Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng dòng vận chuyển chất thải chăn nuôi lợn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 50)

Đv: triệu đồng TT Ngành Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Trồng trọt 653.994 654.713 683.808 780.443 789.632 2 Chăn nuôi 432.658 593.967 591.047 511.623 556.066 3 Dịch vụ 48.749 72.523 76.985 50.844 57.694 Tổng 1.135.401 1.321.203 1.351.840 1.342.910 1.387.874

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Dũng (2017) 1) Ngành trồng trọt: Lương thực vẫn là cây chủ lực của Yên Dũng, trong đó chủ yếu là lúa. Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 49.131 tấn tăng đáng kể so với năm 2012. Đến năm 2014 đã hình thành 14 cánh đồng mẫu lớn theo tiêu chí của tỉnh tại các xã Tiến Dũng, Cảnh Thuỵ, Đức Giang, Tư Mại, Đồng Phúc, Thắng Cương, Xuân Phú, Quỳnh Sơn, Nham Sơn. Năng suất các loại cây trồng đã được tăng lên do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác tăng đáng kể, đến năm 2016 giá trị sản xuất/1 ha đạt 91,38 triệu đồng. Hiện này đang hình thành các mơ hình trồng cây hàng hố chất lượng cao như rau tại các xã như Cảnh Thuỵ, Đức Giang....

2) Ngành chăn nuôi: Trong những năm qua, chăn ni có bước phát triển khá so với kỳ trước đây. Đàn lợn và đàn gia cầm tăng ổn định về số lượng và sản

lượng, đến nay đàn lợn có khoảng 80.000 con, đàn gia cầm có khoảng 700 nghìn con, riêng đàn trâu, bị giảm rất nhanh và số lượng còn rất thấp, đến năm 2016 còn > 10.000 con.

3) Thủy sản được đầu tư phát triển mạnh cả quy mơ, hình thức khai thác, đã có nhiều mơ hình VAC kết hợp theo hướng trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích ni trồng được mở rộng, diện tích ni trồng năm 2012 tăng từ 762 ha và năm 2016 đạt 1.067 ha, sản lượng đạt 4.577 tấn. Đặc biệt đến này mơ hình ni cá thâm canh đã và đang phát triển mạnh, ở các xã Đồng Việt, Yên Lư, Đồng Phúc.

4) Lâm nghiệp hiện tại tồn bộ diện tích rừng của huyện Yên Dũng đều là rừng mới trồng theo chương trình 327 của Chính phủ nên khả năng khai thác rừng hầu như không đáng kể. Năm 2015, phát hiện và xử lý 02 vụ vi phạm hành chính trong mua bán, vận chuyển lâm sản. Làm mới, nâng cấp 61 km đường băng cản lửa phòng cháy chữa cháy. Trong 6 tháng đầu năm 2016 xảy ra 3 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại 4 ha. Trong tương lai cần chú trọng đầu tư về cây giống, khoanh ni bảo vệ những nơi rừng có khả năng phục hồi, khai thác.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Công nghiệp đang trên đà phát triển, bước đầu có những chuyển biến tích cực tạo sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể so với năm 2012. Dự kiến năm 2016 đạt 1.253 tỷ đồng. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển. Hoạt động cơng nghiệp trên địa bàn huyện tập trung vào 03 nhóm ngành chính là cơng nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và sản xuất và phân phối điện, khí đốt. Năm 2016, số doanh nghiệp được thành lập mới từ 20-25 doanh nghiệp. Tổng số lao động thường xuyên làm trong các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện khoảng 4.000 lao động.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ làm chủ đạo đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hang hóa. Các ngành thương mại, dịch vụ có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong những năm gần đây đã phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế. Thương mại, dịch vụ đang có nhiều cố gắng vươn lên để trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong công việc tạo ra thu nhập của kinh tế

khu vực dịch vụ, một số ngành chủ yếu là vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng…phát triển mạnh và khá nhanh trong những năm qua. Hoạt động có nhiểu chuyển biến, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thỏa mãn đươc nhu cầu tiêu dùng và sản xuất đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng cao trong các ngành dịch vụ. Nhìn chung, ngành dịch vụ du lịch mới phát triển, quy mơ đang cịn nhỏ, cơ sở vật chất chưa được đầu tư thỏa đáng. Với điều kiện và cơ sở vật chất có hạn nhưng ngành dịch vụ đã đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện (đạt 17%).

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng dòng vận chuyển chất thải chăn nuôi lợn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 50)