Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong xây dựng và phát triển kinh tế Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn 1977 - 1998 (Trang 103 - 109)

- Về công nghiệp:

4.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong xây dựng và phát triển kinh tế Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và nhân dân

Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và nhân dân

nhiều thành tựu trong lao động sản xuất và đời sống xã hội, góp phần đưa nền kinh tế của huyện, nhất là kinh tế nông nghiệp từng bước đi vào thế ổn định và phát triển.

Trong sản xuất nông nghiệp, do xác định nông nghiệp là mặt trận quan trọng hàng đầu của huyện, trên cơ sở vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nên Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã sớm đề ra các nghị quyết, chủ trương cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cũng như tình hình sản xuất của các địa phương trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 1980-1985, dựa trên cơ sở Khoán 100 của Ban Bí thư (1/1981) về thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện cùng với tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ của nhân dân, nền kinh tế- xã hội đã có nhiều bước chuyển biến mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt. Nếu như trong thời kỳ đầu mới thành lập huyện, do còn chịu sự chi phối của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên tình hình sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển của các ngành nghề còn chậm, diện tích gieo trồng và tổng sản lượng lương thực phát triển theo chiều hướng giảm năm sau thấp hơn năm trước. Chẳng hạn, diện tích gieo trồng của năm1978 là 19.221, đến năm 1979 là 18.906 ha. Tương tự, tổng sản lượng quy thóc năm 1980 (22.086 tấn) so với năm 1978 (30.127 tấn) giảm 26,8%. Nền kinh tế yếu kém của những năm cơ chế bao cấp đã dẫn đến cuộc sống khó khăn, bấp bênh của người nông dân, nhiều địa phương trong huyện đã xuất hiện nạn đói. Một trong những nguyên nhân yếu kếm sa sút của kinh tế Phong Châu trong những năm 1978-1980 như đã đề cập là do Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện chưa có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời, còn chậm và bị động, nhất là khâu chỉ đạo chuyển diện tích lúa sang màu khi bị hạn nặng. Thêm nữa tình trạng mô hình hợp tác xã với cơ chế vận hành, cơ chế quản lý ngày càng bộc

lộ những nhược điểm lớn, tình trạng “Rong công phóng điểm” trở thành phổ biến... Tất cả những điều này đã không tạo được động lực cho sản xuất, động lực lao động, không khơi dậy được sự gắn bó, niềm hăng say lao động của người nông dân.

Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phong Châu lần thứ II tháng 5/1980, trên cơ sở của Chỉ thị 100 CT / TƯ, Huyện uỷ Phong Châu ra Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường công tác quản lý hợp tác xã và cải tiến mở rộng việc khoán sản phẩm và phát triển sản xuất nông nghiệp theo tinh thần Chỉ Thị 100 của Trung ương và Nghị quyết của Tỉnh uỷ”. Theo tinh thần đó, Đảng bộ huyện đã xác định phương hướng sản xuất nông nghiệp chung của huyện là: các hợp tác xã sản xuất cây lương thực là chủ yếu, trong đó cây lúa là chính. Xen kẽ vào các thời vụ là cây rau, cây màu: ngô, khoai sắn... . Do sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Huyện uỷ, trong hai năm đầu thực hiện Khoán 100 ở Phong Châu, kết quả sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Tổng sản lượng lương thực cả năm 1981 của huyện tăng 15,89% so với năm 1980 ( 22.086 tấn). Tương tự, đến năm 1984 diện tích gieo trồng là: 1.602 mẫu, đạt tổng sản lượng là: 2.163 tấn (tăng 27,49% so với năm 1977). Đến năm 1985, toàn xã có diện tích gieo trồng là: 1.730,014 mẫu, tổng sản lượng lương thực đã lên tới: 2.402,545 tấn.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Phong Châu đã vận dụng sáng tạo quan điểm đổi mới của Đảng, sớm đề ra mục tiêu kinh tế – xã hội phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương, động viên nhân dân hăng hái tham gia sản xuất và bước đầu đạt được thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Trên cơ sở Nghị quyết 10 (5/4/1988) “Về đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp” của Bộ Chính trị, Huyện ủy Phong Châu đã sớm chỉ đạo các xã và hợp tác xã nông nghiệp trong địa bàn huyện vận dụng hoàn cảnh thực tế thực hiện cơ chế khoán đến các hộ nông dân, chỉ đạo một cách chi tiết, cụ thể

cách giao khoán, sản lượng khoán, cũng như mức nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước. Trên cơ sở của thực hiện Khoán 10, do áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đặc biệt là coi trọng công tác thuỷ lợi, luôn đặt thuỷ lợi đi trước một bước...nên sản xuất nông nghiệp của huyện có những bước tiến nhanh. Từ chỗ tổng sản lượng lương thực quy thóc chỉ đạt 30.127 tấn (1978) đã lên tới 61.884 tấn (1998). Do vậy, bình quân lương thực trên đầu người / năm không ngừng tăng nhanh qua các năm, từ 150 kg/ người / năm (1976) đã tăng lên 535kg / người / năm (1998).

Hình thức sử dụng, quản lí ruộng đất và hình thức tổ chức sản xuất ở Phong Châu có nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Nếu như từ năm 1964 đến năm 1980 đất nông nghiệp được quản lí và điều hành bởi hợp tác xã, người nông dân bị tách khỏi quyền sở hữu ruộng đất thì từ năm 1981 trở đi, quan hệ quản lí và sử dụng ruộng đất nông nghiệp dần dần được thay đổi. Mặc dù, ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng người nông dân đã có quyền tự chủ trong sử dụng ruộng đất. Việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ xã viên với tư cách là chủ thể kinh tế đã phát huy tính tích cực, chủ động của hộ nông dân trong quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế cũng có sự biến đổi tích cực. Trong nông nghiệp, trồng trọt luôn đóng vai trò quyết định, trong đó cây lúa giữ vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh còn có các cây khác: Ngô , khoai, sắn ...được trồng xen vụ nhằm tận dụng sức lao động và sản phẩm dư thừa để cải thiện đời sông nhân dân. Các cây công nghiệp, các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng và ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế.

Không chỉ trồng trọt phát triển mà ngành chăn nuôi cũng có những bước tiến mới. Tổng đàn trâu bò, đàn lợn tăng nhanh qua các năm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành của toàn huyện. Chăn nuôi đang dần khẳng

định vai trò, vị trí của mình trong đời sống kinh tế nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân trong huyện mà còn trở thành nguồn hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, làm tăng thêm nguồn thu nhập của người nông dân.

Các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đang dần phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Chỉ sau 3 năm, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng từ 23,5% ( 1995 ) đã tăng lên 27,87% ( 1998 ); các ngành dịch vụ từ 22,3% (1995 ) tăng 28,17% (1998) ...

Cùng với nhịp độ tăng trưởng về kinh tế, các hoạt động văn hoá- xã hội, giáo dục đã tác động tích cực làm cho bộ mặt nông thôn trong toàn huyện có nhiều biến đổi. Vấn đề việc làm, ổn dịnh và nâng cao mức sống của nhân dân, phát triển dân trí và thực hiện các chính sách xã hội luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể của huyện quan tâm, chú trọng. Vì thế trong những năm 1986 -1998, sự nghiệp văn hoá - xã hội của Phong Châu đã có những chuyển biến rõ rệt theo đường lối đổi mới của Đảng.

Do nền kinh tế có bước phát triển, nhiều ngành nghề và dịch vụ ra đời đã nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, tỷ lệ hộ đói nghèo từ 46,7% ( 1991 ) đã giảm xuống còn 23,7% ( 1995 ) và đến năm 1998 chỉ còn 13,8%. Cũng do bình quân thu nhập trên đầu người của huyện tăng từ 150 kg /người / năm (1976 ) lên 308,5 kg / người / năm (1995 ) và 353 kg /người / năm (1998 ) nên mức sống của nhân dân dần được ổn định, nạn đói dần được giải quyết. Nhân dân bắt đầu có tích luỹ, các tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại được cải thiện và phát triển.

Về sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trên cơ sở của Nghị quyết Trung ương IV, Đảng bộ và chính quyền huyện Phong Châu luôn luôn chú trọng phát triển và đầu tư cho giáo dục. Trong huyện nhiều trường học được xây dựng thêm, nhiều trường đã được trang bị thêm cơ sở vật chất, điển hình như các trường

Supe, trường Giấy Bãi Bằng, trường cấp 1 , 2 Hy Cương... Nhờ đó, chất lượng giáo dục trong toàn huyện được nâng cao, tiêu biểu là trường Mẫu giáo và trường phổ thông cơ sở Cao Xá luôn giữ vững danh hiệu lá cờ đầu của ngành giáo dục tỉnh. Trong toàn huyện, số lượng học sinh đến lớp ngày càng đông khoảng 68% trẻ em và mẫu giáo, 99% mẫu giáo 5 tuổi đến lớp, 98,5% học sinh cấp I , 99% học sinh cấp II được huy động đến trường [26; 3]. Huyện luôn giữ vững và nâng cao chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, mạng luới các trường tiểu học, trung học được sắp xếp lại; công tác tuyển sinh, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; công tác xã hội hoá giáo dục bước đầu đạt kết quả tốt... Huyện uỷ rất quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất trường học. Nếu như năm 1991 trong toàn huyện mới chỉ có 2 trường cao tầng, thì đến năm 1998 đã có 15 trường cao tầng, tạo điều kiện tốt hơn cho việc dạy và học như cá trường ở Thạch Sơn, Phú Hộ, Tiên Kiên, Cao Xá, Vĩnh Lại...

Tuy vậy, công tác giáo dục - đào tạo của huyện cũng không sao tránh khỏi những bất cập và cần phải khắc phục như ngành học mầm non ở nhiều xã chưa được quan tâm đúng mức, điều kiện phục vụ dạy và học ở một số xã còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng dạy và học ở một số trường chưa đáp ứng với nhu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục, nhiều trường chưa phối hợp tốt với đoàn thể, gia đình để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh...

Mạng lưới y tế trong toàn huyện tiếp tục củng cố và phát triển cả về cơ sở vật chất và chuyên môn. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình y tế công đồng thường xuyên được duy trì... Cuộc vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đã góp phần hạ tỷ lệ phát triển dân số từ trên 2% (1991) xuống1,5% (1995)...

Về đời sống văn hoá - xã hội trong huyện cũng có những bước phát triển mới. Nhân dân có ý thức và trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp ý kiến vào các Văn kiện chính trị của Đảng, các dự án Luật, tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các đề án phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn 1977 - 1998 (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)