Những giá trị chủ yếu của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ X

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 94 - 107)

2.4. Giá trị chủ yếu và hạn chế cơ bản của Nho giáo triều Nguyễn trong

2.4.1. Những giá trị chủ yếu của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ X

giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX

Nho giáo không chỉ có mặt hạn chế mà nó còn có nhiều điểm tích cực đối với hiện tại. Với tư duy khoa học và óc phê phán, chúng ta cần khai thác và kế thừa những giá trị có tính phổ biến của Nho giáo đồng thời rút ra những bài học cho việc trị quốc an dân và phát triển đất nước từ di sản tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo Việt Nam.

2.4.1. Những giá trị chủ yếu của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX XIX

Trước tình đất nước vừa thoát khỏi tình trạng nội chiến kéo dài, Nho giáo dưới triều Nguyễn đã đóng vai trò là hệ tư tưởng chính trị của triều Nguyễn, góp phần nhất định trong việc xây dựng thể chế quân chủ trung ương tập quyền, ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội và ở mức độ nhất định, góp phần phát triển đất nước.

Nho giáo đã tạo ra một xã hội có trật tự, lễ giáo. Chuẩn mực đạo đức được đề cao với trung, hiếu, tiết, nghĩa… mà hạt nhân của các tư tưởng đó nằm trong phạm trù “Nhân”. Con người được rèn luyện, trau dồi đạo đức, lễ giáo theo chuẩn mực của Tam cương, Ngũ thường. Theo đó, người quân tử cần tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, tạo ra mẫu người cần thiết cho xã hội.

Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có ảnh hưởng tới việc giáo dục và nền giáo dục - khoa cử. Một xã hội học tập được đề cao. Học để làm người quân tử, để làm quan, làm thầy, làm người có ích cho xã hội. Nó tạo ra một xã hội học tập.

Triều Nguyễn đã xây dựng và thực thi pháp luật về cơ bản là trên nền tảng Nho giáo, do vậy mà, Nho giáo ở phương diện này cùng với hệ thống luật pháp triều Nguyễn đã góp phần vào việc ổn định, thiết lập trật tự kỷ

cương xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mọi mặt của đất nước.

2.4.2. Những hạn chế cơ bản của Nho giáo dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX

Ngày nay, vai trò và những ảnh hưởng của Nho giáo dưới triều Nguyễn được nhìn nhận khách quan hơn, trong đó những hạn chế được chỉ ra nhằm góp phần đánh giá đúng đắn hơn một giai đoạn lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam:

Chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Nho giáo, vua nhận mệnh trời trị dân, dùng đức giáo hoá dân, các ông vua triều Nguyễn chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển cơ sở kinh tế xã hội cho sự tồn tại lâu dài của nó. Xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX chịu ảnh hưởng của Nho giáo không có được cơ sở hạ tầng vững chắc cho nó. Cụ thể là, những chính sách về kinh tế, nhất là chính sách nông nghiệp của nhà Nguyễn chỉ nhằm mưu lợi cho giai cấp thống trị, bảo đảm cho dân đóng đủ sưu thuế tạp dịch. Chỉ khuyến khích nhân dân làm giàu theo kiểu hợp đạo đức, làm giàu qua khai thác đất đai tự nhiên, cấy trồng chăn nuôi thủ công, chứ không khuyến khích phát triển công thương nghiệp. Tình hình thương nghiệp đình trệ, buôn bán là nghề không được coi trọng, đồng thời nhà Nguyễn có những chính sách kìm hãm nội thương và hạn chế ngoại thương: thi hành chính sách “ức thương” phản động, kìm hãm ngoại thương; đặt ra nhiều luật lệ phức tạp, thuế khóa nặng nề để kìm chế nội thương; ngăn chặn các yếu tố kinh tế mới phát triển theo hướng tự nhiên và tiến bộ của nó, bóp nghẹt những người buôn bán và sản xuất nhỏ, làm cho ở Việt Nam không thể nào có được một tầng lớp thị dân tư sản; thi hành chính sách "nhu viễn" - chính sách này mang đậm màu sắc Nho giáo. Theo đó, triều đình không hoàn toàn đóng cửa đối với thương nhân nước ngoài vào buôn bán, sẵn sàng hậu đãi các thuyền bè nước ngoài gặp nạn. Các vua Nguyễn hàng năm vẫn cho mua một số vật dụng của nước ngoài mà Việt Nam không có, đồng thời lại có những chính sách hạn chế bán cho người nước ngoài hàng hoá của Việt Nam.

Do bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến lạc hậu, chỉ câu nệ vào những dòng chữ trong sách thánh hiền Nho giáo mà không chịu thông tỏ tình hình bên ngoài, cho nên trong tư tưởng và hoạt động của mình, nhà Nguyễn chủ yếu vì quyền lợi của tầng lớp địa chủ phản động, bảo thủ nhất trong nước. Vua quan nhà Nguyễn không thấy hết mối lợi trong việc mở rộng ngoại thương, mà còn lo sợ sự phát triển của ngoại thương sẽ đưa đến những biến chuyển mới trong nước làm lung lay địa vị thống trị của mình. Việt Nam từ đầu đến giữa thế kỷ XIX, trong lòng xã hội phong kiến chưa có quan hệ tư bản chủ nghĩa, chỉ mới có yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa, các giai cấp ở thành thị chưa thành hình, ngay thành thị cũng chưa có gì đáng kể.

Trong giáo dục khoa cử, do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ, giống như các triều đại phong kiến trước đó, dưới triều Nguyễn, người phụ nữ không được tham gia vào khoa cử Nho học. Ảnh hưởng của tư tưởng trọng đạo đức, lễ giáo, chính sách cai trị bằng đạo đức mà nhà Nguyễn không chủ trương và không coi trọng giáo dục về khoa học tự nhiên cũng như giáo dục về thương mại, buôn bán. Do chịu ảnh hưởng của đường lối đức trị của Nho giáo, tất yếu dẫn đến thực trạng là, người đi học chỉ học thuộc lòng, học thuần tuý kinh điển và lịch sử để vận dụng vào việc thời nay mà ít quan tâm đến thực tế xã hội hàng ngày đang diễn ra hết sức nhanh chóng và sinh động. Cũng do ảnh hưởng của Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng thống trị, giáo dục Nho học đã góp phần tạo ra những con người tự cao, tự mãn, luôn cho rằng mình biết hết việc đời xưa, thông tỏ trời đất. Điều đó thật sự nguy hiểm khi có những biến cố lớn xảy ra mà họ chưa từng được học tới, họ hoàn toàn thụ động trước thực tại mới.

Pháp luật triều Nguyễn do chịu ảnh hưởng và bị chi phối của Nho giáo, do vậy, mà một trong những hạn chế chủ yếu của Nho giáo biến pháp luật chỉ là một công cụ chủ yếu nhằm duy trì, bảo vệ sự tồn tại bền vững của chế độ quân chủ chuyên chế. Ngoài ra điều đó cũng làm cho pháp luật không xuất phát từ thực tế xã hội và hoàn toàn mang tính áp đặt, khắc nghiệt với đại bộ phận nhân dân trong xã hội.

Như vậy, Nho giáo được triều Nguyễn tái địa vị độc tôn chỉ nhằm xây vững chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, chứ không

chủ yếu xuất phát và phục vụ những nhu cầu cấp bách của nhân dân, của dân tộc, chỉ đóng khung vào trong khuôn khổ lễ giáo phong kiến cũ. Và vì vậy mà, Nho giáo dưới triều Nguyễn đã trở thành một trong những lực cản lớn nhất, một trở ngại lớn nhất kìm hãm, cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam.

Kết luận chương 2

Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội có vai trò là cơ sở lý luận và đồng thời là phương tiện chủ yếu nhất trong việc hình thành và triển khai đường lối cai trị và quản lý xã hội nhằm mục đích xây dựng một xã hội phong kiến thịnh trị. Chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX được củng cố bởi chính sách cai trị và quản lý xã hội dưới những ảnh hưởng của Nho giáo. Triều Nguyễn đã chọn đường lối cai trị Đức trị của Nho giáo. Đây là sự lựa chọn tiếp nối sự lựa chọn của các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó về hệ tư tưởng thống trị, về mô hình nhà nước như tiếp tục củng cố và xây dựng chính quyền trung ương tập quyền nhằm đoàn kết dân tộc để chống ngoại xâm, chung sức trị thuỷ, củng cố vững chắc nền thống nhất quốc gia; quan tâm đến dân, đề cao vai trò của dân; người cầm quyền phải có đạo đức và luôn tu dưỡng đạo đức; trọng người hiền tài phục vụ cho trị nước an dân...

Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX đã đào tạo, tuyển lựa nhân tài cho nhà nước chủ yếu thông qua khoa cử Nho học. Nho giáo ảnh hưởng, chi phối đến tất cả các mặt của nền giáo dục - khoa cử. Mục đích học, quan điểm về dạy, học, phương thức học, nội dung học cũng là của Nho giáo và theo Nho giáo.

Đồng thời, Nho giáo là cơ sở lý luận cho việc xây dựng pháp luật, là căn cứ để chỉ đạo việc thực thi pháp luật dưới triều Nguyễn. Với tư cách ấy, pháp luật phản ánh ý chí, quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến thống trị mà tiêu biểu là triều Nguyễn.

Có thể khẳng định rằng, ở giai đoạn lịch sử này, triều Nguyễn dựa vào Nho giáo và thành công phần nào trong chính sách trị đạo của mình góp phần ổn định trật tự xã hội và củng cố nền thống trị của chế độ phong kiến.

KẾT LUẬN

Là một học thuyết triết học, chính trị, đạo đức ra đời và phát triển trong xã hội phong kiến Trung Quốc, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam và trong các giai đoạn lịch sử hình thành, phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam, nó có vai trò, vị trí, ảnh hưởng khác nhau đối với xã hội và con người Việt Nam.

Trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn tái độc tôn Nho giáo nhằm phục vụ cho việc củng cố và bảo vệ địa vị, quyền lợi của triều đại phong kiến thống trị. Như các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, Nho giáo có vai trò, vị trí và ảnh hưởng nhất định đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn. Dưới triều Nguyễn, Nho giáo vừa là phương tiện của triều đình phong kiến nhà Nguyễn để đè bẹp các âm mưu, hành động chống nhà Nguyễn của nhân dân và các thế lực khác; vừa đáp ứng được nhu cầu ổn định xã hội, phục hồi sản xuất, bảo vệ biên cương.

Các tư tưởng, nguyên lý cơ bản của Nho giáo ảnh hưởng rõ nét đến một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống chính trị - xã hội nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Trong đó, Nho giáo đóng vai trò là hệ tư tưởng thống trị và được vua quan triều Nguyễn sử dụng làm công cụ chủ yếu trong việc cai trị, quản lý xã hội. Và với tư cách ấy, Nho giáo đã thể hiện được vai trò trong việc hoạch định đường lối cai trị và quản lý xã hội, trong giáo dục - khoa cử, trong xây dựng và thực thi pháp luật… Cụ thể là, Nho giáo là cơ sở lý luận chủ yếu trong việc xây dựng hệ tư tưởng và đường lối cai trị. Nho giáo ảnh hưởng, chi phối đến tất cả các mặt của nền giáo dục - khoa cử dưới triều Nguyễn. Trong đó, giáo dục - khoa cử Nho học chủ yếu đào tạo, tuyển lựa nhân tài cho nhà nước và truyền bá các tư tưởng Nho giáo rộng rãi trong nhân dân. Đồng thời, các nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực lễ giáo phong kiến của Nho giáo là cơ sở lý luận cho việc xây dựng và thi hành pháp luật. Do vậy, pháp luật triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX phản ánh ý chí, và duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến thống trị.

Nửa đầu thế kỷ XIX, xuất phát từ nhu cầu, vai trò và nhiệm vụ lịch sử của mình, triều Nguyễn đã thành công phần nào khi lựa chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị, trong chính sách trị nước, trị dân của mình, góp phần ổn định trật tự xã hội và củng cố nền thống trị của chế độ phong kiến. Bên cạnh đó, Nho giáo dưới triều Nguyễn đã bộc lộ những hạn chế cố hữu, tính chất trì trệ, phản động của nó khi đất nước đứng trước những thách thức của thời đại, những biến chuyển mới của lịch sử đặt ra vào cuối thế kỷ XIX. Chính vì vậy mà đến cuối thế kỷ thứ XIX, khi thực dân Pháp hoàn toàn đặt ách thống trị lên đất nước ta, Nho giáo đã kết thúc vai trò lịch sử của nó với tư cách là hệ tư tưởng thống trị.

Cuối cùng, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, do giới hạn của một Luận văn và do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác, bản Luận văn này không thể phân tích, làm rõ những ảnh hưởng, vai trò của Nho giáo trong tất cả các mặt, các lĩnh vực của xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ thứ XIX dưới triều Nguyễn, thậm chí cũng chưa làm rõ ảnh hưởng, vai trò của Nho giáo trong một số lĩnh vực chủ yếu mà Luận văn này đã đề cập đến. Vì vậy, theo chúng tôi, để làm rõ ảnh hưởng của Nho giáo, qua đó cho thấy vai trò của nó trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX cùng những giá trị, hạn chế của nó, sự cần thiết phải được tiếp tục ở nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX

(quyển thượng) Tập san Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2] Đào Duy Anh (1992), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [3] Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hoá -

Thông tin, Hà Nội.

[4] Tôn Thất Bình (1997), Kể chuyện chín Chúa - mười ba Vua triều Nguyễn, Nxb Đà Nẵng.

[5] Nguyễn Văn Bình (2001), Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã

hội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay, Luận án

Tiến sỹ Triết học.

[6] Nguyễn Thanh Bình (2005), Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX),

Luận án Tiến sỹ Triết học.

[7] Nguyễn Thanh Bình (2007), “Tư tưởng về “Đạo trị nước” ở nhà Nho Việt

Nam”,Tạp chí Triết học, (01), tr. 28-36.

[8] Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa, Việt Anh (biên soạn), (2002), Trạng nguyên,

tiến sĩ, hương cống Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

[9] PTS. Doãn Chính (cb) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[10] GS. Ngô Vinh Chính, GS. Vương Miện Quý (1994), Đại cương lịch sử

văn hoá Trung Quốc, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

[11] Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Ngô Hữu Tạo (dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12] Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Ngô Hữu Tạo (dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13] Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

[14] Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2002), Một số vấn đề về triết học – con

người xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[15] Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[16] Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội. [17] Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt

[18] Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hoá, Hà Nội. [19] Đại Nam nhất thống chí (1969), tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [20] Đại Nam nhất thống chí (1969), tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [21] Bùi Xuân Đính (2005), Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến, tập

1, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

[22] Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà

Nguyễn trước 1858, Sơ khảo, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

[23] Trần Văn Giàu (1988), Triết học và tư tưởng, Nxb Tp Hồ Chí Minh. [24] Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ

XIX đến cách mạng tháng Tám, Tập 1: Hệ ý thức phong kiến và sự thất

bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [25] Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ

XIX đến cách mạng tháng Tám, Tập 2: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của

nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

[26] Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 94 - 107)