Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 43 - 45)

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm SAS 9.1. Sự sai khác giữa các giá trị trung bình của các thông số được đánh giá theo phân tích ANOVA ở mức P < 5%.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ

4.1.1. Nghiên cứu xác định dung dịch dinh dưỡng thích hợp trồng rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản thủy canh Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản thủy canh

Dung dịch dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sinh trưởng và phát triển của cây rau trồng thủy canh. Dung dịch này chứa các nguyên tố đa lượng và vi lượng cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng và năng suất của cây rau. Các loài cây khác nhau có những yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Việc tìm ra loại dinh dưỡng phù hợp nhất đối với một loại cây nhất định sẽ đảm bảo hiệu quả sản xuất đạt cao nhất. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định dung dịch dinh dưỡng thủy canh đến sinh trưởng phát triển và năng suất của rau mè Hàn Quốc và rau mùi tàu cao sản.

 Với rau mè Hàn Quốc thủy canh

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra sinh khối cho cây, nhờ sinh khối này mà cây lớn lên, tích lũy vật chất hữu cơ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chỉ tiêu chiều cao cũng là chỉ tiêu để đánh giá khả năng phát triển của cây trồng trong từng giai đoạn Theo dõi động thái ra lá và tăng trưởng chiều cao của cây mè Hàn Quốc khi trồng trong các dung dịch khác nhau giúp chúng tôi đánh giá được khả năng sinh trưởng qua các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Hình 4.1. Động thái ra lá của rau mè Hàn Quốc trồng bằng các dung dịch khác nhau

Hình 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của rau mè Hàn Quốc trồng bằng các dung dịch khác nhau

Quan sát hình 4.1 và 4.2 ta thấy rõ hơn về ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây mè Hàn Quốc. Các công thức được thể hiện rõ sau 35 ngày sau trồng, đường biểu diễn tăng trưởng số lá và chiều cao ở các công thức tách nhau từ sau 14 ngày sau trồng. Ở công thức 3, từ 21 ngày sau trồng trở đi, ra nhiều lá hơn, nhưng đến 28 ngày sau trồng công thức 2 lại vượt trội hơn hẳn 2 công thức còn lại cả về số lá và chiều cao cây đều được tách biệt rõ rệt. Tăng trưởng mạnh nhất là công thức 2 và công thức 1 tăng trưởng chậm nhất.

Ngoài các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao, số lá, diện tích lá, chỉ số SPAD thì năng suất cũng là kết quả cuối cùng để đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, là điều mà tất cả người sản xuất mong muốn. Kết quả thu được từ các dung dịch dinh dưỡng khác nhau thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của rau mè Hàn Quốc được trình bày ở bảng 4.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mè hàn quốc (perilla frutescens (l ) britton) bằng phương pháp thủy canh (Trang 43 - 45)