạng trong đó nổi tiếng nhất là chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Trí n (cịn gọi là chùa Đức La), được xây dựng từ thời Lý là nơi vua Trần Nhân Tông cùng các đệ tử sáng lập hồn chỉnh phái Thiền tơng Việt Nam gọi là Tam Tổ, được rất nhiều du khách tham quan, lễ viếng. Huyện Yên Dũng có cảnh quan thiên nhiên tương đối đa dạng. Dãy núi Nham Biền là một dãy núi thấp nằm giữa vùng đồng bằng có sơng

Cầu, sơng Thương và sông Lục Nam bao bọc. Trong tương lai nếu được đầu tư có thể trở thành vùng có cảnh quan thiên nhiên đẹp phục vụ phát triển du lịch.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được ở tốc độ khá, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2012-2016) đạt khoảng 15%, trong đó nơng nghiệp đạt >10%, cơng nghiệp - xây dựng đạt >15% và dịch vụ thương mại đạt 16-17%. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 khoảng 2.530,91 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đạt 13,36%. Trong đó nơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng 6,69%, cơng nghiệp đạt 16,26%, dịch vụ đạt 15,66%.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong các khu vực và từng ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản giảm trong khi đó giá trị sản xuất tuyệt đối của nông nghiệp - thủy sản hàng năm đều tăng. Cụ thể tỷ trọng công nghiệp tăng từ 33,0% năm 2012 lên 57% năm 2016; Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 15,39% năm 2012 lên 17% năm 2016; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 51,62% năm 2012 xuống 26% năm 2016. Tuy nhiên, so với kế hoạch đặt ra năm 2013 thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện còn chậm và nặng tính thuần nơng.

Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nơng nghiệp. Nhìn chung, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn, có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là nâng cao hiệu quả chuyển dịch những vùng trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi những khu vực

lúa năng suất thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Trong những năm qua nhiều giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa thơm, khoai tây chất lượng cao, nấm, rau màu thực phẩm tại các xã Cảnh Thụy, Đồng Việt, Tư Mại, Đức Giang… Một số loại nông sản đã gắn kết với khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: lúa thơm, khoai tây và rau màu, qua đó góp phần khuyến khích nơng dân đẩy mạnh sản xuất. Năng suất lúa bình quân năm 2016 đạt 61,8 tạ/ha, tăng đáng kể so với năm 2012. Cơ cấu ngành nơng nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng dòng vận chuyển chất thải chăn nuôi lợn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 48)