Đánh giá độ an toàn của cây rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 76 - 80)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thảo luận

4.2.8. Đánh giá độ an toàn của cây rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản

trồng bằng phương pháp thủy canh

Hiện nay trong sản xuất, đặc biệt là các loại rau ăn lá, ngồi năng suất thì vấn đề chất lượng rau và độ an toàn thực phẩm rất được quan tâm. Nếu năng suất rau cao nhưng chất lượng kém sẽ không đảm bảo yêu cầu cũng như sự tin tưởng

của người tiêu dùng. Đồng thời, rau xanh khơng đảm bảo cịn gây nên các tác động tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng.

Đây là mối quan tâm rất lớn của người tiêu dùng, vì nitrat (NO3-) không độc với thực vật nhưng nếu sản phẩm cây trồng được người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, NO3- được khử thành nitrit (NO2-) trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì NO2- dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin - chất gây ưng thư dạ dày. Mặt khác, trong cơ thể người, do sự khử NO3- nhanh hơn sự chuyển đổi NO2- thành ammonia, NO2- nhanh chóng bị tích tụ, gây bệnh Methemoglobinemia, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp. NO2- khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người (Hoàng Xuân Đại, 2015).

WHO khuyến cáo hàm lượng NO3- trong rau không được quá 300mg/kg tươi. Ở nước ta hàm lượng NO3- tối đa cho phép là 600mg/kg tươi (rau gia vị) theo tiêu chuẩn VIETGAP 2008 (Vietnamese Good Agricultural Practices).

Asen (As) có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau. Các ảnh hưởng chính đối với sức khoẻ con người là làm keo tụ protein do tạo phức với asen III và phá huỷ quá trình photpho hố; gây ung thư tiểu mơ da, phổi, phế quản, xoang…

Thuỷ ngân (Hg) có khả năng phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, các hemoglobin, albumin; có khả năng liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh. Trẻ em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật không chủ động. Trong nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào (Nguyễn Thị Kiều Phương, 2010).

Cadimi (Cd) xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thận và xương; gây nhiễu hoạt động của một số enzyme, gây tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối loạn chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim mạch.

Vi khuẩn E.coli gây bệnh rối loạn đường tiêu hóa, các biểu hiện lâm sàng biến động có thể từ nhẹ đến rất nặng, có thể đe dọa mạng sống con người phụ thuộc vào liều lượng, dòng gây nhiễm và khả năng đáp ứng của từng người…

Salmonella gây ra các triệu chứng lâm sàng như tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn; gây bệnh sốt thương hàn.

Coliforms là một thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột ở người, các động vật máu nóng khác và được sử dụng để chỉ thị mức độ vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nước uống,… Khi Coliforms của thực phẩm cao thì khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác cũng cao.

Mặt khác, rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản là rau ăn tươi, chủ yếu là làm gia vị khơng thể thiếu cho các món ăn khơng qua chế biến, do đó độ an tồn của rau là vấn đề đặc biệt quan tâm. Chúng tôi tiến hành gửi mẫu phân tích hóa sinh một số chỉ tiêu về kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản trồng thủy canh. Số liệu phân tích được trình bày trong bảng 4.14.

Bảng 4.14. Kết quả phân tích hàm lượng NO3-, một số kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản

trồng thủy canh Chỉ tiêu đánh giá độ

an toàn của rau gia vị

Mức giới hạn tối đa cho phép theo Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN Rau mè Hàn Quốc thủy canh Rau mùi tàu cao sản thủy canh Đánh giá NO3- (mg/kg) 600 150 505 Đạt As (mg/kg) 1,0 0,065 0,0178 Đạt Cd (mg/kg) 0,1 0,01 0,0426 Đạt Hg (mg/kg) 0,05 0 0,0046 Đạt Pb (mg/kg) 0,3 0,25 0,18 Đạt E.coli (CFU/g) 10 0 0 Đạt Salmonella (CFU/g) 0 0 0 Đạt Coliforms (CFU/g) 2 × 102 1,36 × 100 0 Đạt Trứng giun 0 0 0 Đạt

Chú thích: Hàm lượng các chất tính theo khối lượng tươi của phần ăn được

Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá độ an toàn của rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản trồng thủy canh, chúng tôi nhận thấy kết quả phân

tích đều dưới ngưỡng cho phép rất xa so với mức giới hạn tối đa cho phép theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nơng nghiệp. Kết quả phân tích ở bảng 4.14 cho thấy:

- Dư lượng Nitrat (NO3-) trong sản phẩm rau mè Hàn Quốc (150 mg/kg tươi) và rau mùi tàu cao sản (505 mg/kg tươi) thấp hơn nhiều so với mức giới hạn cho phép (600mg/kg tươi).

- Hàm lượng kim loại nặng (As, Hg, Cd, Pb) trong rau mè Hàn Quốc thủy và rau mùi tàu cao sản thủy canh thấp hơn nhiều lần so với mức giới hạn cho phép, thậm chí trong rau thơm mè Hàn Quốc không phát hiện thấy hàm lượng Pb.

- Rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản thủy canh không hề tồn tại

E.coli, Salmonella và trứng giun, Coliforms ở mức rất thấp (rau mè Hàn Quốc

thủy canh là 1,36 CFU/g) so với mức giới hạn tối đa (200 CFU/g), và không phát hiện thấy Coliforms trong rau mùi tàu cao sản thủy canh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)