Phong Châu thực hiện Khoán 10 0– kinh tế nông nghiệp phục hồi và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn 1977 - 1998 (Trang 52 - 62)

phát triển

Từ năm 1958 – 1980 ruộng đất ở Phong Châu đều do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý và sử dụng. Hợp tác xã giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp, người xã viên được chia phần theo công điểm. Vì vậy, về một phương diện nào đó, người nông dân bị tách khỏi quyền sở hữu ruộng đất.

Năm 1981 Đảng bộ huyện triển khai thực hiện Chỉ thị 100 CT/TƯ của Ban Bí thư về “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp” theo sự hướng dẫn thực hiện của Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú về việc cụ thể hoá một bước Chỉ Thị 100 của Ban Bí thư Trung ương. Trên tinh thần đó, Huyện uỷ Phong Châu ra Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường công tác quản lý hợp tác xã và cải tiến mở rộng việc khoán sản phẩm và phát triển sản xuất nông nghiệp theo tinh thần Chỉ Thị 100 của Trung ương và Nghị quyết của Tỉnh uỷ”. Từ đó, quan hệ quản lí và sử dụng ruộng đất trên địa bàn huyện có sự chuyển biến rõ rệt .

Trên cơ sở xác định nông nghịêp là ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế địa phương, lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, Đảng bộ huyện Phong Châu đã tập trung chỉ đạo thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Phong Châu bắt đầu thực hiện cơ chế Khoán 100 từ vụ đông xuân 1980 – 1981 ở 21 trên tổng số 39 hợp tác xã trong toàn huyện. Đến vụ mùa năm 1981 tất cả các hợp tác xã trong huyện thực hiện theo chế độ Khoán mới này.

Trong thực hiện Khoán mới, nhiều vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền huyện là việc chia ruộng khoán như thế nào cho phù hợp với các hộ để giữ được nguyên tắc phát triển kinh tế hộ tự chủ, đồng thời đảm bảo công tác phúc lợi xã hội cũng như các hộ chính sách, neo đơn; làm thế nào khuyến khích tính chủ động, tích cực trong sản xuất của các hộ gia đình...

Với diện tích gieo trồng năm 1980 là 20.127 ha [1; 143], Phong Châu thực hiện chia ruộng có gần có xa, có tốt có xấu, chia đều theo khẩu, với diện tích khoảng từ 1 sào đến 1 sào 2 thước/1 khẩu.

Huyện uỷ đã xác định phương hướng sản xuất nông nghiệp chung của huyện là: các hợp tác xã sản xuất cây lương thực là chủ yếu, trong đó cây lúa là chính. Xen kẽ vào các thời vụ là cây rau, cây màu: ngô, khoai sắn...

Trong Khoán mới, hình thức khoán sản phẩm là hình thức khoán chủ yếu được áp dụng phổ biến trong toàn huyện. Hình thức này được áp dụng trong những khâu công việc dựa vào cách làm thủ công mà lao động của từng người có thể làm tốt (như cấy trồng, chăm sóc, thu hoạch). Đây chính là hình thức quản lí sản xuất và trả công lao động có gắn trách nhiệm và quyền lợi của người lao động với sản phẩm cuối cùng một cách trực tiếp. Đối với những khâu công việc quan trọng đòi hỏi kỹ thuật gắn với việc sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật chung như: khâu làm đất, làm mạ, thuỷ nông, quản lý và phân phối phân bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng... “thì hợp tác xã và đội sản xuất phải tổ chức khoán việc cho từng người lao động trong đội, tổ chuyên khâu để nâng cao trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc” [27; 73].

Theo hướng dẫn của Ban Nông nghiệp tỉnh, Huyện uỷ đã chỉ đạo các xã, các hợp tác xã định mức khoán bằng cách lấy năng suất bình quân của từng vụ trong 3 năm trước đó làm cơ sở cho việc tính năng suất mỗi vụ để giao khoán cho xã viên. Trung bình mức khoán từ 75 – 90 kg/sào.

Theo hướng đó, quan hệ giữa hợp tác xã và các hộ nông dân có nhiều chuyển biến tích cực. Thay thế cho lao động tập thể theo tổ nhóm, đội sản xuất là lao động do hộ gia đình đảm nhận một số khâu canh tác nhất định, với các định mức chi phí về giống, phân bón, công lao động và sản lượng tương ứng. Hộ gia đình có thể tự đầu tư thêm công sức và chi phí để tăng sản lượng

vượt khoán vì họ được hưởng hầu hết sản lượng đó. Lợi ích của người lao động không còn phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng công điểm như trước, mà còn gắn với kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, gắn với phần sản lượng vượt khoán. Nhờ vậy, “…vai trò tích cực của hộ gia đình xã viên bước đầu được xác lập lại. Đó chính là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển mà cơ chế khoán cũ chưa tạo ra được…” [27; 76].

Như vậy, theo Khoán 100, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu tập thể nhưng đã được các hợp tác xã giao khoán cho các hộ. Ở một số khâu, lao động của hộ gia đình đã thay thế cho lao động tập thể. Chế độ phân phối theo kết quả lao động đã thay thế một phần cho chế độ phân phối theo công điểm trước đây. Cơ chế quản lí kế hoạch hoá tập trung thống nhất đã được nới lỏng.

Trong thời gian này, chính sách của Nhà nước đối với các hợp tác xã, các hộ nông dân cũng có nhiều đổi mới. Chẳng hạn, nghĩa vụ bán nông sản của nông dân cho Nhà nước được ổn định trong 5 năm. Phần Nhà nước mua thêm của nông dân ngoài nghĩa vụ được thực hiện theo giá thảo thuận. Đặc biệt là: người nông dân được quyền tự do lưu thông nông sản còn lại theo giá thị trường tự do.

Nếu như trước đây, do mô hình làm ăn tập thể, người nông dân không thật sự gắn bó với ruộng đồng thì bây giờ họ đã có điều kiện chủ động trong một số khâu sản xuất, được khuyến khích phát triển kinh tế hộ.

Cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động đáp ứng được yêu cầu của quần chúng nên rất được bà con nông dân trong huyện hưởng ứng. Do vậy, một khí thế mới trong nông thôn được khơi dậy ở Phong Châu.

Chủ trương khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động đã phát huy tính năng động của người nông dân. Hơn nữa, khi đã đóng góp đủ mức nghĩa vụ, các gia đình được quyền sử dụng số lương thực còn lại và có thể đem bán ra thị trường. Khoán mới đã trả lại một phần vai trò chủ đạo của gia đình

trong sản xuất, giải phóng một bước sức lao động khỏi cơ chế quan liêu bao cấp sơ cứng.

Qua sơ kết vụ đầu thực hiện Khoán 100, Huyện uỷ nhận xét: “...quần chúng có tinh thần làm chủ trên diện tích nhận khoán, huy động được mọi khả năng lao động cho sản xuất, tận dụng được mọi nguồn phân bón, làm đất kĩ và nhanh hơn trước, nhiều hợp tác xã thiếu sức kéo đã đi cuốc ruộng như hợp tác xã Hà Thạch diện tích cuốc chiếm 40%...Về khâu giống thì tiết kiệm được thóc giống do có chế độ chăm sóc quản lý mạ, làm cỏ kịp thời, thu hoạch nhanh gọn, ít lãng phí rơi rụng, ít mất trộm hơn trước...” [12; 3].

Tuy nhiên, ngay trong thời gian đầu thực hiện Khoán 100 ở Phong Châu đã bộc lộ một số nhược điểm: một số hợp tác xã khoán trắng, chưa khoán đồng bộ mới khoán cây lúa, cây màu, chưa khoán cây công nghiệp dài ngày, khoán chăn nuôi; quản lý sức kéo rất yếu; một số hợp tác xã buông trôi không nắm được sản phẩm để phân phối.

Do sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Huyện uỷ, trong hai năm đầu thực hiện Khoán 100 ở Phong Châu, kết quả sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Do hầu hết các xã thực hiện chế độ khoán mới từ 80-100% diện tích lúa, (có nơi như Tứ Xã, Hợp Hải, Cao Xá thực hiện khoán 100% diện tích lúa) nên năm 1981 tổng sản lượng lương thực đạt 30.244 tấn thì sang năm 1982 là 33.600 tấn. Năng suất cả năm 1981 là 18,5 tạ/ ha (tăng hơn 1980 là 8,82%), chỉ một năm sau đã đạt 21,5 tạ /ha (1982). Tổng sản lượng lương thực cả năm 1981 của huyện tăng 15,89% so với năm 1980 ( 22.086 tấn) [1; 161]. Điển hình là trường hợp ở Tứ Xã, năm 1977 có diện tích gieo trồng là: 1.682,767 mẫu, đạt tổng sản lượng là 1.230 tấn. Sau khi xã thực hiện Khoán 100 theo sự chỉ đạo của Huyện uỷ, đến năm 1984 diện tích gieo trồng là:1.602 mẫu, đạt tổng sản lượng là: 2.163 tấn (tăng 75,8% so với năm 1977). Tương tự, đến năm

1985, toàn xã có diện tích gieo trồng là: 1.730,014 mẫu, tổng sản lượng lương thực đã lên tới: 2.402,545 tấn.

Do tổng sản lượng tăng nên mức làm nghĩa vụ với nhà nước của xã cũng tăng nhanh. Chẳng hạn, năm 1977, xã làm nghĩa vụ là 140 tấn, đến năm 1983 nghĩa vụ tăng lên là: 242.192 tấn. Tương tự, năm 1985 lên tới 357.442 tấn. Bình quân lương thực trên đầu người ở Tứ Xã đạt cao nhất huyện: 308,5 kg/ người/ năm[2; 44].

Bảng 2.2: Thực hiện chế độ khoán mới ở Tứ Xã

Nội dung Năm 1977 Năm 1983 Năm 1985

Diện tích gieo trồng 1.682,767 mẫu 1.602 mẫu 1.730.014 mẫu Tổng sản lượng lương thực 1.230 tấn 2.163 tấn 2.402,545 tấn Đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước 140 tấn 242,192 tấn 357.422 tấn

(Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tứ Xã, Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tứ Xã, tập 2, Phú Thọ 2000, trang 23)

Bảng thống kê nêu trên cho thấy, nhờ thực hiện chế độ Khoán mới, ở Tứ Xã, tuy diện tích gieo trồng không tăng nhiều, (Năm 1985 tăng hơn so với năm 1977 là 2,8%) nhưng tổng sản lượng lương thực tăng nhanh. Nếu năm 1977 tổng sản lượng lương thực cả xã là 1.230 tấn thì đến năm 1985 đã tăng lên 2.402,545 tấn (tăng 95,3%), do đó tổng đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước của toàn xã cũng tăng theo. Năm 1977, Tứ Xã đóng góp nghĩa vụ là 140 tấn thì đến năm 1985 là 357,422 tấn (tăng 155,3%). Có thể khẳng định rằng,

Khoán 100 đã làm thay đổi lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện nói chung và đối với sản xuất nông nghiệp của Tứ Xã nói riêng.

Bảng 2. 3: Diện tích, năng suất sản lượng lương thực trong 2 năm (1981- 1982) của Phong Châu

TT 1981 1982

1 Diện tích gieo trồng (ha) 20.127 19.710 2 Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 18,5 21,5 3 Tổng sản lượng lương thực (tấn) 30.244 33.600

(Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phú,

Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Châu, tập 2, Xuất bản năm 1998, trang 165)

Như vậy, mặc dù diện tích gieo trồng của năm 1982 có giảm hơn năm 1981 là 2,1% nhưng năng suất lúa cả năm 1982 lại tăng hơn 16,2% so với năm 1981. Theo đó, tổng sản lượng lương thực năm 1982 tăng hơn năm 1981 là 11,1%. Trong kết quả chung của toàn huyện, các hợp tác xã Cao Xá, Cao Mại, Hợp Hải, Kinh Kệ đạt năng suất từ 6-7 tấn/ha.

Trong toàn huyện, mỗi vụ có hơn 80% số hộ đạt và vượt khoán. Riêng vụ mùa năm 1985 có 95% số hộ đạt và vượt khoán, năng suất thực tế cao hơn mức khoán từ 10 – 15 lần. Cơ chế khoán mới góp phần chặn đứng xu hướng giảm sút liên tục của sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1976 – 1980 của huyện. Từ năm 1981 – 1985 sản xuất nông nghiệp ở huyện được khôi phục và dần dần ổn định.

Về chăn nuôi, do sản xuất phát triển nên chăn nuôi cũng được tăng cường. Tổng số đàn trâu, lợn, bò, thả cá, huyện Phong Châu đạt 100% chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (12/1979) đề ra cho huyện.

Cụ thể là, tổng đàn lợn là 38.790 con, đàn trâu 7.600 con, đàn bò đạt 6.100 con. Các địa phương trong huyện cũng rất quan tâm đến công tác phòng dịch và chọn giống. Mạng lưới cơ sở thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò, lợn lai kinh tế được mở rộng. Từ năm 1982 trở đi, các hợp tác xã thực hiện khoán đồng bộ các loại cây, con cho hộ gia đình trông nom, chăm sóc.

Phát huy thế mạnh của vùng đồi trung du, Huyện uỷ chú trọng chỉ đạo việc trồng và chăm sóc đồi cây. Khâu trồng rừng cũng đạt chỉ tiêu Đại hội. Đến năm 1985 toàn huyện đã trồng được 303 ha rừng tăng sản, 100 ha rừng tập trung và đầu tư xây dựng được 3 vườn ươm cây có bầu ở 3 xã Tiên Phú, Tiên Kiên, Phú Lộc với 350.000 cây [1; 168].

Tuy đạt được những kết quả đáng mừng nhưng so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần II đề ra về tổng sản lượng lương thực ( 37.000 – 40.000 tấn) huyện chỉ đạt 70%; các hợp tác xã chưa thực hiện được trách nhiệm điều hành tất cả các khâu trong sản xuất, giao cho xã viên tự lo liệu; công tác quản lý đất đai còn lỏng lẻo; người dân còn tự do khai phá đất đồi dẫn đến chặt phá rừng, có nơi nghiêm trọng như các địa phương Liên Hoa, Trung Giáp, Trạm Thản...

Bảng 2. 4: Năng suất lúa của Phong Châu từ 1981 – 1985

TT Năm Năng suất (tạ/ha)

1 1981 18,5

2 1982 21,5

3 1983 22,6

4 1984 23

5 1985 27,93

(Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phú,

Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Châu, tập 2, xuất bản năm 1998, trang 169) Trong quá trình thực hiện Khoán 100, nhân dân Phong Châu đồng thời thực hiện kế hoạch Nhà Nước 5 năm lần 3 (1981 – 1985) và đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Tính đến năm 1985, tổng diện tích gieo trồng đạt 20.606 ha, tăng hơn năm 1984 là 2%. Nếu như năm 1984 tổng sản lượng lương thực quy thóc của toàn huyện là 37.000 tấn thì sang năm 1985 sản lượng đạt 42.555 tấn, riêng thóc là 35.111 tấn (đạt 108,3% kế hoạch). Trong huyện có 12 hợp tác xã đạt năng suất từ 5 - 7 tấn/ha, 5 hợp tác xã đạt từ 7 – 10 tấn ( Cao Xá, Hợp Hải, Sơn Dương, Vĩnh Lại, Kinh Kệ). Đặc biệt, hợp tác xã Cao Xá đạt 10,4 tấn/ha cả năm và nhiều năm liền đạt năng suất cao.

Năng suất lúa cả năm 1985 của huyện đạt 27,93 tạ/ha, bằng 121,4% so với năm 1984 [1; 168].

Do tốc độ tăng sản lượng lương thực hàng năm cao hơn tốc độ tăng dân số, nên số lương thực bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.

Nếu như năm 1976 sản lượng lương thực bình quân đầu người toàn huyện đạt: 150 kg/người/năm, thì đến năm 1985 lên 235 kg/người/năm (tăng 56,67%).

Tuy nhiên nếu so với bình quân năng suất sản lượng lúa của cả nước thì năng suất sản lượng hàng năm của Phong Châu vẫn còn thấp, nhất là năm 1981 mức thấp hơn là 3,5 tạ/ha.

Bảng 2. 5: Năng suất sản lượng lúa cả nước từ năm 1981 – 1985.

TT Năm Năng suất (tạ/ha)

1 1981 22

2 1982 24,7

3 1983 25

4 1984 25

5 1985 28,4

(Nguồn: Chử Văn Lâm, 45 năm kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 354, tháng 11/2007 )

Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân Phong Châu đã đạt được trong giai đoạn 1981 – 1985 là do nhiều nguyên nhân đem lại, trong đó có việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng là nguyên nhân quan trọng. Từ năm 1983 – 1985 Huyện uỷ đã chỉ đạo các hợp tác xã thực hiện Chỉ thị 100 CT/TƯ; củng cố kiện toàn ban quản lí của 31 hợp tác xã, trong đó thay đổi chủ nhiệm 21 hợp tác xã, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ kế toán hợp tác xã trong huyện để thực hiện hạch toán thống nhất 43 tài khoản... Nhờ vậy mà sản

xuất nông nghiệp của huyện trong năm 1981 – 1985 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Qua đó, góp phần khẳng định chủ trương đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, kịp thời.

Tuy nhiên, các hợp tác xã nông nghiệp trong huyện còn tồn tại những thiếu sót là vẫn duy trì chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và nhiều yếu tố của cơ chế quản lí cũ, hợp tác xã vẫn là đơn vị sản xuất kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn 1977 - 1998 (Trang 52 - 62)