Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bằng đèn LED đến sự sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 75 - 76)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thảo luận

4.2.7. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bằng đèn LED đến sự sinh trưởng

và ra hoa của cây rau mè Hàn Quốc trồng thủy canh trong nhà

Trong thí nghiệm này, điều phát hiện đặc biệt là cũng ở chế độ quang chu kỳ ngày ngắn 11 giờ sáng/13 giờ tối nhưng được xử lý quang gián đoạn bằng cách chiếu sáng liên tục 10 giờ và sau đó chiếu bổ sung 1 giờ vào giữa đêm (0 giờ - 1 giờ) thì cây khơng ra hoa (mặc dù tổng lượng thời gian chiếu sáng cũng là 11 giờ). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết quang chu kỳ của sự sinh trưởng ra hoa ở thực vật (Lincol Taiz and Eduardo Zeiger, 2002). Theo học thuyết này, Phytocrom là chất quyết định sự ra hoa ở các thực vật có phản ứng quang chu kỳ. Phytocrom có 2 dạng P730 và P660 chuyển hóa thuận nghịch sang nhau.Trong điều kiện có ánh sáng và ban ngày P660 sẽ hấp thụ ánh sáng 660nm chuyển thành P730 cịn trong điều kiện bóng tối (đêm) P730 sẽ biến đổi dần về P660. Cây ngày ngắn muốn ra hoa được cần giảm thiểu lượng P730 nên cần đêm dài để

biến đổi P730 thành P660. Nếu giữa đêm bị chiếu sáng, P660 sẽ hấp thụ ánh sáng chuyển thành P730 làm tăng hàm lượng P730 cây sẽ khơng ra hoa.

Như vậy có thể hoặc kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày hoặc chiếu sáng vào giữa đêm (quang gián đoạn) đều có thể ngăn cản hiện tượng ra hoa ở cây ngày ngắn, cụ thể ở đây là cây mè Hàn Quốc. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với công bố của Nguyễn Thị Hân và cs. (2016); Đặng Văn Đông và Nguyễn Quang Thạch (2005); Đặng Thị Tố Nga và cs. (2010) khi nghiên cứu áp dụng chiếu sáng quang gián đoạn để ngăn ngừa ra hoa của cây hoa cúc trồng vụ đông nhưng bằng đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.

Những nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, sử dụng quang gián đoạn để điều khiển ra hoa ra (Biondo and Noland, 2006), hay nghiên cứu của Curry and Ervin (2010) với các loài Kalanchoe. Kết quả cho thấy các loài Kalanchoe ra hoa với chu kì chiếu sáng trong ngày từ 9 đến 12 giờ, số lượng hoa giảm khi tăng thời gian chiếu sáng trong ngày từ 12 đến 14 giờ và các lồi này đã khơng hình thành hoa khi sinh trưởng trong điều kiện chu kỳ chiếu sáng 15 giờ.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ cây mè Hàn Quốc không ra hoa (công thức chiếu sáng 14 giờ hoặc công thức chiếu sáng quang gián đoạn 10 giờ + 1 giờ chiếu sáng ngắt quãng giữa đêm) đều có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn hẳn cây ra hoa. Khi khơng hình thành hoa thì tồn bộ sản phẩm quang hợp do cây đồng hóa được sẽ tập trung cho sự phát triển thân lá. Vì thế, năng suất thực thu của lá ở những công thức không xuất hiện hoa (CT2 và CT3) cũng cao hơn hẳn so với công thức 11 giờ chiếu sáng (CT1).

Biện pháp xử lý ánh sáng đèn LED ngăn cản hiện tượng ra hoa cây tía tơ xanh là một giải pháp hữu hiệu, góp phần làm tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng trong vụ đơng. Thời gian chiếu sáng thích hợp nhất để kìm hãm sự ra hoa nhằm tăng năng suất của cây mè Hàn Quốc là kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày (14 giờ chiếu sáng) hoặc có thể chiếu sáng ngắt quãng ban đêm (10 giờ chiếu sáng liên tục + 1 giờ chiếu sáng ngắt quãng giữa đêm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 75 - 76)